1 / 54

Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý – giáo dục cho học sinh trung học

PGD&ĐT CHÂU THÀNH Trường THCS TAM HiỆP **********@**********. Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý – giáo dục cho học sinh trung học. Chương 7: KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG. A. Mục tiêu. B. Mô hình tư vấn 5 giai đoạn. C. Kĩ thuật tổ chức tư vấn cá nhân.

jessie
Download Presentation

Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý – giáo dục cho học sinh trung học

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PGD&ĐT CHÂU THÀNH Trường THCS TAM HiỆP **********@********** Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý – giáo dục cho học sinh trung học

  2. Chương 7:KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG . A. Mục tiêu. B. Mô hình tư vấn 5 giai đoạn. C. Kĩ thuật tổ chức tư vấn cá nhân. D. Kĩ thật tổ chức tư vấn nhóm.

  3. A. Mục tiêu: • Nắm được mô hình tư vấn (cấu trúc) của một quá trình tư vấn. • Hiểu được kỹ thuật tổ chức tư vấn cá nhân; tư vấn nhóm. • Bước đầu biết thiết kế và tổ chức một ca tư vấn cá nhân; tư vấn nhóm. • Vận dụng trong tư vấn cho HS lớp chủ nhiệm. • Có ý thức nghiệp vụ trong làm việc với học sinh lớp chủ nhiệm.

  4. Nội dung 1: MÔ HÌNH TƯ VẤN 5 GIAI ĐOẠN THẢO LUẬN: Trong giờ ra chơi, một HS đang xông vào đánh nhau với một nhóm 5 - 6 HS cùng lớp. Chứng kiến cảnh trên, nếu là thầy/ cô chủ nhiệm lớp, thầy/ cô sẽ thực hiện công việc gì? Tư vấn hay giáo dục? Hãy mô tả lại cách làm.

  5. Nội dung 1: MÔ HÌNH TƯ VẤN 5 GIAI ĐOẠN • GĐ 5: Lập kế hoạch hành động. • GĐ 1: Thiết lập mối quan hệ. • GĐ 1: Thiết lập mối quan hệ. • GĐ 2: Tập hợp thông tin, xác định vấn đề. • GĐ 2: Tập hợp thông tin, xác định vấn đề. • GĐ 3: Hỗ trợ HS xác định được đúng định hướng. • GĐ 4: Tìm kiếm và xây dựng biện pháp thay thế.

  6. Giai đoạn 1: Thiết lập mối quan hệ Kĩthuật Mụctiêu • Chiasẻ, giaotiếpkhônglời! • Giúp HS hiểutưvấnlàgì • Khẳngđịnhsựhợptác: Chânthành, bảomật, chấpnhận, vì HS • Tạođượcniềm tin • Tạođượckhôngkhíthânthiện • Tạomốiquanhệhợptác

  7. Yêu cầu đối với nhà Tư Vấn: + Đúng giờ trong cuộc hẹn đầu tiên. + Không lên án, chê trách hay a dua, đồng thuận theo các em. + Thân thiện, cởi mở. + Chấp nhận học sinh như vốn có.

  8. Giai đoạn 2: Tổng hợp thông tin, xác định vấn đề Mụctiêu Kĩthuật • Vấnđề/khókhăncủa HS • Hoàncảnhsốngcủa HS • Điểmmạnh, yếucủa HS. • Cảmxúc HS • Xếpthứtựvấnđề • V.v… • Xácđịnhđượcđúngvấnđềhọcsinhcầntưvấn

  9. Nhà Tư Vấn Cần: • Tìm hiểu tất cả các mặt của học sinh cần tư vấn: hoàn cảnh sống (hoàn cảnh sinh ra và lớn lên, môi trường gia đình, môi trường xã hội và cộng đồng, môi trường nhà trường, lớp học), đến thể chất, đời sống tình cảm, tâm lý, các mối quan hệ bạn bè, học tập các hoạt động cá nhân khác. • Trong khi xác định vấn đề người tư vấn có thể sử dụng những câu chuyện,ví dụ cụ thể giúp học sinh cần tư vấn hiểu rõ hơn vấn đề. • Chú trọng xếp thứ tự ưu tiên tìm hiểu: những yếu tố cơ bản có thể gây ra vấn đề cho các em đến các mối quan hệ hẹp, rộng dần. • Chú trọng khai thác các sự kiện ảnh hưởng nhiều đến học sinh cần tư vấn. • Khai thác các cảm xúc (cá tích cực,tiêu cực) của học sinh cần tư vấn trước những sự kiện đó.

  10. Những kỹ năng tư vấn • Kỹ năng lắng nghe tích cực. • Kỹ năng đặt câu hỏi.

  11. Kỹ năng hỗ trợ khác: • Kỹ năng khuyến khích, khích lệ. • Kỹ năng tóm tắt. • Kỹ năng phản hồi • Kỹ năng diễn đạt lại. • Kỹ năng phản ánh cảm xúc • Kỹ năng thu thập thông tin và xâu chuỗi sự kiện.

  12. Giai đoạn 3: Giúp đỡ học sinh xác định đúng định hướng Kĩthuật Mụctiêu • Đặtcâuhỏi HS. • Cảmthông • Khơigợicảmxúctíchcực • Kĩnănggiaotiếpbằnglời. • Địnhhướng • V.v…. • Mục tiêu sống. • Định hướng sống. • Mong muốn của HS cần tư vấn.

  13. Kỹ thuật tư vấn: - Đặt câu hỏi cho học sinh VD: Trong chuyện này/ các em/ mong muốn điều gì? Muốn chuyện này diễn ra như thế nào? - Khơi dậy những cảm xúc tích cực,mới ở các em, thay thế những cảm xúc tiêu cực trước đó. • Thể hiện sự thông cảm.

  14. Giai đoạn 4: Tìm kiếm và xây dựng biện pháp thay thế Kĩthuật Mụctiêu • Chia thành các vấn đề nhỏ. • Vấn đề HS tự giải quyết/ cần được giúp đỡ. • Yếu tố tác động đến vấn đề. • Xếp thứ tự các biện pháp và lựa chọn. • Cách thức thực hiện mục tiêu. • HS xác định các biện pháp. • Xác định được biện pháp

  15. Một số yêu cầu tư vấn: • Cởi mở để học sinh tự giải quyết vấn đề một cách tối đa. • Nhiều học sinh mong muốn thầy cô đưa ra ngay lời khuyên hoặc biện pháp cần làm gì. Nhà tư vấn cần khuyến khích học sinh tự nghĩ ra các biện pháp cho chúng sẽ tốt hơn. - Luôn khuyến khích, ghi nhận những biện pháp giải quyết mà các học sinh nêu ra ngay cả khi biện pháp chưa thật hợp lí,chưa thật hiệu quả.

  16. Giai đoạn 5: Lập kế hoạch hành động Mụctiêu Kĩthuật • Cácmụctiêunhỏ - cáckếhoạchhànhđộngphùhợp • Kếhoạchtổngthể. • Quyếttâmthayđổibảnthân. • Cókếhoạchthựchiện • ( Khôngtạorasứcép…)

  17. Kỹ thuật tư vấn • Từ mục tiêu chung của học sinh (giai đoạn 3) chia nhỏ những mục tiêu cụ thể. Với mỗi mục tiêu cụ thể lên kế hoạch thực hiện. • Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết, thay đổi từ từ học sinh. Ví dụ: Học sinh rất sợ học toán, thường xuyên bị điểm kém hàng tuần. Hãy đặt mục tiêu cho em là cố gắng được 1 điểm trung bình trong tuần.Khi trẻ đạt được hãy khích lệ chúng tự tin, ghi nhận sự tiến bộ, nâng dần mức độ có những hành vi tích cực.

  18. Nội dung 2: KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN CÁ NHÂN A. Tư vấn cá nhân với GVCN B. Mục tiêu tư vấn cá nhân trong công tác chủ nhiệm C. Các bước thực hiện

  19. Nội dung 2: THẢO LUẬN: Tình huống: Một HS nam ở một trường PHTH nội trú trong buổi đầu gặn NTV đã chia sẻ là em đã bị lây nhiễm HIV và đang chuyển sang giai đoạn AIDS. Ở bản làng của em, cũng có rất người bị lây nhiễm và đã chết. Em rất lo sợ. Em quan hệ với nhiều người chỉ để mong thoát ra khỏi cảm giác lo sợ, không được sống, tiếc đời, hận đời. NTV sẽ trao đổi với em những vấn đời gì trước thông tin đó?

  20. A.Tư vấn cá nhân với GVCN. • Tư vấn cá nhân là hình thức tổ chức tư vấn trong đó nhà tư vấn hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn cho người cần tư vấn về những vấn đề của họ. Tư vấn cá nhân trong công tác chủ nhiệm. HSCTV (lớp CN) NTV_GVCN Ngườicần TV (tácnhântiêucựcđến HS)

  21. B. Mục tiêu tư vấn cá nhân trong công tác chủ nhiệm

  22. C. Các bước thực hiện (7 bước): Bước 1: Thiết lập quan hệ GV (NTV) – HS: • HS hiểu được việc tư vấn này là nhằm cho HS. • Sẵn sàng chia sẻ thông tin với học sinh (cả thông tin khó chấp nhận) và đảm bảo bí mật. • Học sinh hiểu mình có quyền lựa chọn tư vấn. • V.v….

  23. Bước 2: Xác định vấn đề của học sinh. • Thu thậpthông tin HS: giaotiếp, phiếuhỏi, trắcnghiệm, hồsơ.v.v…. • Xửlýthông tin: phântích, hệthống, tómtắt, phảnhồi, phảnánh.v.v….. • Giúp HS nhậnthứcđượcvấnđề: thuyếtphục, tìnhhuống, giảđịnh.v.v….

  24. Bước 3: Cùng học sinh đánh giá vấn đề • HS đánh giá: Vấn đề gì,mức độ, cảm xúc, ấn tượng, hành vi, hệ quả.v.v….. • HS liệt kê: Nhu cầu không được đáp ứng – xếp thứ bậc nhu cầu. • HS xác định: Nguồn lực, biện pháp có thể giúp học sinh vượt qua khó khăn. • GV giúp học sinh đối mặt với vấn đề….

  25. Bước 4: Học sinh định hướng mục tiêu, giá trị. • HS tự nói mục tiêu, mong muốn – dẫn dắt học sinh đạt đến những mục tiêu chính đáng. • HS liên hệ với khả năng thực tế, cách xử lý và hậu quả. • Cuối cùng, giúp HS xác định lại định hướng sống cho phù hợp hơn.

  26. Bước 5: Tìm kiếm các biện pháp thay thế. Thảo luận với HS: • Tính hiệu quả của giải pháp. • Tính hiệu quả của giải pháp. • Các nguồn lực hỗ trợ để đạt mục tiêu phù hợp với chuẩn mực. Xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp để xác định biện pháp tốt nhất. (chú ý: Luôn khích lệ, động viên)

  27. Bước 6: Lập kế hoạch thực hiện. Mục tiêu: Hỗ trợ HS quyết tâm thay đổi bản thân, có kế hoạch thực hiện. • Cùng HS lên kế hoạch thực hiện. • Quan sát thay đổi của HS – khích lệ và động viên. • Kết thúc: nhắc lại sự tiến bộ của HS và cung cấp sự hỗ trợ sau tư vấn.

  28. Bước 7: Hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ tư vấn. Mụctiêu: Hoànthiệnvàlưutrữhồsơ HS: Hoàncảnh, côngcụ, Sảnphẩm, nhữngbiếnđổicủahọcsinh.v.v…. Vídụ: Thông tin nênthuthậpvề 01 hồsơ. Xâydựnghồsơtưvấn Vd: Hồsơ 01 trườnghợptưvấn

  29. Một số cách giúp HS nói ra mong muốn, mục tiêu: • Sử dụng hệ thống câu hỏi. • Sử dụng bảng hỏi. • Sử dụng tình huống giả định. • Sử dụng phương pháp vẽ, thiết kế mô hình. • Sử dụng phương pháp lập bản đồ tư duy. Kỹ năng bổ trợ: - Dẫn dắt. - Tóm tắt. - Sự thông cảm. - Khích lệ HS suy nghĩ.

  30. Bước 7:Hoàn thiện hồ sơ tư vấn: • Bản mô tả về hoàn cảnh sống: sinh ra, lớn lên.Môi trường sống: gia đình, xã hội, nhà trường, lớp học. Mối quan hệ cơ bản:cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Mô tả chi tiết những người, sự kiện có tác động đến HS, vấn đề của HS. • Bản mô tả chi tiết chân dung; sở thích, sở đoản, tính cách, năng lực,niềm say mê, đời sống tình cảm, sức khỏe thể chất, tinh thần. Những yếu tố chi phối vấn đề khai thác cảm xúc tích cực, tiêu cực, phản ứng hành vi, suy nghĩ của HS trước những tình huống đó. • Lưu và mô tả các công cụ NTV sử dụng để làm việc với HS. • Lưu trữ các sản phẩm của HS trong quá trình tư vấn.

  31. Biên bản ghi chép mỗi buổi tư vấn: + Diễn biến, tình huống. + Tiến bộ nhỏ ghi nhận, khích lệ. +Những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, phản ứng. - Có một bản ghi chép các mức độ đạt được, sự tiến bộ của HS sau mỗi tác động của NTV trong mỗi buổi. - Lưu trữ hồ sơ sao cho dễ tra cứu mỗi khi cần.

  32. TRƯỜNG HỢP 7:Học sinh N.V.H • A. Thông tin chung: - Họ và tên: Học sinh N.V.H, 17 tuổi, Hà Nội - Ngày, tháng, năm sinh: 1991 • B. Vấn đề học sinh đang đối diện: - Em H là một học sinh có cá tính mạnh, thường không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, thích được nịnh, dễ biểu lộ thái độ khó chịu, bực bội, không hài lòng với người khác khi người khác không cùng quan điểm với bản thân. Luôn thích là người chiến thắng trong nhóm bạn và không chấp nhận được sự thất bại – nếu không thắng được bạn mình trong tranh cãi thì coi đó là “sự sỉ nhục”, em H luôn muốn mọi thứ đều phải theo ý mình.

  33. C. Các thông tin có liên quan: • C.1. Hoàn cảnh gia đình: * Về cha mẹ: - Bố là kĩ sư (44 tuổi) còn mẹ là công nhân (40 tuổi). Bố mẹ em là những người có tuổi thơ thiệt thòi: Học giỏi nhưng không có điều kiện để học tiếp. Chính vì vậy, bố mẹ em đã dồn hết sự kỳ vọng vào em, luôn mong muốn em trở thành người đứng đầu. - Bố mẹ quản lý sát sao mọi sinh hoạt của em, luôn đặt ra những mục tiêu buộc em phải thực hiện, nếu không đạt được sẽ có các hình phạt. - Đôi khi bố mẹ vẫn dùng đến đòn roi khi dạy dỗ em. Đã có lúc em cảm thấy vui sướng khi phải xa mẹ một thời gian (mẹ đi nước ngoài ) vì được thoát khỏi vòng quản lý của mẹ.

  34. Về em H:Em là cô con gái duy nhất trong gia đình • Kinh tế gia đình: Gia đình không khá giả lắm, chỉ đủ ăn. • Vấn đề hiện tại của gia đình: Gia đình hòa thuận, êm ấm nhưng bố mẹ rất khắc khe với con cái trong việc giáo dục con.

  35. C2. Học tập của học sinh: - Sự phát triển tâm lý từ 0 – 6 tuổi: Phát triển bình thường, là đứa trẻ hiếu động nhưng ngoan ngoãn, được người lớn yêu quý. - Sự phát triển tâm lý thời kì tiểu học: Là đứa trẻ ngoan, hoạt bát, khá nổi bật so với các bạn cùng lớp, được các thầy cô quý mến, ưu ái. Đã hình thành ý thức phải hoàn thành mục tiêu con ngoan, trò giỏi, phải phấn đấu đạt được các thành tích cao, vì vậy suy nghĩ của em về việc học tập không vô tư như trẻ em cùng lứa khác. - Sự phát triển tâm lý thời kì THCS: Không có bạn thân, bị bố mẹ kiểm soát, bó buộc nên ít khi giao lưu, tiếp xúc với bạn bè, ngoài việc học hầu hết em không biết gì về thế giới xung quanh. Vẫn luôn tạo cho mình sự nổi bật trong mắt người khác. Cá tính bộc lộ ngày càng mạnh, thẳng tính, bộc lộ yêu ghét rõ ràng.

  36. - Sự phát triển tâm lý thời kì THPT: Cá tính phát triển mạnh, thường không kiềm chế được cảm xúc của mình. Thích được khen, được tán thưởng, ưa nói ngọt. Gặp vấn đề về tư tưởng: vì một số chuyện khiến em mất niềm tin vào thần tượng của mình. Một số hành vi biểu hiện: rất dễ khóc, dễ xúc động, biểu lộ thái độ khó chịu, bực bội, không hài lòng khi người khác không cùng quan điểm với mình, không chịu đựng được sự thất bại, coi đó là “sự sỉ nhục”- theo lời em tâm sự, muốn tất cả mọi thứ đều diễn ra theo ý mình.

  37. C.3. Quan hệ bạn bè: - Hầu như không có bạn thân, luôn có xu hướng tự mình giải quyết mọi chuyện, ít khi chia sẻ với bạn bè -Thích tâm sự với những người lớn tuổi, đã từng thần tượng một người nhưng hiện em đang bị sụp đổ niềm tin do nhận ra người đó không như mình nghĩ - Có tình cảm với một bạn trai qua mạng, em đang bị dao động, khó xử vì em muốn tập trung cho mục tiêu trước mắt là học tập

  38. Phân tích trường hợp 7: - Em H sinh ra trong gia đình có một con duy nhất, đặc biệt là cha mẹ dành hết sự yêu thương và kì vọng rất cao ở em H, em ít được giao tiếp với bạn bè. Điều này sẽ dẫn đến việc em H tự đánh giá cao về bản thân và không chấp nhận bất cứ một điều nào đó tiêu cực hay hạn chế về bản thân. Em H đã tự đánh giá cao quá về bản thân mà không nhìn thấy điểm hạn chế của bản thân – em đã tự định hướng sai, không đúng về bản thân nên dẫn đến những đặc điểm tâm lý như trên. - Mặt khác, em H ít được giao tiếp với bạn bè sẽ là một nguyên nhân khiến ít khi em H được nhận những đánh giá ngược về bản thân và điều này bị ảnh hưởng ngay từ bé đến hiện nay. Em không có bạn thân và chủ yếu phải tự mình giải quyết công việc trong khi đó cha mẹ luôn đánh giá quá tốt về em H, luôn bênh vực H vì vậy em H không thể chấp nhận được ai đó cho là mình không đúng.

  39. Định hướng tác động trường hợp 7 * Với trường hợp của em H, nên có tác động sau: - Trao đổi trực tiếp với cha mẹ để cha mẹ tham gia tác động tích cực giúp em H nhận ra và định hướng được cho bản thân. Cha mẹ cần tạo điều kiện cho em H giao tiếp với bạn bè nhiều hơn, đặt ra những công việc hay nhiệm vụ để cả H và cha mẹ cùng tham gia giải quyết. - Với bản thân H, Cô giáo và bạn bè nên khuyến khích H giao tiếp nhiều hơn, đưa H vào những công việc mang tính hợp tác, biết cách hợp tác trong nhóm để em H có thể chia sẻ và trao đổi tích cực với các bạn. - Cần có những bài tập giúp H định hướng lại bản thân (một số liệu pháp tâm lý) và hình thành các giá trị sống cho em H.

  40. Nội dung 3: KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN NHÓM A. Khái niệm Tư vấn nhóm. B. Ưu thế của tư vấn nhóm. C. Những chú ý trong quá trình tư vấn nhóm. D. Quy trình tư vấn nhóm.

  41. A.Khái niệm Tư vấn nhóm Tư vấn nhóm là một hình thức tổ chức tư vấn, trong đó đối tượng cần tư vấn là một nhóm người có cùng chung một vấn đề cần tư vấn, được tổ chức thành nhóm, tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ vấn đề, chia sẻ các cảm xúc, trải nghiệm của bản thân; nhận được sự phản hồi, hỗ trợ tích cực từ các thành viên khác cũng như từ nhà tư vấn.

  42. B.Ưu thế của tư vấn nhóm: • Có sự tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. • Có bầu không khí tâm lý tích cực trong nhóm. • Nâng cao năng suất làm việc của nhóm. • Có sự quan tâm, đồng cảm, khích lệ trong nhóm. • Phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THPT. • Đối với những học sinh bị bỏ rơi, ít được chăm sóc, trẻ yếu thế,… tư vấn nhóm giúp trẻ cảm thấy được chia sẻ, được thừa nhận, được có giá trị.

  43. C.Những chú ý trong quá trình tư vấn nhóm: • Nhóm tư vấn được thành lập theo mục đích. • Các thành viên trong nhóm phải có cùng một vấn đề. • Học sinh cần vượt qua khó khăn khi gặp khó khăn để ra quyết định. • Học sinh cần đối mặt với những cảm xúc tiêu cực nặng nề. • Cần có các nguyên tắc khi tư vấn nhóm (do nhóm và GV đưa ra). • Tạo môi trường tích cực để nhóm tích cực tham gia.

  44. D. Quy trình tư vấn nhóm Bước 1:Thành lập nhóm tư vấn. Bước 2:Thiết lập một số công cụ làm việc với nhóm tư vấn. Bước 3:Thiết lập quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Bước 4:Thu thập thông tin, đánh giá vấn đề. Bước 5:Xác định mục tiêu, mong muốn của nhóm. Bước 6:Tổ chức hoạt động chia sẻ, quản lý các mối quan hệ. Bước 7:Tìm tòi những biện pháp mới, những cách thức mới . Bước 8:Tổng kết nhóm, lập kế hoạch thực hiện. Bước 9:Hoàn thiện hồ sơ tư vấn nhóm.

  45. Bước 1:Thành lập nhóm tư vấn: • Nhóm có` từ 6 đến 8 thành viên, tối đa 12 em. • Duy trì số lượng trong suốt quá trình tư vấn. • Chọn các thành viên là những người cùng giới.

  46. Bước 2:Thiết lập một số công cụ làm việc với nhóm tư vấn: • Xây dựng nội qui nhóm. • Thống nhất qui tắc làm việc, bảo mật. • Địa điểm, phòng, trang trí, dụng cụ, bố trí nhóm.

  47. Bước 3:Thiết lập quan hệ giữa các thành viên trong nhóm: • Giới thiệu bản thân. • Khởi động, kết nối: chia sẻ, tin tưởng, trung thực, cởi mở. • Sử dụng hài hước.Phản ánh, ghi nhận điểm mạnh, điểm yếu. • Tìm ra vấn đề của nhóm.

  48. Bước 4:Thu thập thông tin, đánh giá vấn đề. • Khuyến khích HS nói, nhóm chia sẻ. • Chú ý sự phản hồi, phản ánh. • Định hướng, kiểm soát cuộc nói chuyện. • Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu nhóm.

  49. Bước 5:Xác định mục tiêu, mong muốn của nhóm: 2 nhóm mục tiêu. N1: - Giúp HS hiểu được tại sao họ hành động theo những cách mà họ đã làm. - Cách suy nghĩ, cảm xúc của họ đã tác động, chi phối hành vi của họ như thế nào. - Làm thế nào để giải quyết vấn đề của họ. N2: - Khích lệ để hỗ trợ. - HS thấy được ý nghĩa của sự hợp tác, hỗ trợ. -Sử dụng sự tương tác nhóm.

  50. Bước 6:Tổ chức hoạt động chia sẻ, quản lý các mối quan hệ : 5 giai đoạn. • Gđ 1: Lôi cuốn. • Gđ 2: Chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt, can thiệp, điều chỉnh. • Gđ 3: Xác định được mục tiêu cần đạt của nhóm. • Gđ 4:Tìm những cách giải quyết thay thế. • Gđ 5:Có kế hoạch cho từng em, liên lạc, hỗ trợ.

More Related