910 likes | 1.18k Views
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA ĐỊA LÍ. MÔN: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÁC PTDH. SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ. GVHD: TS. Nguyễn Văn Luyện ThS. Hà Văn Thắng SVTH: Nhóm 4 – Địa 3B. Thành viên nhóm. K’ HÀNH H’ LUYÊN NGUYỄN NGỌC NĂM H’ CHOAI NIÊ LƯƠNG THANH TÂM
E N D
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCMKHOA ĐỊA LÍ MÔN: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÁC PTDH SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ GVHD: TS. Nguyễn Văn Luyện ThS. Hà Văn Thắng SVTH: Nhóm 4 – Địa 3B
Thành viên nhóm • K’ HÀNH • H’ LUYÊN • NGUYỄN NGỌC NĂM • H’ CHOAI NIÊ • LƯƠNG THANH TÂM • LỤC THỊ THU THẢO • THÂN THỊ THỦY
NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ (SLTK) 1. Khái niệm SLTK 2. Vai trò của SLTK 3. Phân loại SLTK II. MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG SLTK. 1. Thu thập SLTK. 2. Xử lý SLTK. 3. Phân tích SLTK. 4. Thể hiện SLTK.. III. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SLTK TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1. Sử dụng SLTK trong khâu chuẩn bị bài. 2. Sử dụng SLTK trong khi tiến hành trên lớp. 3. Sử dụng SLTK trong hướng dẫn làm bài tập và bài thực hành. 4. Sử dụng SLTK để đánh giá, kiểm tra kiến thức và kỹ năng. 5.Rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết báo cáo về một số vấn đề Địa lí KT – XH. 6. Cách làm cho học sinh ghi nhớ những số liệu cần thiết. IV. KẾT LUẬN
I. KHÁI QUÁT VỀ SLTK • Khái niệm SLTK Theo tác giả Nguyễn Trọng Phúc:"Thống kê học là khoa học nghiên cứu mặt số lượng của hiện tượng, những quy luật của đời sống kinh tế xã hội trong mối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong những điều kiện, địa điểm và thời gian nhất định" . Những số liệu về tình hình sản xuất, sản phẩm, sản lượng, tài nguyên, dân cư, tình hình phát triển nông – công nghiệp... là những số liệu thống kê.
3.1. Số liệu riêng biệt - Số liệu dùng riêng rẽ để cụ thể hóa một số đối tượng địa lý nào đó về mặt số lượng Ví dụ: Khi trình bày diện tích lãnh thổ nước ta 331.212 km2 ( SGK Địa lí 12 – trang 13) sẽ làm cho học sinh nhận định bước đầu về qui mô lãnh thổ và diện tích của nước ta so với một số nước khác.
a.Số liệu tuyệt đối Ví dụ: Năm 2004, Hoa Kỳ có tới 6,43 triệu km đường ô tô.(SGK Địa lí lớp 11, trang 41, ban cơ bản). 3.1. Số liệu riêng biệt b. Số liệu tương đối Ví dụ: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kỳ năm 2004 là 0,6% (SGK Địa lí 11, trang 39, ban cơ bản)
3.2. Bảng số liệu • Mục đích : Việc đưa các số liệu vào bảng là muốn đặt các số liệu có liên quan với nhau ở vị trí gần nhau để người đọc dễ dàng nhận xét, so sánh, từ đó rút ra được những kết luận có căn cứ về các hiện tượng và quá trình địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội.
3.2. Bảng số liệu a. Bảng số liệu đơn giản b. Bảng số liệu phức tạp
a. Bảng số liệu đơn giản • Là bảng gồm có nhiều số liệu nhưng trong đó chỉ nói về một nội dung. Ví dụ: Bảng mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006 ( SGK địa lý lớp 12, trang 69). ( Đơn vị: người/ km2)
b. Bảng số liệu phức tạp Là bảng gồm có nhiều số liệu, chia ra nhiều đề mục có quan hệ với nhau hoặc bao gồm nhiều đề mục khác nhau tính theo thời gian.
Ví dụ: Bảng cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế (giá thực tế) (SGK địa lý 12, trang 84). Đơn vị %
II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG SỬ DỤNG SLTK • Thu thập SLTK 1.1. Mục đích Phục vụ cho bài giảng Thu thập SLTK Luôn phải kiểm tra tính chính xác
1.2. Các nguồn thu thập SLTK - Từ niên giám thống kê • - Tổng cục thống kê, Bộ ngoại giao… • Vd: http://www.gso.gov.vn • Thư viện quốc gia: http://nlv.gov.vn/nlv/ Các trang web - Niên giám thống kê các tỉnh… Vd: http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn Ấn phẩm
Ấn phẩm niên giám thống kê của Tổng cục thống kê TP. Đà Nẵng Ấn phẩm niên giám thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam Nguồn: http://nhasachhanoi.com/product/?ID=TPro&IDG=57&IDT=196
1.2. Các nguồn thu thập SLTK • Báo chí, tập san • Phương tiện thông tin đại chúng…
2. Xử lí số liệu Số liệu 1 Xử lí sơ bộ Số liệu 2 Thu thập SLTK Phân loại Xử lí Số liệu 3 Đưa vào bảng số liệu Số liệu n Phân tích SLTK
3. Phân tích SLTK 3.1. Ý nghĩa Truyền đạt tri thức Phân tích SLTK Giáo viên Rút ra kết luận Phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng bộ môn
3. Phân tích SLTK 3.2. Quy trình hướng dẫn học sinh phân tích SLTK • Bước 1: Xác định mục đích phân tích • Bước 2: Đánh giá số liệu • Bước 3: Phân tích (so sánh, đối chiếu các số liệu, sử dụng một số phép toán đơn giản để rút ra những nhận xét cần thiết)
3. Phân tích SLTK 3.2. Quy trình hướng dẫn học sinh phân tích SLTK • Bước 4: Thể hiện các SLTK (lập bảng, biểu thống kê, xây dựng đồ thị thống kê, xây dựng bản đồ... bằng các phương tiện hiện đại) • Bước 5: Nêu kết luận về giá trị của nó đối với việc thực hiện nội dung bài.
Ví dụ: Số liệu: Dân số Trung Quốc năm 2005 là 1303,7 triệu ngừơi, chiếm 1/5 dân số thế giới. Phân tích: Bước 1: Mục đích - Số liệu này làm rõ đặc điểm dân cư của Trung Quốc là nứơc đông dân nhất thế giới. - Qua đó nêu lên mối liên hệ giữa đặc điểm dân cư và sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia này.
Bước 2: Đánh giá số liệu thống kê. Số liệu về dân số Trung Quốc được lấy từ SGK Địa lí 11. Bài 10: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc). Đã được tác giả chọn lọc, biên soạn theo nội dung cụ thể nên thích hợp với nội dung bài, chất lượng đáng tin cậy.
Bước 3: Phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu. Theo số liệu thống kê năm 2005 thì dân số Trung Quốc đông nhất thế giới với 1,3 tỉ ngừơi, thứ hai là Ấn Độ với 1,1 tỉ, thứ 3 là Hoa kì với 296 triệu người.
Biểu đồ thể hiện diện tích của Trung Quốc so với thế giới Bước 4: Thể hiện số liệu
Bước 5: Kết luận Dân số đông đem lại cho Trung Quốc: - Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Nguồn lao động đông kết hợp với giá nhân công rẻ đã tạo nên sức cạnh trạnh về các mặt hàng của TQ trên thị trường thế giới.
Khó khăn: Gây sức ép cho nền kinh tế, xã hội, môi trường (giải quyết việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế, tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, ô nhiễm môi trường…)
4. Thể hiện SLTK 4.1. Lập bảng SLTK 4.2. Chuyển số liệu thành biểu đồ
4.1. Lập bảng SLTK Việc sắp xếp các SLTK vào trong một bảng thích hợp sẽ nói rõ các đặc trưng tổng hợp của nhiều hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội.
4.1. Lập bảng SLTK Chứng minh, minh họa trong quá trình giải thích Bảng số liệu Đạt hiệu quả cao khi dùng làm phương tiện hướng dẫn
4.1. Lập bảng SLTK Sản xuất điện năng của thế giới thời kì 1950 – 2003 Nguồn: bài 45 – trang 158 SGK Địa lí 10 ban nâng cao Ví dụ: Khi minh họa cho sự phát triển sản lượng điện thế giới chúng ta có thể sử dụng số liệu riêng biệt : - Năm 1950: Sản lượng điện thế giới là 967 tỉ kwh - Năm 2003: 14851 tỉ kwh Song ta cũng có thể sắp xếp thành bảng sau:
4.1. Lập bảng SLTK Vận dụng các thao tác tư duy Mối liên hệ tìm ra Học sinh Bảng số liệu Nguyên nhân Phân tích, so sánh, đối chiếu Giữa các SV – HT, sự phát triển…
Gía trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm Đơn vị: tỉ USD Nguồn: bài 9 – trang 84 SGK Địa lí 11 ban cơ bản GV hướng dẫn cho học sinh cách khai thác bảng này phục vụ cho phần xuất, nhập khẩu của Nhật Bản
4.1. Lập bảng SLTK Phân tích, nhận xét Học sinh Giáo viên Hướng dẫn Bảng số liệu Kiến thức đã học • Xuất siêu, nhập siêu, cán cân xuất nhập khẩu. • Nhật Bản là nước xuất siêu hay nhập siêu
4.2. Chuyển số liệu thành biểu đồ • Những số liệu khi được trực quan hóa thành biểu đồ bao giờ cũng có tính trực quan làm cho học sinh tiếp thu tri thức dễ dàng hơn, tạo hứng thú trong học tập. • Yêu cầu học sinh vẽ được biểu đồ là một nội dung không thể thiếu khi làm bài tập và bài thực hành.
III. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SLTK TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ • Sử dụng SLTK trong khâu chuẩn bị bài. 1.1 Lựa chọn số liệu: Tìm số liệu điển hình, đúng trọng tâm, cần thiết và phù hợp với mục đích của bài, của một nội dung…
Khi giảng bài 5: Một số vấn đề ở Châu Phi: Để làm rõ hơn về một số vấn đề dân cư và xã hội ở Châu Phi GV có thể sử dụng bảng 5.1 Bảng 5.1 Một số chỉ số về dân số - năm 2005 SGK Địa lí 11 – bài 5 tiết 1
Xử lí số liệu: làm tròn số hoặc trực quan hóa thành biểu đồ, đồ thị, đưa lên bản đồ… 1.1 Lựa chọn số liệu
Đỉnh Everest 8848m Hình 10.1. Địa hình và khoáng sản Trung Quốc, SGK Địa lí 11, ban cơ bản
1.2. Hình dung trước cách sử dụng số liệu • Ví dụ: • Khi nghiên cứu về dân số của Trung Quốc, nếu chỉ minh họa cho số dân của đất nước này thì chỉ cần đưa số liệu là 1,3 tỷ người (đầu năm 2005). • Nếu muốn để học sinh thấy được tốc độ phát triển dân số của Trung Quốc, giáo viên cần đưa ra một vài số liệu các năm như: • 1970: 776 triệu người, 1995: 1.221 triệu người, 1997: 1.236 triệu người, 1999: 1.259 triệu người, 2005: 1.306 triệu người.
Nếu cần cho học sinh thấy được sự phân bố dân cư không đều ở các vùng của Trung Quốc, có thể cho học sinh sử dụng bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc. Học sinh tự khai thác và rút ra những kết luận cần thiết. Hình 10.4 – trang 89- SGK Địa lí 11 ban cơ bản
1.3. Dự kiến trước các phương tiện dạy học có SLTK (biểu, bảng, băng video, chương trình trên máy tính) Chủ động khi sử dụng Chuẩn bị trước các bảng số liệu, biểu đồ… Tránh được sai sót Giúp giải quyết đúng trọng tâm nêu ra
2. Sử dụng SLTK trong khi tiến hành bài trên lớp. 2.1. Ghi các số liệu trên bảng hoặc vẽ trước trên giấy (bảng số, biểu đồ, bản đồ…). - Số liệu riêng biệt cần nhớ: viết phấn khác màu. - Các biểu đồ, bản đồ: vừa vẽ vừa hướng dẫn cách thể hiện, tốt nhất là chuẩn bị trước ở nhà.
a. Số liệu dùng để minh họa 2.2. Sử dụng số liệu trong bài giảng với mục đích khác nhau b. Số liệu cần khắc sâu cho học sinh c. Số liệu dùng cho học sinh tư duy
2.2. Sử dụng số liệu trong bài giảng với mục đích khác nhau a. Số liệu dùng để minh họa • Bài 24 (Địa lí 10, ban cơ bản), khi trình bày về Đô thị hóa hiện nay trên thế giới, GV có thể đưa ra hàng loạt các con số về dân số các thành phố lớn trên thế giới: Tp New York: 16,1 triệu dân (1990) lên 21 triệu dân (2000), năm 2006: nội thành là 18,498 triệu dân… Để chứng minh cho hiện tượng dân số thành thị ngày càng tăng.
b. Số liệu cần khắc sâu cho học sinh 2.2. Sử dụng số liệu trong bài giảng với mục đích khác nhau Để học sinh hiểu rõ sự vật hiện tượng Giáo viên Mở rộng khái niệm theo sơ đồ
Khi phân tích về giá trị sản lượng ngành Nông nghiệp của Hoa Kỳ năm 2004.
2.2. Sử dụng số liệu trong bài giảng với mục đích khác nhau Thường là các biểu đồ, đồ thị hay các biểu đồ đã đưa lên bản đồ thể hiện sự phân bố. c. Số liệu dùng cho học sinh tư duy
c. Số liệu dùng cho học sinh tư duy. Tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2005. Nguồn: Bài 8 – trang 68 SGK Địa lí 11 ban cơ bản.
Dựa vào hình 8.6, hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga. Nêu nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng đó? Bài 8: Liên Bang Nga (tiếp theo), SGK Địa lí 11