1 / 30

C1: TỔNG QUAN VỀ C++

C1: TỔNG QUAN VỀ C++. Giới thiệu về ngôn ngữ C++ Cấu trúc một chương trình C++ Cách viết một chương trình Câu chú thích Hàm main. 1. Giới thiệu về ngôn ngữ C++. Ngôn ngữ C được phát minh trước 1970 bởi Dennis Ritchie Ngôn ngữ cài đặt hệ thống cho hệ điều hành Unix

elita
Download Presentation

C1: TỔNG QUAN VỀ C++

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. C1: TỔNG QUAN VỀ C++ Giới thiệu về ngôn ngữ C++ Cấu trúc một chương trình C++ Cách viết một chương trình Câu chú thích Hàm main Chương 1: Tổng quan C++

  2. 1. Giới thiệu về ngôn ngữ C++ • Ngôn ngữ C được phát minh trước 1970 bởi Dennis Ritchie • Ngôn ngữ cài đặt hệ thống cho hệ điều hành Unix • C++ dựa trên ngôn ngữ lập trình C • C++ được phát minh bởi Bijarne Stroustroup, bắt đầu năm 1979 • Phiên bản thử nghiệm, phiên bản thương mại • Các chuẩn ngôn ngữ C++ hiện tại được điều khiển bởi ANSI và ISO Chương 1: Tổng quan C++

  3. Lập trình hướng đối tượng • Đặt trọng tâm vào đối tượng và không cho dữ liệu chuyển động trong hệ thống. • Phân tích bài toán thành các thực thể gọi là đối tượng. Xây dựng các hàm xung quanh đối tượng đó. • Dữ liệu của đối tượng chỉ có thể truy nhập được bởi các hàm của đối tượng. Chỉ có một số hàm của đối tượng này gọi thực hiện các hàm của đối tượng khác, biểu thị sự trao đổi thông báo giữa các đối tượng. Chương 1: Tổng quan C++

  4. Đối tượng A Đối tượng A Dữ liệu Dữ liệu Các hàm Các hàm Đối tượng A Dữ liệu Các hàm Mô phỏng Chương 1: Tổng quan C++

  5. Đặc trưng của lập trình hướng đối tượng là • Tập trung vào dữ liệu hay hàm. • Chia chương trình thành các đối tượng. • Dữ liệu được thiết kế sao cho đặc tả được đối tượng. • Các hàm được xây dựng trên các vùng dữ liệu của đối tượng và được gắn liền với nhau trên cấu trúc dữ liệu đó. • Dữ liệu được bao bọc, che dấu không cho các hàm ngoại lai truy nhập. • Các đối tượng trao đổi thông báo với nhau thông qua các hàm. • Dữ liệu và các hàm dễ dàng bổ sung vào đối tượng. • Chương trình được thiết kế theo kỹ thuật botom up. Chương 1: Tổng quan C++

  6. 2. Cấu trúc một chương trình C++ • Các chỉ thị tiền xử lý • Định nghĩa kiểu dữ liệu • Khai báo các prototype • Khai báo các biến toàn cục • Chương trình chính • Cài đặt các hàm Chương 1: Tổng quan C++

  7. a) Các chỉ thị tiền xử lý • Khai báo: #include <tên tập tin thư viện> #define <khai báo> • Ý nghĩa: Chỉ thị 1: Nhằm gộp vào nội dung của các tập tin cần có (header file). Chỉ thị 2: Được sử dụng trong các tập tin thư viện (header file) đã được định nghĩa trước đó. Chương 1: Tổng quan C++

  8. a) Các chỉ thị tiền xử lý (tt) alloc.h Liên quan đến quản lý bộ nhớ dos.h Hàm về thời gian io.h Vào/ra cấp thấp graphics.h Liên quan đến đồ họa stdlib.h Cấp phát bộ nhớ stdio.h Các hàm vào/ra chuẩn iostream.h Hàm liên quan cin, cout ctype.h Hàm về chuyển đổi ký tự conio.h Các hàm vào/ra trong chế độ DOS math.h Các hàm toán học dấu chấm động string.h Hàm về xâu ký tự #include <Têntậptin> #include <iostream.h> Chương 1: Tổng quan C++

  9. stdio.h hoặc iostream.h (C++) • Tập tin định nghĩa các hàm vào/ra chuẫn (standard input/output). • Gồm các hàm in dữ liệu (printf())/cout, nhập giá trị cho biến (scanf())/cin, nhận ký tự từ bàn phím (getc()), in ký tự ra màn hình(putc()), nhận một dãy ký tự từ bàn phím (gets()), in ký tự ra màn hình(puts()), xóa vùng đệm bàn phím (fflush()), fopen(), fclose(), fread(), fwrite(),getchar(), putchar(), getw(), putw()… Chương 1: Tổng quan C++

  10. conio.h • Tập tin định nghĩa các hàm vào ra trong chế độ DOS (DOS console). • Gồm các hàm clrscr(), getch(), getche(), getpass(), cgets(), cputs(), putch(), clreol(),… Chương 1: Tổng quan C++

  11. math.h • Tập tin định nghĩa các hàm tính toán • Gồm các hàm abs(), sqrt(), log(). log10(), sin(), cos(), tan(), acos(), asin(), atan(), pow(), exp(),… Chương 1: Tổng quan C++

  12. alloc.h • Tập tin định nghĩa các hàm liên quan đến việc quản lý bộ nhớ. • Gồm các hàm calloc(), realloc(), malloc(), free(), farmalloc(), farcalloc(), farfree(),… Chương 1: Tổng quan C++

  13. io.h • Tập tin định nghĩa các hàm vào ra cấp thấp. • Gồm các hàm open(), _open(), read(), _read(), close(), _close(), creat(), _creat(), creatnew(), eof(), filelength(), lock(),… Chương 1: Tổng quan C++

  14. graphics.h • Tập tin định nghĩa các hàm liên quan đến đồ họa. • Gồm initgraph(), line(), circle(), putpixel(), getpixel(), setcolor(), … Chương 1: Tổng quan C++

  15. b) Định nghĩa kiểu dữ liệu • Phần này không bắt buộc. • Dùng để đặt tên cho một kiểu dữ liệu nào đó để gợi nhớ hay một kiểu dữ liệu của riêng mình dựa trên các kiểu dữ liệu đã có. • Cú pháp: typedef <tên_cũ> <tên_mới>; • Ví dụ: typedef int SoNguyen; /*Kiểu SoNguyen là kiểu int*/ Chương 1: Tổng quan C++

  16. c) Khai báo các prototype (nguyên mẫu hàm) • Tên hàm, các tham số, kiểu kết quả sẽ trả về, … của các hàm. • Phần này không bắt buộc. • Phần này chỉ là các khai báo đầu hàm, không phải là phần định nghĩa hàm. Chương 1: Tổng quan C++

  17. d) Khai báo các biến toàn cục • Phần này không bắt buộc. • Phần này khai báo biến sử dụng cho cả chương trình (biến toàn cục). Chương 1: Tổng quan C++

  18. e) Chương trình chính • Phần này bắt buộc phải có. • Cú pháp: <kiểu_dữ_liệu_trả_về> main(đối số) { Các khai báo cục bộ trong hàm; return <kết_quả_trả_về>; } Chương 1: Tổng quan C++

  19. f) Cài đặt các hàm • Cú pháp: <kiểu_dữ_liệu_trả_về> function1(các tham số) { Các khai báo cục bộ; Các câu lệnh dùng để định nghĩa hàm; return <kết_quả_trả_về>; } Sẽ đề cập rõ hơn trong chương Hàm Chương 1: Tổng quan C++

  20. 3. Cách viết chương trình • Mỗi câu lệnh trên 1 dòng • Kết thúc lệnh có dấu chấm phảy “;” • Các lệnh cùng nhóm phải thẳng hàng theo chiều dọc • Đặt tên chương trình gợi nhớ • Nên có thêm dòng chú thích • Cần viết cấu trúc tổng quát trước (với từng lệnh) Chương 1: Tổng quan C++

  21. Các bước khi viết chương trình • Bước 1: Thảo chương trình • Bước 2: Dịch (Gọi chương trình Compiler để dịch file chương trình thành các file mã máy). • Bước 3: Chạy và thử kết quả Chương 1: Tổng quan C++

  22. Bước 1: Cần thực hiện theo trình tự sau: • Tóm tắt bài toán (Nhập gì?; Thuật toán?; Xuất gì?) • Viết mã giã • Thảo chương trình Chương 1: Tổng quan C++

  23. Bước 2: • Nếu có lỗi thì sửa ngay • Đọc kỹ câu lệnh • Kiểm tra cấu trúc, biến, hàm • Một số lỗi hay gặp: • Thiếu chỉ thị • Chưa định nghĩa biến; sai tên biến • Sai giá trị của biến khi tính biểu thức hoặc gọi hàm • Thiếu cặp dấu { và } bao các đoạn lệnh • Thiếu dấu ; Chương 1: Tổng quan C++

  24. Bước 3: • Kiểm tra tính đúng – sai: • Cần nhập các giá trị đặc biệt để kiểm tra • Cần nhập nhiều bộ giá trị • Nếu cần sửa thuật toán theo hướng: • Gọn, dễ hiểu • Vét cạn các trường hợp Chương 1: Tổng quan C++

  25. Lưu đồ Bắt đầu Viết chương trình; sửa lỗi Biên dịch Có lỗi cú pháp Chạy thử Có lỗi giải thuật Kết thúc Chương 1: Tổng quan C++

  26. Ví dụ 1: Chương trình Kết quả Chương 1: Tổng quan C++

  27. 4. Câu chú thích • Chúng không có bất kì một ảnh hưởng nào đến hoạt động của chương trình. • Chúng có thể được các lập trình viên dùng để giải thích hay bình phẩm bên trong mã nguồn của chương trình. • ở ví dụ 1: Ta có dòng ghi câu chú thích // my first program in C++ Chương 1: Tổng quan C++

  28. Câu chú thích (tt) • Trong C++ có hai cách để chú thích:  // Chú thích theo dòng /* Chú thích theo khối */ Chú thích theo dòng bắt đầu từ cặp dấu xổ (//) cho đến cuối dòng Chú thích theo khối  bắt đầu bằng /*và kết thúc bằng */và có thể bao gồm nhiều dòng. Chương 1: Tổng quan C++

  29. Câu chú thích (tt) • Ví dụ 2: Chương 1: Tổng quan C++

  30. 5. Hàm main() • Hàm main trong C++ được định nghĩa kiểu trả lại (trong C không định nghĩa kiểu) một giá trị nguyên cho HĐH DOS. Do đó ta cần khai báo là int hoặc void. • Khi chương trình bắt đầu thực hiện, hàm main được gọi bởi chương trình khởi động đặc biệt (start up code) có sẵn trong C++ với 4 cách gọi (tùy chọn vào Option\Application): • Dos standard (tệp C0.ASM) • Dos overlays (tệp C0.ASM) • Windows Application (tệp C0w.ASM) • Windows DLL (tệp C0d.ASM) • Hàm main sẽ cho kết quả là 0 (không) nếu chương trình không có lỗi. Hoặc một giá trị khác 0 (không) nếu có lỗi. Chương 1: Tổng quan C++

More Related