270 likes | 465 Views
TRUỜNG ĐẠI HỌC SỰ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐỊA LÝ – LỚP K32B . ĐỀ TÀI :. RÁC THẢI! MỐI HIỂM HỌA CỦA TP.HCM. GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Liên GV.Nguyễn Xuân Bắc SVTH: Nhóm SAOPHALE9_ Địa 3B. Khái niệm, chức năng, phân loại MT và TNTN. Mối quan hệ giữa MT với TNTN và KT - XH.
E N D
TRUỜNG ĐẠI HỌC SỰ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINHKHOA ĐỊA LÝ – LỚP K32B ĐỀ TÀI: RÁC THẢI! MỐI HIỂM HỌA CỦA TP.HCM GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Liên GV.Nguyễn Xuân Bắc SVTH: Nhóm SAOPHALE9_ Địa 3B
Khái niệm, chức năng, phân loại MT và TNTN Mối quan hệ giữa MT với TNTN và KT - XH Vị trí của TP. Hồ Chí Minh Chúng ta cần phải làm gì để MT tốt đẹp hơn? Hiện trạng rác thải ở TP.HCM Mối quan tâm và đề xuất của nhóm NOÄI DUNG CHÍNH
Khái niệm, chức năng của MT A. Khái Niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới sản xuất sự tồn tại phát triển của con người và tự nhiên. (luật bảo vệ môi trường VN-1994). B. Chức Năng: • Là không gian sống của con người. • Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. • Là nơi chứa các chất phế thải do con người tạo ra.
Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên. A. Khái Niệm: Là các thành phần tự nhiên mà ở trình độ nhất định sự phát triển lực lượng sản xuất. Chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. B.Phân Loại: TNTN bao gồm: TN có thể hao kiệt hoặc không bị hao kiệt.
Tài nguyên được phân loại như thế nào? Sơ đồ phân loại TNTN
Mối quan hệ giữa môi trường với TNTN và KT - XH • Kinh tế phát triển thì mức độ ô nhiễm MT càng tăng (công nghiệp phát triển), khả năng khai thác TNTN ngày càng lớn. • Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nước, không khí, rác thải… Mà ô nhiễm từ rác thải là một trong những vấn đề cấp bách ở TP hiện nay vì: Ô nhiễm rác thải làm đất đai nông nghiệp bị thu hẹp, tăng diện tích đất hoang hóa, làm tăng chi phí xử lí rác thải.
Ô nhiễm từ rác thải sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân cư TP. Làm mất đi cảnh quan sinh thái và mỹ quan của TP. Thu gom rác và xả rác Công nhân thu gom rác SV lại xả rác
Vị trí của TP. Hồ Chí Minh • Tp. Hồ Chí Minh nằm ở vùng Đông Nam Bộ giáp với một số tỉnh sau: • Phía Bắc và Đông Bắc: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. • Phía Tây và phía Nam: Tây Ninh, Tiền Giang, Long An. • Phía Đông: Biển Đông. • Tp. HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có dân số đông và nền kinh tế rất phát triển. Luôn là đầu tàu kinh tế trong vùng và cả nước. GDP tăng cao, chất luợng cuộc sống của người dân tốt…
Hiện trạng môi trường rác thải ở Tp.HCM • Theo số liệu từ Sở Giao thông Công chính, lượng rác thu gom ở Tp. HCM bình quân ngày có trên 6.010 tấn, trong đó rác sinh hoạt là 4.936 tấn, rác xây dựng là 1.069 tấn, rác y tế là 5,5 tấn và các rác khác (năm 2008). • Trong số này chưa có số chính thức về rác công nghiệp, nhưng tính sơ bộ cũng phải 1.000 tấn ngày, trong đó có khoảng 20% rác có tính chất độc hại.
Thu gom rác trên đường phố Bãi rác Phước Hiệp đang quá tải. Chật chội, nước đọng thường xuyên trên lối đi vào chợ “Tàn dư” của rau, củ, quả… vừa đầy chợ.
Ngoài ra các chất thải từ các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu đưa về thành phố xử lí vì ở đây chưa có năng lực giải quyết. Các chất nguy hại phát sinh từ các hoạt động thương mại, dịch vụ đến nay vẫn chưa xử lý được. • Hiện nay TP chưa có một hệ thống nhà máy đáp ứng được yêu cầu xử lý công nghiệp. Chất thải nguy hại đang đổ xuống từng ngày từng giờ.
Như vậy: chất thải là toàn bộ vật chất được con người loại bỏ trong hoạt động sản xuất và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Rác tập trung xung quanh khu dân cư Đô thị. Tân Kỳ - Tân Quý
Rác thải sinh ra từ đâu? • Từ các khu dân cư: Nó là chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ. VD: bao ni lông, vật liệu cũ… • Từ các công trình công cộng (trường học, trạm y tế…): đồ chơi, nhựa, ống tiêm, bao tay, bông băng… • Từ các trung tâm thương mại: vỏ bao bì, hộp catton…
Từ dịch vụ đô thị: Ở các sân bay như: vỏ đồ hộp… • Từ hoạt động công nghiệp: Công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế biến thực phẩm… • Từ hoạt động công nghiệp xây dựng: Rác từ các công trình thi công, các trang thiết bị nội thất.. Rác điện tử
Sự tác động của chất thải nguy hại đến môi trường như thế nào? • Ô nhiễm nước (từ các kênh, rạch, sông) do lưu trữ lâu dài không được kiểm soát, chôn lấp tại chỗ (các vùng trũng, các bãi rác chưa được xử lý). • Ô nhiễm đất: Với một lượng rác vừa phải thì môi trường đất có khả năng tự làm sạch. Ngược lại với lượng rác khổng lồ thì sẽ làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng.
C Á C K Ê N H Đ Ô T H Ị • Ô nhiễm môi trường không khí: Chất khí bắt nguồn chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp của nhà máy, các khu công nghiệp. • Do ở trạng thái rắn, lỏng, khí, chất thải nguy hại khi tiếp xúc với môi trừơng đều gây ô nhiễm và có tác hại rất lớn sức khỏe con người khi tiếp xúc nó.
Chúng ta cần phải làm gì? • Để có MT tốt đẹp hơn, nhóm chúng tôi nói riêng và các bạn nói chung phải có ý thức trong việc xử lý rác thải. • Tổ chức cho nhóm đi tuyên truyền trong khu dân cư về tác hại của rác thải và hướng dẫn cách xử lí. • Nếu bạn là giáo viên cần phải tổ chức cho HS của mình các cuộc thi tìm hiểu về MT thông qua các hình thức như đóng kịch, đố vui, hát, đọc thơ, thảo luận giữa các tổ, tổ chức đi khảo sát thực tế, đến những nơi ô nhiễm ở TP.
Nhóm chúng tôi rất quan tâm đến các công ty xử lý rác thải ở TP. Vì nó đang còn yếu kém và đang báo động về khối lượng lớn rác thải mà các xí nghiệp này chưa đủ sức để xử lý. Bãi rác Phước Hiệp – Củ Chi
Trong gia đình, người lớn phải có ý thức xả rác đúng nơi quy định để làm gương cho các em ngay từ buổi đầu. • Ngoài ra, chúng tôi cũng hết sức quan tâm về vấn đề giáo dục ngay từ đầu về việc bảo vệ MT cho các em thiếu nhi, học sinh và sinh viên trong nhà trường.
Một số đề xuất của nhóm. • Nhà nước cần phải ban hành những luật bảo vệ môi trường, nghiêm khắc xử lí những hành vi vi phạm của người dân và các đơn vị xí nghiệp. • Cần tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Cụ thể là đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học, cấp ngành, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cần tăng cường đào tạo cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực quản lí rác thải. Tăng cường vốn đầu tư cho việc xử lí rác thải. • Thu hút vốn, mua sắm trang thiết bị của nước ngoài. • Tiến hành củng cố xây dựng mới mở rộng các cơ sở xử lí rác thải.
Phải có chính sách ưu tiên đãi ngộ đối với những người tham gia vào quá trình thu gom xử lí rác thải. • Cần có mối liên hệ giữa sở tài nguyên môi trường với các doanh nghiệp đã phối hợp với nhau trong xử lí rác thải một cách nhịp nhàng.
Như vậy: “Làm thế nào để môi truờng được tốt đẹp hơn?” Đó là:mỗi chúng ta, ai cũng phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ MT. Cần phải tìm hiểu sự tác hại của rác thải gây ô nhiễm MT. • Trong mọi lúc mọi nơi, chúng ta không nên xả rác bừa bãi, tiến hành thu gom rác thải xung quanh nhà ở của mình đang ứ đọng . • Cần vận động tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tham gia các chiến dịch: Chủ nhật xanh, giữ gìn mĩ quan đô thị…
TÀI LIỆU THAM KHẢO • Môi trường và phát triển bền vững – Ths. Nguyễn Văn Thành –NXB.ĐHSPTP.HCM • Địa lý đô thị - TS.Phạm Thị Xuân Thọ - NXB.ĐHSPTP.HCM • Địa lý các tỉnh và thành phố VN – Lê Thông –NXB Giáo dục. • Địa lý kinh tế đại cuơng – Nguyễn Minh Tuệ - NXB Giáo dục. • Vietbao.vn • Vnexpress.net • Tin247.com • Vietnamnet.vn • Thanhnien.net
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÓM CHÚNG TÔI! Thành viên của SAOPHALE9_ Địa 3B Đào Thị Thành Lê Thị Nha Trang Nguyễn Văn Tới Thổ Thị Hiền Võ Duy Luân