170 likes | 383 Views
TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NÃO MÔ CẦU. VI TRÙNG GÂY BệNH NHIễM NÃO MÔ CầU. Vi trùng Não Mô Cầu được lan truyền như thế nào?
E N D
Vi trùng Não Mô Cầu được lan truyền như thế nào? • Vi trùng não mô cầu thường trú tại vùng mũi họng của người bệnh và người lành mang trùng (mang vi trùng nhưng không mắc bệnh). Bệnh lây truyền người này sang người khác qua đường hô hấp khi: + Tiếp xúc gần: các giọt nước bọt bắn ra + Chất tiết từ dịch mũi, họng khi trò chuyện, ho , hắt hơi bắn ra chạm vào đồ vật mà bàn tay dễ chạm phải ‘Tiếp cận gần’ với người bệnh được hiểu là: + Ngủ chung với người bệnh + Tiếp xúc với khoảng cách dưới 1 mét, trong thời gian hơn 8 giờ + Hay sống cùng người bệnh trong thời gian 1 tuần trước hay 1 ngày sau khi bệnh nhân phát bệnh ví dụ như là gia đình hoặc bạn cùng phòng của người bệnh, các nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp bệnh nhân, đặc biệt khi có cấp cứu hổ trợ hô hấp
LÂY BằNG CÁCH NÀO? Lây trực tiếp Lây gián tiếp
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÒNG NGỪA DỊCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ, CỘNG ĐỒNG • Phổ biến kiến thức càng sớm càng tốt • Phát động vệ sinh hàng ngày nơi làm việc, nơi ở, thông thoáng không khí, nhiều ánh sáng • Tăng cường các chất sát khuẩn: xà phòng, cồn… • Mỗi người đều phải tự giác thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay, che miệng, vệ sinh môi trường, đeo khẩu trang khi cần thiết) và theo dõi sức khỏe của chính mình • Vệ sinh răng miệng • Nâng cao sức khỏe: dinh dưỡng, thể thao, nghỉ ngơi • Khi bị viêm đường hô hấp trên có các biểu hiện của VMNMC cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế • Nếu trong tập thể xuất hiện VMNMC được xác định, cần hạn chế tụ họp, uống kháng sinh dự phòng khẩn câp theo chỉ định của bác sĩ • Báo ngay cho chính quyền địa phương, y tế khi có người bệnh tại cơ quan, tại gia đình và cùng hợp tác để giải quyết.
Phòng ngừa như thế nào? 1. Vệ sinh cá nhân hàng ngày: • Súc họng bằng nước muối loãng (nước muối sinh lý 0.9% hoặc tự pha 2 thìa càfe muối ăn trong 1 lít nước) hoặc các loại dung dịch súc miệng như Orafar có bán tại các nhà thuốc 3 lần/ ngày • Vệ sinh răng miệng • Che miệng mũi khi ho, hắt hơi • Rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà bông đúng cách sau khi ho; hắt hơi, tiếp xúc với người bệnh, trước khi ăn
2. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh trong thời gian có dịch bệnh đường hô hấp: • Hạn chế tới những nơi đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít không khí ở khu vực có dịch 3. Đeo khẩu trang khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh: • Đeo khẩu trang y tế hoặc đứng cách xa trên 1,5m. 4. Bảo đảm ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và tập thể dục 5. Tăng cường vệ sinh, thông khí tại nơi bạn ở, làm việc bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào và hạn chế việc sử dụng máy lạnh 6. Tiêm phòng
Làm gì khi có bệnh? 1. Vệ sinh cá nhân hằng ngày: • Súc họng bằng nước muối loãng (nước muối sinh lý 0.9% hoặc tự pha 2 thìa càfe muối ăn trong 1 lít nước) hoặc các loại dung dịch súc miệng như Orafar có bán tại các nhà thuốc 3 lần/ ngày • Vệ sinh răng miệng • Che miệng mũi khi ho, hắt hơi • Rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà bông đúng cách sau khi ho; hắt hơi, trước khi ăn
2. Những việc khác: • Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh, nếu cần tiếp xúc phải mang khẩu trang. • Nếu có sốt, ho,đau họng, nổi chấm đỏ xuất hiệntrong 1-2 ngày đầu đến ngay các cơ sở Y tế để được khám sớm, chẩn đoán, xử trí và hướng dẫn kịp thời. Mang khẩu trang khi di chuyển. • Thông báo với nơi làm việc hoặc trường học về lý do nghỉ, nằm viện do mắc bệnh. • Tăng cường sức khỏe: dinh dưỡng, nghỉ ngươi • Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế
NẾU GIA ĐÌNH,CƠ QUAN CÓ NGƯỜI BỊ BỆNH 1.Đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện 2.Thông báo ngay cho toàn gia đình, cơ quan biết để mọi người tự cách ly, theo dõi sức khỏe nhất là những người có tiếp xúc gần: • Phát hiện sớm bệnh • Có ý thức tránh lây lan cho gia đình, người xung quanh 3.Tổng vệ sinh nơi ở,làm việc 4.Báo ngay cho cơ quan y tế địa phương biết để có phương án kịp thời
5. Khác: • Cần sắp xếp chỗ ăn, ngủ cách nhau ít nhất 1,5m, phân tán nhỏ những tập thể quá đông. • Dự phòng nhiễm bệnh cho người có tiếp xúc gần với người đang bị bệnh bằng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc • Tăng cường vệ sinh cá nhân • Tiêm phòng vắcxin
KHI NÀO NÊN ĐEO KHẨU TRANG • Bạn bị ốm và có tiếp xúc gần (trong khoảng dưới 1 mét) với người khác • Khi đến các cơ sở y tế để khám • Bạn có tiếp xúc gần với người ốm và người đó không thể đeo khẩu trang. Lưu ý: đeo khẩu trang và tháo khẩu trang đúng cách
ĐEO KHẩU TRANG NHƯ THế NÀO? Lưu ý: • Giặt khẩu trang vải mỗi ngà, nên có 2 cái thay đổi. • Khẩu trang y tế (nên dùng 1 lần), thay khi bị: • Ướt • Rách • Bẩn • Sau khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh
Một số điểm đề nghị nhấn mạnh khi truyền thông tại cộng đồng, đơn vị • Bệnh nguy hiểm: Lây lan nhanh theo đường hô hấp • Hậu quả nặng nề cho người bệnh, gia đình • Bị bệnh rồi vẫn có thể bị lại cho nhiễm chủng khác • Vắc xin phòng bệnh: chỉ phòng một số chủng và vắc xin chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn
Ai cũng có thể bị bệnh nhưng tập trung ở trẻ 2- 25 tuổi • Bệnh lây bằng cách nào • Phòng bệnh như thế nào: lưu ý súc họng, vệ sinh răng miệng, rửa tay • Không tự ý mua thuốc uống dự phòng, phải có chỉ định của bác sỹ • Nếu có dấu hiệu bệnh phải đến bệnh viện, không tự ý dùng thuốc