310 likes | 487 Views
Giới thiệu tổng quan dự án “Phát triển CNTT&TT ở Việt Nam”. Ban Điều phối Dự án Bộ Bưu chính Viễn thông 9/2005. Nội dung trình bày. Căn cứ Mục tiêu dự án Phạm vi, quy mô và nội dung dự án Tổ chức thực hiện Chuẩn bị triển khai. Căn cứ.
E N D
Giới thiệu tổng quan dự án “Phát triển CNTT&TT ở Việt Nam” Ban Điều phối Dự án Bộ Bưu chính Viễn thông 9/2005
Nội dung trình bày • Căn cứ • Mục tiêu dự án • Phạm vi, quy mô và nội dung dự án • Tổ chức thực hiện • Chuẩn bị triển khai
Căn cứ • Văn bản số 224/CP-QHQT ngày 18/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) do Ngân hàng thế giới tài trợ. • Quyết định số 553/QĐ-BBCVT ngày 15/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông phê duyệt Dự án hỗ trợ kỹ thuật: Tư vấn chuẩn bị cho dự án “Phát triển CNTT&TT ở Việt Nam” • Quyết định số 777/QĐ-TTg ngày 10/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án “Phát triển CNTT&TT tại Việt Nam” • Biên bản đàm phán Hiệp định Tín dụng Phát triển giữa Ngân hàng Nhà nước với Ngân hàng Thế giới về dự án được thể hiện trong tờ trình Thủ tướng số 981/NHNN-HTQT ngày 6/9/2005
Mục tiêu dự án • Hỗ trợ lãnh đạo và phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) • Xây dựng Chính phủ điện tử ở cấp TW, chính quyền điện tử ở cấp địa phương • Hỗ trợ xây dựng năng lực về CNTT&TT • Giải quyết một số vấn đề về chính sách bưu chính, viễn thông và CNTT
Các đơn vị tham gia dự án • Bộ Bưu chính Viễn thông • Tổng cục Thống kê • UBND Tp. Hà Nội • UBND Tp. Đà Nẵng • UBND Tp. Hồ Chí Minh Bộ BCVT là đơn vị điều phối dự án tổng thể
Bộ Bưu Chính Viễn thông (Đơn vịđiều phối dựán - PCU) Bộ BCVT Tổng cục Thống kê UBNN Tp. Hà Nội UBNN Tp. Đà Nắng UBNN Tp. Hồ Chí Minh Các đơn vị tham gia dự án
Mục tiêu của tiểu dự án Bộ BCVT • Hỗ trợ triển khai Chiến lược quốc gia về CNTT&TT • Tối ưu hóa và tin học hóa hệ thống quản lý CNTT&TT, phát triển dịch vụ công trực tuyến • Nâng cao năng lực quản lý • Hoàn thiện chính sách và môi trường pháp lý
Mục tiêu của tiểu dự án TCTK • Tăng cường chất lượng, minh bạch và kịp thời • Hiện đại hóa hệ thống thống kê • Cải thiện luồng dữ liệu, hoạt động phân tích thống kê và phân phối thông tin và dữ liệu
Mục tiêu của các tiểu dự án Tp. Hà Nội, Tp. Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh • Phát triển chiến lược, lộ trình, thiết kế kiến trúc CNTT • Củng cố và phát triển CSHT cơ bản cho các dịch vụ công • Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích phát triển CNp CNTT&TT • Nâng cao trình độ kỹ năng CNTT&TT
Lịch trình giải ngân Đơn vị: nghìn USD
Mô hình tổ chức quản lý dự án • Dự án bao gồm 5 tiểu dự án hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về mục tiêu, tiến độ và kết quả triển khai dự án (mô hình phi tập trung) • Bộ BCVT thành lập một cơ quan điều phối dự án (PCU). Cơ quan điều phối dự án là cơ quan chỉ đạo dự án nói chung và giám sát 5 đơn vị thực hiện dự án • Dự án xác định một cơ chế làm việc phối hợp giữa các đơn vị thực hiện dự án (PIU) để đảm bảo sự đồng bộ và đạt các mục tiêu tổng thể bên cạnh các mục tiêu riêng của từng tiểu dự án.
Chính phủ Việt Nam WB Ban chỉ đạo dự án Giám đốc PCU Điều phối của các tiểu dự án Ban chỉ đạo PIU (nếu thích hợp) Giám đốc PIU Phụ trách hợp phần Phối hợp PIU với PCU PIU
Chuẩn bị triển khai dự án • Các đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi để trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt • Một số đơn vị đã ra quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi • Chuẩn bị huấn luyện các cán bộ phụ trách mua sắm, quản lý dự án và tài chính
Tiến độ thực hiện dự án • Dự án thực hiện trong 5 năm (2006-2010) với tổng mức đầu tư khoảng 107 triệu USD • Dự kiến tháng 11/2005, Chính phủ sẽ ký Hiệp định Tín dụng Phát triển (DCA) với Ngân hàng Thế giới. • Dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới nên quá trình thực hiện sẽ thực hiện theo hình thức đấu thầu.
Tác động của dự án đối với sự phát triển KTXH của Việt Nam • Dự án là một đầu tư lớn vào lĩnh vực CNTT&TT làm động lực của sự phát triển kinh tế. CNTT&TT tác động lên sự tăng trưởng kinh tế, lên năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. • Dự án tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp phần mềm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia. • Dự án sẽ giúp cho viêc quản lý điều hành chính phủ tốt hơn, thông qua xây dựng CPĐT người dân và các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi ích. • Dự án nâng cao nhận thức của xã hội đối với CNTT&TT. CNTT&TT sẽ được áp dụng trên nhiều lĩnh vực đem lại hiệu quả KTXH.
Tác động của dự án đối với sự phát triển CNTT&TT • Bộ BCVT thông qua dự án sẽ nâng cao được năng lực quản lý điều hành • Một đội ngũ khoảng 400 CIO sẽ được đào tạo làm nòng cốt cho việc xây dựng và phát triển CNTT&TT trên quy mô cả nước • Một mô hình kiến trúc tổng thể CPĐT được rút ra từ dự án sẽ là một hướng dẫn tốt cho viêc xây dựng chính quyền điện tử. • Một số chuẩn ứng dụng sẽ đươc đề xuất để đảm bảo tính tương thích, tính kế thừa và tính độc lập công nghệ.
Tác động của dự án đối với sự phát triển CNTT&TT • Hệ thống thống kê được nâng cấp đảm bảo phục vụ tốt hơn các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp • Các dịch vụ công ở cấp thành phố được triển khai sẽ từng bước hoàn thiện CPĐT nâng cao năng lực quản lý điều hành • Các ứng dụng CNTT&TT sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội và phát triển công nghiệp CNTT, công nghiệp nội dung và tăng khả năng đóng góp vào tăng GDP của CNTT&TT
Tác động của dự án đối với sự phát triển CNTT&TT • Các thành phố có điều kiện xây dựng kiến trúc tổng thể cho các ứng dụng CNTT, nâng cấp được CSHT kỹ thuật, cơ sở dữ liệu đảm bảo cho các ứng dụng trực tuyến • Các chính sách về CNTT&TT sẽ được đề xuất cho phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho các DN Việt Nam có cơ hội phát triển • Dự án cũng giúp đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý dự án giỏi, đủ khả năng làm chủ các dự án phức tạp về CNTT&TT