210 likes | 514 Views
CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA THÂM CANH. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Phát triển nuôi thủy sản ở ĐBSCL. Nghề nuôi cá Tra ở ĐBSCL đang phát triển mạnh cả về diện tích lẫn mức độ thâm canh.
E N D
CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA THÂM CANH Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Phát triển nuôi thủy sản ở ĐBSCL • Nghề nuôi cá Tra ở ĐBSCL đang phát triển mạnh cả về diện tích lẫn mức độ thâm canh. • Năm 2007, diện tích nuôi cá Tra thâm canh tăng 5.600 ha với sản lượng khoảng 1,5 tấn (http://www.stp.gov.vn)
Một số vấn đề phát sinh trong nuôi cá Tra • Môi trường nuôi bị xấu dần • Chất thải bị tích tụ • Dịch bệnh phát sinh liên tục
Dinh dưỡng tích lũy trong nước Độ đục: Độ đục vượt quá giới hạn về chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản, 100 NTU(Theo Boyd, 1998)
Dinh dưỡng tích lũy trong nước TSS: TSS cuối vụ nuôi vượt quá giới hạn mức B của TCVN 5942:1995 (100 mg/L) và Mức F1 của TCVN 6984:2001 (90 mg/L) Không được phép thải ra sông có Q<200m3/s
Dinh dưỡng tích lũy trong nước TAN: TAN cao hơn 1,5 mg/L, NH3 có thể vượt mức B của TCVN 5942:1995 và TCVN 5945:1995 (1 mg/L) khi pH>9 vào giữa trưa Không được phép thải ra khu vực nước dùng cho mục đích sinh hoạt
Dinh dưỡng tích lũy trong nước Nitrate: Nitrate cuối vụ nuôi vượt quá giới hạn chất lượng nước dùng cho nuôi trồng thủy sản, 10 mg/L (Boyd,1998) Nitrate trong ao nuôi cá Tra thâm canh cao hơn gấp 10-15 lần so với ao nuôi thủy sản khác
Dinh dưỡng tích lũy trong nước Chlorophyll-a: Chlorophyll-a hầu như vượt quá giới hạn chất lượng nước dùng cho nuôi trồng thủy sản, 200 g/L (Boyd,1998) Nước ao bị ô nhiễm muối dinh dưỡng hòa tan.
Dinh dưỡng tích lũy trong nước TN: TN cuối vụ nuôi vượt quá mức A của TCVN 5945:2005 Nước ao nuôi không được thải vào khu vực nức dùng cho mục đích sinh hoạt.
Dinh dưỡng tích lũy trong nước TP: TP từ giữa vụ đã vượt giới hạn chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản (0,5 mg/L) TP cuối vụ nuôi vượt quá mức C của TCVN 5945:2005 và TCVN 6984:2001 (8 mg/L) Nước ao nuôi không được thải trực tiếp ra sông rạch.
Dinh dưỡng tích lũy trong bùn đáy Tỉ lệ tích lũy vật chất hữu cơ, TN và TP trong bùn đáy ao cá Tra thâm canh rất cao, gấp 5-6 so với bùn đáy của sông Cửu Long Tì lệ tích lũy TP trong bùn đáy ao nuôi cá Tra thâm canh cao hơn so với mức tích lũy TN.
Cân bằng dinh dưỡng trong nuôi cá Tra (Tính trên 1 ha)
Cân bằng dinh dưỡng trong nuôi cá Tra Để sản xuất 1 kg cá cần cung cấp 988 g vật chất khô ( chứa 870 g chất hữu cơ) Cá tích lũy 290 g vật chất khô (chứa 264 g chất hữu cơ) và thải ra môi trường 698 g vật chất khô (chứa 606 g chất hữu cơ).
Cân bằng dinh dưỡng trong nuôi cá Tra Để sản xuất 1 kg cá cần cung cấp 37,17 g N và 8,48 g P Cá tích lũy 17,41 g N và 2,17 g P, thải ra môi trường 19,36 g N và 6,31 g P
Cân bằng dinh dưỡng trong nuôi cá Tra • Sản lượng cá Tra năm 2007 ước tính là 1,5 triệu tấn, vậylượng chất thải tương ứng thải ra môi trường khoảng: • 1 triệu tấn vật chất khô, trong đó chứa • 900.000 tấn chất hữu cơ • 29.000 tấn N • 9.500 tấn P
Cân bằng dinh dưỡng trong nuôi cá Tra • Khoảng 10% lượng chất thải hòa tan vào trong nước và 90% lắng thụ trong bùn. • Như vậy, ước tính trong năm 2007 nghề nuôi cá Tra đã thải ra môi trường khoảng: • 250-300 triệu m3 nước thải • 8-9 triệu tấn bùn thải
Một số vấn đề cần lưu tâm • Hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra thâm canh rất cao, vượt giới hạn về chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản. • TSS và TP hầu như vượt mức B và cuối vụ nuôi thì vượt mức C của TCVN 5945:2005 và vượt mức F1 - Q>200m3/s của TCVN 6984:2001. • Hàm lượng hữu cơ TN và TP trong bùn rất cao, lượng chất thải rất lớn.
Một số vấn đề cần lưu tâm • Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cần thực hiện: • Nghiên cứu đánh giá sức tải của môi trường • Quy hoạch vùng nuôi hợp lý • Xây xựng các quy trình nuôi sạch,xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường xung quanh.
CẢM ƠN SỰ CHỊU ĐỰNG CỦA QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU! THANKS FOR YOUR TOLERANCE!