480 likes | 1.1k Views
HƯỚNG DẪN THỞ MÁY CHO BỆNH NHÂN ARDS. BS Bùi Nghĩa Thịnh Bộ môn Cấp Cứu Hồi Sức và Chống Độc Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Lịch sử. Chiến tranh thế giới thứ II: “Hội chứng phổi sốc” Trong chiến tranh Việt Nam: “Phổi Đà Nẵng”
E N D
HƯỚNG DẪN THỞ MÁY CHO BỆNH NHÂN ARDS BS Bùi Nghĩa Thịnh Bộ môn Cấp Cứu Hồi Sức và Chống Độc Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Lịch sử • Chiến tranh thế giới thứ II: “Hội chứng phổi sốc” • Trong chiến tranh Việt Nam: “Phổi Đà Nẵng” • Có nhiều tên: Suy phế nang cấp, HC phổi cứng, HC phổi ướt, HC phổi trắng...
Lịch sử • Năm 1967, Ashbaugh quan sát thấy: 12 BN suy hô hấp cấp, tím tái, trơ với ôxy liệu pháp, giảm độ đàn hồi của phổi, X quang có hình ảnh thâm nhiễm bên. Đặt tên: “HC suy hô hấp tiến triển ở người lớn” (Adult Respiratory Distress Syndrome, ARDS)
Lịch sử Năm 1994, hội nghị thống nhất Âu - Mỹ về ARDS: “Hội chứng suy hô hấp cấp tiến tiển” (Acute Respiratory Distress Syndrome, ARDS) Với bản chất: • Tổn thương màng mao mạch phế nang lan toả • Tích tụ các dịch tiết vào trong lòng các phế nang
Sinh bệnh học • Cấu tạo màng mao mạch phế nang • Gồm nhiều lớp, có 2 lớp TB • TB nội mạch mm phổi • TB biểu mô phế nang • TB biểu mô PN gồm 2 loại • TB lát đơn (90%): trao đổi khí • TB trụ, vuông (type II, 10%): sx surfactant, hấp thu nước dịch, biệt hoá tb lát đơn • Surfactant: giúp PN không xẹp thì thở ra và không căng quá thì thở vào Ware LB, Matthay MA, The Acute Respiratory Distress Syndrome, NEJM, 342 (18), 2000,1334-49
Sinh bệnh học • Tổn thương màng mao mạch phế nang • N/nhân từ phía phế nang: viêm phổi, sặc nước, hoá chất.... • N/nhân từ phía mạch máu: NKH, Ricketsia, MOF, viêm tuỵ cấp.... • Cho dù N/nhân từ phía nào: • Khởi động quá trình viêm • Tăng tính thấm màng mao mạch phế nang • Tích tụ các dịch tiết Ware LB, Matthay MA, The Acute Respiratory Distress Syndrome, NEJM, 342 (18), 2000,1334-49
Sinh bệnh học A: màng trong (mũi tên) A, B, C: thâm nhiêm bạch cầu trung tính D: • LC: BC trung tính trong mao mạch • C: mao mạch • BM: màng đáy • EN: TB biêu mô Ware LB, Matthay MA, The Acute Respiratory Distress Syndrome, NEJM, 342 (18), 2000,1334-49
Sinh bệnh học • Hậu quả • Đông đặc: các PN bị đổ đầy các dịch tiết • Xẹp phổi • Surfactant thiếu hụt (chất lượng và số lượng) • Đè ép từ các tạng và phế nang đông đặc bên cạnh • Hấp thu (thở ôxy liều cao kéo dài) • Đông đặc và xẹp phổi làm “tăng shunt trong phổi” gây ra tình trạng giảm ôxy máu trơ
Sinh bệnh học Phổi BN ARDS chia thành 3 vùng: • Vùng còn thông khí • Vùng bị xẹp • Vùng đông đặc Ware LB, Matthay MA, The Acute Respiratory Distress Syndrome, NEJM, 342 (18), 2000,1334-49
Sinh bệnh học • Phục hồi • Sau khoảng 5-7 ngày, BN sẽ chuyển sang gđ phục hồi • Nước dịch sẽ được hấp thu hết (qua tb type II và aquaporin) • Protein được thực bào và hấp thu (bạch mạch) • Khởi động apoptosis các tb trung tính • Các tế bào type II phát triển thành các tế bào lát đơn • Hiện tượng tạo xơ khoảng kẽ, gây nên hiện tượng xơ phổi
Sinh bệnh học Ware LB, Matthay MA, The Acute Respiratory Distress Syndrome, NEJM, 342 (18), 2000,1334-49
Triệu chứng • Lâm sàng • Diễn biến nhanh đột ngột • Thường gặp ở các BN có yếu tố nguy cơ: • Shock nhiễm khuẩn, VTC... (thứ phát) • Viêm phổi, sặc nước... (nguyên phát) • Suy hô hấp tiến triển rất nhanh • Ôxy hoá máu tụt nhanh và trơ
Triệu chứng • X quang • XQ phổi: hình ảnh thâm nhiễm lan toả 2 bên • CT ngực: hình ảnh tổn thương 3 vùng • Xét nghiệm • Khí máu: • PaO2 giảm • Kiềm hô hấp (gđ đầu), Toan hô hấp (gđ sau) • XN khác: phụ thuộc nguyên nhân ARDS
Hình ảnh X quang BN ARDS
Gattinoni L., et al, What has CT taught us about ARDS, AJRCCM, 164, 2001, 1701-1711
Chẩn đoán • Hội nghị thông nhất Âu - Mỹ về ARDS • Khởi phát đột ngột • Giảm ôxy hoá máu kéo dài với: • PaO2/FiO2 < 200: ARDS • PaO2/FiO2 < 300: ALI • XQ có hình ảnh thâm nhiễm 2 bên • ALMM phổi bít < 18 mmHg hoặc không có bằng chứng LS của tăng áp lực nhĩ trái • Kinh nghiệm tại Việt Nam BN có yếu tố nguy cơ (sặc, đuối nước, shock nhiễm khuẩn), SHH cấp, cần nghĩ tới ARDS
ĐIỀU TRỊ • Giải quyết nguyên nhân gây bệnh • Cắt và khống chế được phản ứng viêm tại màng mao mạch phế nang • Chỉ khi nào loại bỏ được nguyên nhân gây ra ARDS mới có thể đưa BN ra khỏi tình trạng suy hô hấp do ARDS. • Biện pháp điều trị • Thông khí cơ học • Các biện pháp khác
THÔNG KHÍ CƠ HỌC TRƯỚC ĐÂY • Thở máy theo công thức thông thường • Vt lớn + PEEP thấp • Vt lớn (10-12ml/kg) • Chấn thương thêm phổi và màng mao mạch phế nang do phế nang giãn quá căng (Vt lớn hơn khả năng tiếp nhận) • PEEP không đủ lớn (5-10 cmH2O) • Các phế nang đóng mở liên tục gây tổn thương vùng bản lề • Chấn thương phổi ở vùng các phế nang xẹp tiếp xúc với các phế nang còn thông khí do “lực xé” (shearing force) =>làm p/ứng viêm tại màng mao mạch phế nang nặng hơn => VÒNG XOẮN BỆNH LÝ
THÔNG KHÍ CƠ HỌC HIỆN NAY Quan niệm (1): "First do no harm" Vt thấp: vừa đủ với khả nặng tiếp nhận của phổi, tránh chấn thương do giãn căng quá mức (lý thuyết phổi nhỏ - baby lung) PEEP đủ cao: • Để giữ ổn định các đơn vị phế nang, các phế nang không bị đóng mở liên tục (lý thuyết chấn thương phổi tại vị trí bản lề) • Các phế nang sau khi mở ra không bị xẹp lại, giảm chấn thương do lực xé gây ra
THÔNG KHÍ CƠ HỌC HIỆN NAY Quan niệm (2): “Open up the lung and keep the lung open" Áp lực cao để mở phổi: huy động các phổi bị xẹp tham gia vào quá trình trao đổi khí • Áp lực cao (40-60 cmH2O) để mở các vung phổi bị xẹp • Làm trong thời gian ngắn (≤ 120 giây) PEEP tối ưu: để giữ cho các phế nang vửa được mở không bị xẹp
THÔNG KHÍ CƠ HỌC HIỆN NAY • “First do no harm”: Vt thấp: có nhiều nghiên cứu • Thành công nhất là nghiên cứu ARMA của ARDSnetwork • Vt =6 mL/kg vs Vt = 12mL/kg (Pplt 30 vs Pplt40) • Cùng cách cài đặt PEEP • Tỷ lệ tử vong giảm đi #23% PEEP cao: hầu hết thất bại • Thất bại lớn nhất là ng/cứu ALVEOLI của ARDSnetwork • Vt = 6mL/kg • 2 mức PEEP khác nhau: PEEP thấp vs PEEP cao • Tỷ lệ tử vong không khác biệt, thậm chí nhóm PEEP cao còn tử vong cao hơn 1 chút
THÔNG KHÍ CƠ HỌC HIỆN NAY • PHÂN TÍCH THẤT BẠI CỦA ALVEOLI: • Nhóm PEEP cao có độ tuổi trung bình và điểm APACHE II lơn hơn nhóm PEEP thấp. • Thay đổi protocol trong quá trình nghiên cứu • Pplateau của nhóm PEEP cao cao hơn Pplateau của nhóm PEEP thấp • Hiệu chỉnh theo tuổi và APACHE II • Tỷ lệ tử vong không khác biệt nhưng ở nhóm PEEP cao thấp hơn chút ít • Nguyên nhân: • PpltPEEP cao>PpltPEEPthấp => giảm hiệu quả của PEEP cao?
HƯỚNG DẪN TKCH THEO ARMA • Đảm bảo ôxy hoá máu (PaO2 từ 55-80, SaO2 từ 88-95) • Sử dụng PEEP: để giảm nhu cầu ôxy (giảm FiO2), tránh xẹp phổi, dồn dịch vào vùng phế nang đông đặc cải thiện ôxy máu. Chú ý tới huyết động của BN • Giảm chấn thương áp lực: Vt thấp (6ml/kg), duy trì Pplat < 30, dùng PEEP phối hợp tránh hiện tượng “bản lề”
HƯỚNG DẪN TKCH THEO ARMA • CÀI ĐẶT BAN ĐẦU • MỤC TIÊU Pplateau =< 30 cmH2O • VC-CMV • Vt 6 mL/kg: bắt đầu 8 mL/kg -> 7mL/kg -> 6 mL/kg • f: theo MV của bệnh nhân (f max 35) • I/E: điều chỉnh để I/E 1/1-1/3 • FiO2/PEEP theo bảng
HƯỚNG DẪN TKCH THEO ARMA • ĐIỀU CHỈNH MÁY THỞ • MỤC TIÊU: Pplateau, pH máu, ôxy hoá máu • Pplateu • Pplateau > 30 • Giảm Vt đi 1 mL/kg duy tri pH > 7,15 (Vt thấp nhất là 4mL/kg) • Điều chỉnh tần số để có được MV không đổi I/E 1/1-1/3 • Pplateau < 30 (Vt < 6 mL/kg & Pplateau =< 25 cmH2O) • Tăng Vt lên 1 mL cho tới tối đa là 6 mL/kg • Điều chỉnh tần số để có được MV không đổi I/E 1/1-1/3
HƯỚNG DẪN TKCH THEO ARMA • ĐIỀU CHỈNH MÁY THỞ • pH: 7,30-7,45 • pH > 7,45 • Giảm tần số • pH từ 7,3-7,45 • Giữ nguyên thông số • pH từ 7,15-7,3 • Tăng tần số cho tới tối đa hoặc PaCO2<25 • Truyền HCO3 khi f đã tới tối đa hoặc PaCO2 < 25 • pH < 7,15 • Truyền HCO3, tăng Vt lên 1mL/kg (chấp nhận Pplateau > 30)
HƯỚNG DẪN TKCH THEO ARMA • ĐIỀU CHỈNH MÁY THỞ • Oxy hoá máuPaO2 55-80 mmHg, SpO2 88-95% • Ưu tiên PaO2 • Sử dụng bảng phối hợp • Thử nghiệm tăng PEEP (mức tăng 2 cmH2O tối đa 34) • CAI THỞ MÁY • Cai khi FiO2 40 và PEEP bằng 5 • PS/CPAP
THÔNG KHÍ CƠ HỌC HIỆN NAY • “Open up the lung and keep the lung open”: • Thủ thuật huy động phế nang (recruitment maneuver) • Dùng áp lực cao để mở phổi xẹp • Các cách tiến hành: • CPAP – sustain pressure: 40cmH2O trong 40 giây • PC với PC = 20, PEEP 40, trong 120 giây. • Còn đang nghiên cứu • Các kết quả bước đầu hứa hẹn nhiều thành công • Cải thiện oxy máu rất nhanh • Không có biến chứng về chấn thương áp lực • Có rối loạn nhịp chậm • Không giữ được oxy máu ổn định
THÔNG KHÍ CƠ HỌC HIỆN NAY • Phân tích thất bại: • Đều mở được phổi những không tránh được phổi xẹp trở lại • Các nghiên cứu trên thường dùng lại mức PEEP trước thủ thuật • AMATO: stepwise recruitment manuever + optimal PEEP • Tìm mức áp lực tối ưu để mở được > 95% thể tích phổi • Tăng dần áp lực đỉnh 40-50-60 cmH2O • Sử dụng chỉ số PaO2 + PaCO2 > 400mmHg để chỉ điểm phổi được mở > 95% • Tìm PEEP tối ưu để giữa phổi được mở: • Tìm từ cao xuống thấp (25-23-21………5-3-1) • Dựa vào độ nở của phổi để xác định thời điểm xẹp phổi xảy ra • Tiến hành mở phổi bằng áp lực mở tối ưu sau đó đặt PEEP bằng PEEP tối ưu, giảm Vt hoặc PC xuống để Pplateau < 30cmH2O
THÔNG KHÍ CƠ HỌC HIỆN NAY • AMATO: stepwise recruitment manuever + optimal PEEP • Tiến hành thông khí cơ học trong vòng 48 giờ không giảm PEEP • Nếu tình hình cải thiện sẽ giảm: • FiO2 xuống tới 30% • Giảm PC hoặc PS sau (khi sử dụng PCV hoặc PSV) • PEEP giảm cuối cùng • Tiến hành rút ống khi PEEP giảm còn 12cmH2O • Kết quả bước đầu: hiệu quả tốt • Nhưng phức tạp khó làm
THÔNG KHÍ CƠ HỌC HIỆN NAY • Cách làm biến thể • Đặt FiO2 = 100% • Huy động với PCV với PIP đạt 60cmH2O • Đặt PEEP 16-18 (tùy trung tâm) • Giảm PC xuống 14-12, duy trì Pplat < 30cmH2O • Giảm FiO2 dần dần về 30% • Thông khí trong vòng 48 giờ • Giảm PS hoặc PC về 5cmH2O (NKQ số 8) hoặc 8cmH2O (NKQ số 7) • Giảm PEEP dần về 5 cmH2O • Rút NKQ
Điều trị • CÁC BIỆN PHÁP KHÁC: • Thông khí nhân tạo tần số cao • APRV • ECMO • Thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp • Thông khí nhân tạo với I/E đảo ngược • Thông khí nhân tạo qua nước (perfluorocarbon)
Điều trị khác • Cân bằng nước dịch • Để BN hơi khô (cân bằng dịch âm): hạn chế dịch truyền hoặc dùng lợi tiểu • Ở BN huyết động không ổn định: vẫn cần truyền dịch và thuốc vận mạch để đảm HA • Chú ý tới chức năng thận • Thuốc: • An thần và giãn cơ: được sử dụng trong giai đoạn cấp để đảm bảo cho BN thở theo máy • Corticoid: hiện tại liều cao trong giai đoạn đầu (<5 ngày) cho kết quả âm tính. Có thể có giá trị ở giai đoạn muộn
Điều trị khác • Thuốc (tiếp) • Albuterol: giảm tính thấm màng mao mạch phế nang, khởi động quá trình phục hồi sớm hơn • Surfactant: có thể cải thiện CN phổi, không cải thiện tiên lượng ở BN ARDS do NKH. Các chế phẩm mới đang NC • Nitric oxide: cải thiện ôxy hoá máu do cải thiện tỷ số V/Q. Không cải thiện được tiên lượng. • Sivelestat: ức chế men elaspase của bạch cầu trung tính (đang n/c)
Biến chứng • Viêm phổi bệnh viện • Tràn khí màng phổi • Suy đa tạng • Xơ phổi
Tiên lượng • Tỷ lệ tử vong cao 30-50% • Tỷ lệ tử vong của ARDS có suy đa tạng là 75-80% • Hầu hết các BN thoát ARDS đều phục hồi tốt. • Chức năng phổi phục hồi chủ yếu trong 3 tháng đầu, nhưng cũng có thể tiếp tục tới 6 hay 12 tháng