140 likes | 645 Views
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM. NHỮNG HẠN CHẾ VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU. Ts. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng Tr ưởng Bộ Môn Kỹ thuật Canh tác Viện Cây ăn quả miền Nam.
E N D
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMVIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM NHỮNG HẠN CHẾ VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU Ts. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng Trưởng Bộ Môn Kỹ thuật Canh tác Viện Cây ăn quả miền Nam
Thanh long (Hylocereus undatus) là loại cây ăn quả xuất khẩu có tiềm năng và mang lại lợi ích kinh tế cao. Theo số liệu thống kê năm 2012, ước tính diện tích trồng thanh long của cả nước vào khoản trên 25.000 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận (20.000ha), Tiền Giang (3.000ha) và Long An (2.700ha). Ngoài ra, thanh long còn được trồng ở Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau và một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng đã trồng thanh long nhưng quy mô nhỏ, diện tích không đáng kể (dưới 10%) so với 3 tỉnh dẫn đầu là Bình Thuận, Tiền Giang và Long An 1. Đặt vấn đề
Các thị trường nhập khẩu nhiều thanh long Việt Nam như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Thailand và Singapore. Gần đây, Thailand là nước nhập khẩu tái xuất đáng kể thanh long Việt Nam. Hồng Kông là thị trường nhập khẩu lớn nhất thanh long từ Việt Nam cho tiêu dùng và tái xuất. Các nước/vùng nêu trên là các thị trường truyền thống, đồng thời là cửa ngõ cho thanh long Việt Nam bước ra thị trường thế giới. Trong năm 2008-2009, Viêt Nam đã thành công khi được Hoa Kỳ chấp thuận nhập khẩu một số mặt hàng nông sản và thị trường này trong đó có trái thanh long
Sản lượng xuất khẩu thanh long Việt Nam lớn nhất thế giới hiện nay, 5 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu thanh long đạt 120,6 nghìn tấn với kim ngạch đạt 78,9 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và 24,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012 (Thông tin thương mại Bộ Công thương, năm 2012-2013).
Nghề trồng thanh long ở nước ta rất triển vọng, nhiều nông dân trở nên giàu có nhờ trồng thanh long, thanh long đã trở nên nổi tiếng với thương hiệu thanh long Việt Nam. Tuy nhiên để ngành thanh long ở nước ta phát triển bền vững có giá trị hàng hóa lớn cần phải khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình sản xuất, cần có những nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và có chiến lược vươn ra thị trường khó tín có giá trị cao bên cạnh những thị trường dễ tính hiện có.
2.Các nghiên cứu bước đầu đạt được trên thanh long Trong năm 2008, đột phá của ngành cây ăn trái là trái thanh long đã được xuất tươi vào Mỹ, đây là một việc rất khó, vì thị trường Mỹ là thị trường khó tính. Xuất được do nỗ lực của nhiều người, nhiều đơn vị, trong đó Viện đã góp phần hướng dẫn nhà vườn trồng thanh long ở Bình Thuận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP năm 2006, 2007. Thanh long Chợ Gạo đạt VietGAP năm 2012, Thanh long Long An đạt GlobalGAP năm 2013
2.Các nghiên cứu bước đầu đạt được trên thanh long Nghiên cứu ứng dụng đèn compact thế hệ mới để xử lý ra hoa nghịch vụ trên thanh long nhằm tiết kiệm điện (năm 2011-2012) Xử lý thanh long ra hoa nghịch vụ bằng biện pháp thắp đèn cho thanh long giúp thanh long ra hoa trong vụ nghịch với số lượng hoa ra nhiều và tập trung. Sử dụng bóng đèn 100W để thắp sáng cho thanh long với thời gian thắp đèn ít nhất 4 giờ liên tục 10-18 đêm mới tạo được sự cảm ứng ra hoa cho thanh long. Trong tình hình thiếu điện trầm trọng như hiện nay thì việc sử dụng bóng đèn compact tiết kiệm điện, có độ bền cao hơn thay thế bóng đèn sợi đốt là điều cần thiết. Một số nghiên cứu dùng bóng đèn compact 20 - 26 W ánh sáng vàng thay cho bóng đèn sợi đốt truyền thống để xử lý thanh long ra hoa trái vụ
Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại bóng đèn khác nhau đến hiệu quả xử lý ra hoa nghịch vụ trên thanh long ruột trắng. Xử lý ra hoa thanh long bằng đèn compact thay thế đèn bóng tròn
- Việcsửdụngbóngđèn compact thếhệmớiđểxửlýrahoanghịchvụtrênthanh long đãmạnglạihiệuquả tốt so với bóng đèn sợi đốt truyền thống. - Lượngđiệnnăngmàloạibóngđènnàytiêuthụchỉbằng 1/4 - 1/3 so vớiloạibóngđènsợiđốttruyềnthống. - Nếuchúngtasửdụng 1000 bóngđèn compact và 1000 bóng đèn truyền thống đểxửlýnghịchvụthìsau 3 đợtxử lý đèn số tiền từ tiết kiệmđiện khi sử dụng bóng đèn compact đã đủđểbùlạiphầntiềnchênhlệch do muabóngđèn. Hơnnữanếutínhthêm chi phíhạbìnhđiệnthìviệcsửdụngbóngđèn compact thaythếbóngđènsợiđốtrấtcóhiệuquả. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, chúng ta cần có những nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của bước sóng đến sự ra hoa trên thanh long (giảm số giờ chiếu, giảm công suất trên mỗi bóng đèn) sẽ tiết kiệm lượng lớn điện năng tiêu thụ trong xử lý ra hoa trái vụ trên thanh long
Những hạn chế về lĩnh vực kỹ thuật canh tác trong sản xuất thanh long -Việc lạm dụng phân hóa học, bón phân không đúng cách, đặc biệt là phân đạm hóa học là nguyên nhân làm gia tăng dư lượng nitrate trong nước quả, làm giảm chắc và độ ngọt trái, ảnh hưởng đến bảo quản và vận chuyển. -Trong quá trình canh tác thiếu phân hữu cơ, bón nhiều phân hóa học làm đất dễ bạc màu, không cân đối dinh dưỡng cho thanh long, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. -Mặt khác vấn đề sử dụng phân chuồng tươi (phân gà) bón trực tiếp cho cây còn khá phổ biến; chưa có biện pháp đồng bộ xử lý cành thanh long thải bỏ sau khi tỉa từ đó gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm khó đạt chất lượng an toàn;
-Trong quá trình xông đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ chủ yếu sử dụng đèn dây tóc (một số ít sử dụng đèn compact) từ đó không những làm tăng chi phí trong sản xuất mà còn là vấn đề nan giải của ngành điện. -Các dụng cụ tỉa cành, thu hoạch, vận chuyển trái từ vườn,… còn thô sơ, năng suất thấp. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất và phẩm chất trái thanh long đạt chất lượng cao, đáp ứng thị trường nội tiêu và xuất khẩu là điều rất cần thiết sớm được thực hiện
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp sản xuất quả thanh long đạt năng suất và chất lượng cao (tỷ lệ quả có phẩm chất cấp cao lên 10- 15%, độ ngọt tăng 1,5 - 2%, độ chắc thịt quả và màu sắc vỏ quả bóng, đẹp) • - Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng giúp thanh long đạt năng suất và chất lượng cao • - Ứng dụng hoạt chất kích kháng sinh học an toàn Oligochitosan vào giai đoạn cận thu hoạch nhằm tăng tính kích kháng, tính chống chịu bệnh trên thanh long • - Nghiên cứu xử lý ra hoa bằng các loại đèn compact có bước sóng liên quan đến sự ra hoa thanh long với mục đích tăng tỷ lệ ra hoa thanh long tương đương với đèn nông dân đang ệm sử dụng đồng thời tiết kiệm điện • - Cải thiện hệ thống trồng theo cách mới (trồng theo hàng), tăng mật độ cây so với trước đây giúp tăng năng suất (60 -80 tấn/ha) như ở Đài Loan đã làm (Viện cũng đang hợp tác với New Zealand thực hiện việc cải thiện hệ thống trồng nhằm nâng cao năng suất, dễ dàng quản lý sâu bệnh hại, bón phân tưới nước...)