260 likes | 648 Views
Chương 4 Dự trữ hàng hóa trong hoạt động thương mại. 1. Bản chất của hoạt động dự trữ. 1.1 Khái niệm: dự trữ hàng hoá thương mại là sự tích tụ lực lượng hàng hoá ở khâu bán hàng nhằm đảm bảo quá trình thương mại được diễn ra liên tục. 1.2 Nguyên nhân hình thành dự trữ. Trong toàn nền kinh tế:
E N D
Chương 4 Dự trữ hàng hóa trong hoạt động thương mại
1. Bản chất của hoạt động dự trữ • 1.1 Khái niệm: dự trữ hàng hoá thương mại là sự tích tụ lực lượng hàng hoá ở khâu bán hàng nhằm đảm bảo quá trình thương mại được diễn ra liên tục
1.2 Nguyên nhân hình thành dự trữ Trong toàn nền kinh tế: • do sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, • do điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu, hoặc do phải đề phòng những mất cân đối lớn có thể xẩy ra (chiến tranh, thiên tai, ...)
1.2 Nguyên nhân hình thành dự trữ Đối với doanh nghiệp: • do yêu cầu cải thiện dịch vụ khách hàng, • giúp giảm chi phí, • do sự đầu cơ, • …
1.3 Phân loại dự trữ 1.3.1 Theo các khâu thương mại: Có 3 bộ phận • A. Dự trữ hàng hóa trong xuất khẩu • Hàng hóa trong kho đang chờ tích đủ lô hàng để xuất • Hàng hóa trên đường vận chuyển • Hàng hóa nằm trong kho của cảng đang chờ làm thủ tục xuất
A. Dự trữ hàng hóa trong xuất khẩu • Hàng hóa đã giao cho người vận chuyển nhưng bộ chứng từ chưa được ngân hàng hay người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, • Hàng hóa đang vận chuyển đến nước nhập khẩu (điều kiện cơ sở giao hàng nhóm D) • Hàng hóa nằm ở đại lý nước ngoài chưa được thanh toán tiền
B. Dự trữ hàng hóa nhập khẩu • Hàng hóa đang trên đường về nước (theo điều kiện nhóm F và C) • Hàng hóa nhập theo điều kiện khác đã làm xong thủ tục thanh toán hàng nhập khẩu, • Hàng hóa nằm ở cảng chờ làm thủ tục nhập hàng, • Hàng hóa đang trên đường về kho và trong kho, • Hàng hóa đang trên đường giao cho người mua nội địa nhưng chưa được thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
C. Dự trữ phục vụ cho mục tiêu nội địa • Hàng hóa nằm trên phương tiện vận tải, kho bãi của đơn vị vận tải đang trong quá trình vận động từ nơi mua đến nơi bán, • Hàng hóa nằm trong cửa hàng hoặc kho của doanh nghiệp, • Hàng hóa nằm ở các cửa hàng đại lý hoặc siêu thị (chưa thu tiền về) • …
1.3.2 Theo vị trí hàng hóa A. Dự trữ hàng hóa trong kho của các đơn vị vận tải, kho của công ty, kho của cửa hàng công ty đi thuê… B. Dự trữ hàng hóa trên đường đi: • Hàng hóa đang trong quá trình vận động từ nơi mua hàng hoặc nơi sản xuất nội địa đến địa điểm thỏa thuận với chủ hàng nước ngoài, • Hàng hóa đang trong quá trình vận động từ thời điểm thanh toán hàng nhập khẩu cho đến khi hàng được giao cho khách hàng.
1.3.2 Theo vị trí hàng hóa • C. hàng hóa tồn tại các đại lý trong và ngoài nước, tại siêu thị nhưng chưa được thanh toán
D: dự trữ thường xuyên phục vụ xuất khẩu P: mức xuất khẩu hàng hóa bình quân trong 1 ngày đêm t: thời gian thực hiện 1 hợp đồng xuất khẩu bình quân D= P * t D: dự trữ thường xuyên hàng hóa nhập khẩu phục vụ xuất bán trong nội địa P: mức xuất bán hàng hóa nhập khẩu bình quân trong 1 ngày đêm t: thời gian giữa 2 lần nhập khẩu kế tiếp D: dự trữ thường xuyên hàng hóa mua trên thị trường nội địa để bán trên trong nội địa P: mức xuất bán hàng hóa bình quân trong 1 ngày đêm t: thời gian giữa 2 lần mua kế tiếp nhau 1.3.3 Theo công dụng đối với quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu • A. Dự trữ thường xuyên Để đảm bảo hàng hóa xuất bán được tiến hành liên tục.
1.3.3 Theo công dụng đối với quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu B. Dự trữ bảo hiểm: Nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch xuất bán của công ty trước những biến động không thể lường trước. C. Dự trữ chuẩn bị: dự trữ hàng hóa trước khi xuất bán
1.3.4 Theo giới hạn của dự trữ • A. Dự trữ tối đa: mức dự trữ lớn nhất về hàng hóa cho phép công ty kinh doanh có hiệu quả • B. Dự trữ tối thiểu: mức dự trữ thấp nhất về hàng hóa cho phép công ty đảm bảo tính liên tục trong quá trình kinh doanh
C. Dự trữ bình quân • Là mức dự trữ trung bình trong 1 thời kỳ kinh doanh. d1, d2, d3,…dn: mức dự trữ ở thời điểm quan sát n: số thời điểm quan sát
1.3.4 Theo thời hạn của dự trữ A. Dự trữ đầu kỳ B. Dự trữ cuối kỳ
2. Phân tích tình hình dự trữ của các doanh nghiệp thương mại 2.1 Phân tích tình hình dự trữ theo địa điểm Mục tiêu phân tích: • Đánh giá tình hình dự trữ tại các khâu trong quá tình kinh doanh của nghiệp, • Nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp • Đề xuất giải pháp tối ưu hóa lực lượng dự trữ ở từng khâu trong quá trình kinh doanh
2.1 Phân tích tình hình dự trữ theo địa điểm Phương pháp phân tích: • Phương pháp phân tích thống kê • Phương pháp kinh nghiệm
2.2 Phân tích dự trữ hàng hóa theo phẩm cấp Mục tiêu phân tích: • Nắm được chất lượng hàng hóa dự trữ phục vụ xuất khẩu, • Nghiên cứu nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàng hóa dự trữ, • Đề ra các biện pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, giảm bớt tổn thất và chi phí bán hàng
2.3 Phân tích kết cấu của hàng hóa hàng hóa dự trữ • Nghiên cứu mức độ thích hợp của kết cấu hàng hóa dự trữ có phù hợp với hợp đồng ký kết không
2.4 Phân tích tốc độ luân chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu • Tốc độ luân chuyển hàng hóa Số vòng luân chuyển của hàng hóa trong 1 thời gian kinh doanh thời gian cần thiết để đổi mới hoàn toàn hàng hóa dự trữ xuất nhập khẩu. =
360 M V = = Dbq t 360*Dbq t = M Tốc độ luân chuyển hàng hoá • Tốc độ LCHH: được hiểu trong 2 khái niệm sau - Thời gian lưu chuyển 1 vòng: - Số vòng LCHH trong 1 kỳ kinh doanh:
2.4 Phân tích tốc độ luân chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Mục tiêu phân tích: • Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng xấu đến tốc độ luân chuyển hàng hóa, từ đó đưa ra các biện pháp phát huy các mặt tốt, khắc phục các mặt xấu để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa.