190 likes | 461 Views
Chương 1 : mạng máy tính và Internet. Nội dung chương. B1. Từ máy tính đến mạng máy tính (2 t) B2. Mạng thông tin toàn cầu Internet (2 t) B3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Interne t (2 t) TH1. Sử dụng trình duyệt để truy cập Web (2 t) TH2. Tìm kiếm thông tin trên Internet (2 t)
E N D
Nội dung chương • B1. Từ máy tính đến mạng máy tính (2 t) • B2. Mạng thông tin toàn cầu Internet (2 t) • B3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet (2 t) • TH1. Sử dụng trình duyệt để truy cập Web (2 t) • TH2. Tìm kiếm thông tin trên Internet (2 t) • B4. Tìm hiểu thư điện tử (2 t) • TH3. Sử dụng thư điện tử (2 t) • B5. Tạo trang Web bằng phần mềm Kompozer (2 t) • TH4. Tạo trang Web đơn giản (4 t)
Tổng quan yêu cầu của chương • Mục tiêu chính: • Cung cấp một số kiàn thức, kỹ năng cơ bản, đơn giản về mạng máy tính, mạng Internet và một vài ứng dụng của Internet. • Kiến thức chính: • Mạng LAN, WAN, mạng Internet, địa chỉ Internet, website, trang web, khái niệm thư điện tử, trình duyệt Internet • Kỹ năng: • Duyệt Web, sử dụng thư điện tử, tạo trang web
Các chú ý chung khi giảng dạy chương • Kiến thức: • Tin học là môn học với nhiều ứng dụng rộng khắp và công nghệ thay đổi nhanh chóng từng ngày. • Không nên dạy Tin học như một chuỗi kiến thức hàn lâm. • Trình độ, bản lĩnh của giáo viên sẽ quyết định chất lượng giảng dạy của môn học. • Không bắt HS học thuộc lòng, cho phép HS tìm hiểu kiến thức thêm ngoài SGK và từ thực tế.
Các chú ý chung khi giảng dạy chương (tt) • Kỹ năng: • Các kỹ năng thao tác trên Internet mặc dù yêu cầu rất đơn giản nhưng đòi hỏi phải có mạng Internet hoạt động thực. • Nếu nhà trường không có mạng Internet: • Cố gắng tìm cách kết nối theo các cách khác • Giảm tải phần kiến thức có liên quan và dạy chay sử dụng hình ảnh, phim, tranh vẽ. • Thiết lập mạng Intranet (Internet ảo) để mô phỏng. • Cho phép HS thực hành tại nhà và các quán Internet Café.
Các chú ý chung khi giảng dạy chương (tt) • Phần mềm sử dụng: • Trình duyệt: FireFox, IE, Opera • Phần mềm soạn thảo trang Web: Kompozer (chỉ cần copy là chạy), MS Frontpage, MS Word. • Thư điện tử by Web: Yahoo, Google, Hotmail, … • Thư điện tử Offline: Outlook Express, Thunderbird, Windows Mail, .. • Điều quan trọng là mục đích của công việc chứ không phải là phương tiện tức phần mềm nào.
B1. Từ máy tính đến mạng máy tính • Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng • Xem SGK, SGV… • Các chú ý quan trọng của bài học: • Điều gì quan trọng nhất cần chú ý khi dạy bài này? • Phần kiến thức, định nghĩa do SGK đưa ra rất đơn giản, chỉ phản ánh 1 góc nhỏ của mô hình kiến thức mạng. • Giáo viên cần hiểu biết sâu sắc kiến thức mạng máy tính mới giảng dạy bài học này tốt được.
B2. Mạng thông tin toàn cầu Internet • Chú ý quan trọng của bài học này: • Mục đích chính của bài học này là giới thiệu chung và tổng quan về ý nghĩa của mạng Internet. • Khi dạy bài học này cần có nhiều ví dụ minh họa thực tế thì HS sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. • Phần kiến thức kết nối Internet không phải là trọng tâm của bài học. • Phần kiến thức trọng tâm nhất là đưa ra các ví dụ ứng dụng thực sự của mạng Internet trên thực tế.
B2. Mạng thông tin toàn cầu Internet (tt) • Chú ý quan trọng của bài học này: • Khi chuẩn bị bài giảng này GV cần chuẩn bị 2 phương án dạy: có hoặc không có Internet online. • Nếu có Internet, GV có thể demo và trình bày tại chỗ các ứng dụng của Internet để HS có thể hiểu được ngay. • Nếu không có mạng Internet, GV cần chuẩn bị các trình bày độc lập hay offline.
B3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet • Chú ý quan trọng của bài học này: • Bài học này tập trung sâu hơn và chi tiết hơn cấu trúc thông tin của mạng Internet. • Những khái niệm chính như: trang Web, website, địa chỉ web HS cần hiểu ở mức độ để có thể thao tác được, không cần học thuộc lòng các định nghĩa. • Bài học này là bài học cuối cùng trước khi HS thực hành cụ thể trên mạng, do vậy GV chú ý hướng dẫn cho HS hiểu rõ và chuẩn bị tốt trước khi thực hành. • GV cần chuẩn bị dạy theo hai phương án: có hoặc không có Internet.
B4. Tìm hiểu thư điện tử • Chú ý quan trọng của bài học: • Mục tiêu quan trọng nhất của bài học này là HS hiều được mô hình và ý nghĩa lớn lao của thư điện tử (so với mô hình thư tay). • Để hiểu được mô hình thư điện tử, HS phải nắm được và hiểu được ý nghĩa, chức năng của các khái niệm sau: máy chủ thư (mail server), hộp thư (mail box), địa chỉ thư (mail address) và cách viết 1 địa chỉ thư điện tử.
B4. Tìm hiểu thư điện tử (tt) Chú ý quan trọng của bài học: Như vậy trong SGK tin học 9 chỉ cung cấp cho HS 2 dịch vụ chính của mạng Internet là Web và Email. Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều các ứng dụng khác hiện đang được phát triển vũ bão trên Internet.
B5. Tạo trang Web bằng phần mềm Kompozer • Chú ý quan trọng của bài học: • Bài học này thực chất là làm quen với một phần mềm soạn thảo trang Web khá chuyên nghiệp, miễn phí với mã nguồn mở. • GV cần tìm hiểu kỹ các chức năng chính và mạnh của phần mềm này trước khi dạy cho HS sử dụng. • Chú ý các chức năng chính: gõ và trình bày Text, chèn ảnh, chèn hyperlink, tạo bảng.
TH1. Sử dụng trình duyệt để truy cập web • Chú ý quan trọng của bài học: • SGK sử dụng FireFox, trên thực tế có thể dùng các phần mềm trình duyệt khác.
TH2. Tìm kiếm thông tin trên Internet • Chú ý quan trọng của bài học: • GV nên trình bày các máy tìm kiếm của thế giới và Việt Nam. • Thế giới: Google, Yahoo, Bing • Việt Nam: timnhanh, bamboo, socbay, xalo
TH3. Sử dụng thư điện tử • Chú ý quan trọng của bài học: • HS chỉ cần biết 1 vài thao tác chính: tạo account, đăng nhập vào hòm thư, xem thư, trả lời thư, viết thư mới. • Có thể dùng phần mềm thư Offline để dạy trong trường hợp không có kết nối Internet. Nên dùng phần mềm Thunderbird, Outlook hoặc Windows Mail.
TH4. Tạo trang Web đơn giản • Chú ý quan trọng của bài học: • Nội dung bài học này có thể rất linh hoạt, thu hẹp hoặc kéo dài tùy theo tình hình thực tế.