220 likes | 398 Views
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA XÃ HỘI NHÂN VĂN. DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ VIỆT NAM II TÊN ĐỀ TÀI TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC NHÓM 4 - LỚP K5_VIỆT NAM HỌC NĂM HỌC:2008 - 2009. THÀNH VIÊN. Nguyễn Thị Nhàn Nguyễn Công Huân Nguyễn Thị Hoa Mai Đặng Thị Hồng Thơm
E N D
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGKHOA XÃ HỘI NHÂN VĂN DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ VIỆT NAM II TÊN ĐỀ TÀI TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC NHÓM 4 - LỚP K5_VIỆT NAM HỌC NĂM HỌC:2008 - 2009
THÀNH VIÊN • Nguyễn Thị Nhàn • Nguyễn Công Huân • Nguyễn Thị Hoa Mai • Đặng Thị Hồng Thơm • Đỗ Thị Thanh • Hà Thị Loan
ĐẶT VẤN ĐỀ: Tài nguyên đất ở trung du miền núi phía bắc có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng nói riêng và của nước ta nói chung.
Vị trí địa lí TDMNPB ĐIỆN BIÊN
II. NỘI DUNG 1.Khái quát Các loại đất ở trung du miền núi phía bắc gồm:Đất Feralit đỏ vàng, đất phù xa cổ, đất Feralit trên núi đá vôi, Feralit nâu đỏ.Feralit biến đổi do trồng lúa.Ở trung du miền núi phía bắc đất Feralit chiếm diện tích lớn nhất *Sự hình thành của đất Feralit ở TDMNPB Ở miền nhiệt đới nhiệt độ cao độ ẩm lớn, sinh vật phong phú thuận lợi cho phá hủy đá gốc và khoáng vật làm cho kháng nguyên sinh và kháng thứ sinh bị phá hủy giải phóng oxit sắt Al, Si…Kết quả làm cho trong đất chỉ còn lại 1 số khoáng vật nguyên sinh bền vững.Quá trình Feralit hóa sẽ tạo nên đất Feralit - Loại đất đặc trưng ở vùng trung du miền núi phía bắc nước ta
2.Vai trò của đất đối với sự phát triển kinh tế của vùng. Với sự đa dạng và phong phú của các loại đất nên vùng có thể phát triển đầy đủ các loại hình kinh tế. 2.1.Nông nghiệp: 2.1.1.Trồng trọt: Phát triển trồng các loại cây lương thực như: lúa, ngô, sắn Bảng lương thực bình quân đầu người qua các năm(kg/người)
Phát triển các loại cây công nghiệp như: bông, cà phê và đặc biệt là chè rất nổi tiểng ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.v.v Tình hình sản xuất Chè ở 1 số tỉnh trọng điểm ở TDMNPB năm 2003
- Vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La. Chè
Trong vùng còn phát triển các loại cây dược liệu,trồng rau,cây cảnh. • Nhin chung sản lượng lương thực thực phẩm còn thấp canh tác chủ yếu vào nước trời, tình trạng quảng canh, đất bị sói mòn, tài nguyên cạn kiệt nên đời sống của người dân còn khó khăn. • 2.1.2.Chăn nuôi: • Nhờ có nhiều đồng cỏ tự nhiên lại có nguồn màu lương thực phong phú nên vùng có thể phát triển chăn nuôi các loại gia súc như: trâu, bò, dê, ngựa…
2.1.3.Lâm nghiệp: Ở vùng có diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tỉ lệ cao nhưnng nhờ biện pháp giao đất giao rừng cho các hộ nông dân nên nghề rừng từng bước trở thành ngành kinh tế sinh thái Tình hình sản xuất nông nghiệp ở TDMNPB qua các năm
2.1.4.Sản xuất thủy sản: Nhờ có mạng lưới sông suối hồ chứa nước, các daỉi đất nước mặn, nước lợ ven biển nên vùng có thế mạnh phát triển các nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
2.2.Công nghiệp: Trong lòng đất có rất nhiều loại khoáng sản như: sắt, mangan, thiếc, đồng, chì, kẽm…nên vùng có thể phát triển các ngành công nghiệp như:hóa chất, cơ khí chế tạo, cơ khí sửa chữa, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng Giá trị sản lượng công nghiệp ơ TDMNPB qua các năm (đơn vị tỉ đồng(
2.3.Dịch vụ: Ở trung du miền núi phía Bắc có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt phát triển đảm bảo cho quá trình luân chuyển hàng hóa giữa nước ta với các tỉnh trong vùng và Trung Quốc. Mạng lưới bưu chính viễn thông có bước tiến vượt bậc, hoạt động xuất nhập khẩu cũng phát triển. Du lịch: tiêu biểu cho tiềm năng du lịch là vịnh Hạ Long, Sa pa, hồ Ba Bể, hang Pácbó, Điện Biên Phủ, các vườn quốc gia Hoàng Liên, Xuân Sơn, Bái Tử Long…
3. Thực trạng sử dụng đất ở trung du miền núi phía Bắc. 3.1. Ở vùng Đông Bắc: Quỹ đất có khả năng sử dụng là 5 tr.ha trong đó nông nghiệp là 1 tr.ha, lâm nghiệp là 4 tr.ha hiện đã sử dụng2.4 tr.ha chiếm 48% so với tiềm năng. Diện tích vùng có thể mở rộng là 2.6 tr.ha. 3.2. Ở vùng Tây Bắc: Đất nông nghiệp chiếm 9,92%. Đất lâm nghiệp chiếm 13,18%. Đất chuyên dùng chiếm 1,75%. Đất chưa sử dụng chiếm 75,13%.
4.Hướng sử dụng: Đất ở trung du miền núi phía Bắc nghèo chất dinh dưỡng dễ bạc màu, dễ phong hóa.Diện tích đất hoang hóa còn nhiều. Dân cư ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người phân bố không đồng,có nhiều hình thức kinh tế lạc hậu còn tồn tại như:du canh du cư,phá rừng lam rẩy gây nên tình trạng đất trống đồi núi trọc dẩn đến tình trạng đất bị bạc màu,rứa trôi ngày càng tăng.do vậy cần phải có chiến lược thích hợp để cái tạo đât:bón phân,cuốc sới giúp đất tơi xôp.nâng cao trình độ dân trícho đồng bào dân tộcđể có cách bảo vệ tài nguyên đất
III.Kết luận: Như vậy tài nguyên đất ở trung du miền núi phía bắc có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng nói riêng và của nước ta nói chung
Nhìn lại quá trình thực hiện dự án chúng em nâng cao được hiểu biết về vốn đất và vai trò của đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng TDMNPB Tuy nhiên vốn đất ở đây được đưa vào sử dụng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng.Vì vậy chúng em mong các cấp chính quyền sẽ có những biện pháp thích hợp để sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài nguyên này. Qua quá trình thực hiện dự án chúng em đã biết thêm được nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học và nâng cao được vốn hiểu biết của bản thân. Chúng em thấy thêm yêu và gắn bó với vùng đất này.Chúng em mong muốn sau khi ra trường sẽ được đóng góp công sức của mình cho quê hương đất nước.