260 likes | 424 Views
Giới Thiệu Về Làm Việc Trên Cao và Làm Việc Ngoài Mạn. QHSE Department 06 February 2013. Doc. Control No.: HQS-016-17-003. Rev 1. Mục Tiêu Huấn Luyện . Kết thúc buổi huấn luyện này, bạn sẽ có thể :
E N D
Giới Thiệu Về Làm Việc Trên Cao và Làm Việc Ngoài Mạn QHSE Department 06 February 2013 Doc. Control No.: HQS-016-17-003 Rev 1
Mục Tiêu Huấn Luyện • Kết thúc buổi huấn luyện này, bạn sẽ có thể: • Mô tả những cách làm việc an toàn mà Songa Offshore yêu cầu khi làm việc trên cao hoặc làm việc ngoài mạn. • Chỉ ra vị trí của quy trình “Làm Việc Trên Cao” và “Làm Việc Ngoài Mạn” trong QSMS.
Quy Trình Làm Việc Trên Cao Cấp độ Công ty • Quy trình Làm Việc Trên Cao, Làm Việc Ngoài Mạn và Tời Người nằm ở Cấp 4 của QSMS. • Bản Checklist cho Tời Người và Làm Việc Trên Cao nằm ở Cấp 7 của QSMS Cấp độ Khu vực Cấp độ Giàn
Làm Việc Trên Cao Là Gì? • Được gọi là làm việc trên cao khi chân của người làm việc ở cách mặt sàn gần nhất là 2 mét (6.5 feet) hoặc hơn hoặc khi có nguy cơ bị ngã.
Lập kế hoạch Tất cả các công việc trên cao đều có thể được thực hiện mà không có rủi ro bị ngã. Bằng cách lập kế hoạch kĩ càng, hoàn tất đánh giá rủi ro và tuân theo cấp bậc phòng chống ngã: • Loại bỏ nguy hiểm: Đưa công việc xuống dưới sàn khi có thể. • Nếu bắt buộc phải làm trên cao, phải có rào chắn, lan can quanh vị trí làm việc. • Khi không có hệ thống rào chắn thì sử dụng hệ thống chống ngã. • Nếu những biện pháp trên không thực tiễn thì phải có hệ thống đỡ khi bị ngã và phương án cứu hộ trên cao.
Đánh Giá Rủi Ro Khi Làm Việc Trên Cao Chúng ta dùng những công cụ quản lí rủi ro nào để lập kế hoạch và tổ chức những không việc trên cao? • Xây dựng phân tích an toàn công việc (JSA), • Quy trình làm việc an toàn, và • Việc kiểm định thiết bị theo kế hoạch
Đánh Giá Rủi Ro Khi Làm Việc Trên Cao • Một JSA sẽ được lập trước khi công việc được tiến hành. • Bản Checklist làm việc trên cao (HQS-017-21-006) có thể được sử dụng để hỗ trợ việc lập JSA. • Trưởng Bộ Phận, Giám Sát và người thực hiện công việc sẽ xem có cần Giấy Phép Làm Việc cho công việc cho công việc trên cao quan trọng khác không. • Vd: Làm việc ngoài mạn, làm trên sàn nâng di động.
JSA - Các bước công việc, môi trường làm việc và các điều kiện? Your basic steps should cover these?
JSA - Các nguy hiểm trong mỗi bước và nguyên nhân? Has the JSA or work at height review checklist been used?
JSA – Xác Định Hậu Quả Tiềm Ẩn What could they fall – onto or through? How far could they fall? Dropped objects? What are the possible consequences to PEOPLE, Environment and Equipment?
JSA - Xây dựng biện pháp kiểm soát Eliminate – bring work down to ground level Isolate - barriers / guard rails, tethered tools Engineer – Fall restraint, Fall Arrest systems Administration - training PPE – hard hat, harnesses
Thiết Bị Bảo Hộ Cá Nhân • Những loại PPE nào bắt buộc sử dụng khi làm việc trên cao? • Dây an toàn toàn thân theo chuẩn của công ty • Hệ thống chống ngã hoặc bắt ngã • Qoai nón bảo hộ • Các dụng cụ và thiết bị cầm tay phải có dây an toàn để chống rơi
Chống Ngã • Thiết bị chống ngã là thiết bị được ưa chuộng để bảo vệ người làm việc, nó chống ngã cho bạn bằng cách ngăn bạn đi vào khu vực có nguy cơ bị ngã từ trên cao.
Thiết Bị Bắt Ngã (giữ người khi bị ngã) • Thiết bị bắt ngã là một loại PPE dùng để giữ người làm việc khi bị ngã. • Điều này có nghĩa là nếu một người làm việc bị ngã thì hệ thống bắt ngã sẽ làm giảm độ cao ngã và lực của cú ngã.
Khoảng Ngã • Một mối nguy hiểm thường không được chú ý đến là khoảng ngã. Bạn phải đảm bảo khoảng không phía dưới người làm việc phải đủ để khi người đó ngã thì họ không chạm mặt sàn trước khi hệ thống bắt ngã kích hoạt.
Các Lưu Ý Chung • Tránh làm việc ở hai độ cao khác nhau cùng một lúc để tránh rủi ro vật rơi, • Luôn buộc chặt các vật rời để tránh bị rơi, • Trước khi nâng vật lên cao, kiểm tra kĩ các chi tiết của thiết bị để chống rơi, • Khi ngừng làm việc phải loại bỏ các dụng cụ, thiết bị và các bộ phận rời, có thể rơi, • Tất cả các chỗ mở trên sàn phải được đậy lại, có rào chắn hoặc làm cho không ngã vào được.
Quy Định Chung Khi Làm Trên Tháp Khoan Những quy định chúng ta phải tuân theo để giảm thiểu rủi ro khi làm trên tháp khoan là gì? • Quy định chung phải tuân theo khi làm việc trên tháp khoan: • Không lên tháp nếu chưa có sự đồng ý của Kíp Trưởng. • Trước khi làm việc trên tháp thì phải báo cho Kíp Trưởng và Đội Khoan và đậy giếng để tránh vật rơi. • Tất cả dụng cụ và thiết bị mang lên tháp phải được ghi vào sổ nhật kí. • Tất cả dụng cụ sử dụng sử dụng trên tháp khoan đều phải có dây an toàn để chống rơi.
Sử Dụng Thang An Toàn • Các Loại Thang: • Thang cố định thường được sử dụng (dùng hằng ngày) • Có khả năng ngã cao hơn 2 mét. • Được lắp hệ thống bắt ngã cố định. • Có gắn biển báo để nhắc nhở người làm việc sử dụng hệ thống bắt ngã.
Sử Dụng Thang An Toàn • Các Loại Thang: • Thang Không Thường Được Sử Dụng (không hằng ngày) • Không dùng hằng ngày hoặc không chuyên biệt cho thoát hiểm và có nguy hiểm ngã cao hơn 2 mét. • Hệ thống bắt ngã tạm thời sẽ được sử dụng. • Có gắn biển báo để nhắc nhở người leo về các biện pháp an toàn cần sử dụng.
Sử Dụng Thang An Toàn • Các Loại Thang: • Thang Khẩn Cấp • Được đánh dấu với kí hiệu thích hợp của IMO. • Đánh giá rủi ro bị ngã sẽ được thực hiện để xác định nhu cầu sử dụng thiết bị chống ngã.
Dùng Thang Chữ “A” An Toàn • Tất cả thang phải bằng vật liệu không dẫn điện. • Tất cả thang phải tuân theo tiêu chuẩn của luật pháp. • Kiểm tra thang trước khi dùng, không dùng thang hư hỏng. • Đảm bảo thang đủ độ dài cho công việc. • Thang phải cao hơn điểm tựa trên tối thiểu 1 mét. • Đảm bảo thang phải được cố định chắc chắn.
Sử Dụng Thang An Toàn • Nếu độ cao từ chân thang tới điểm tựa trên là bốn (4) thì khoảng cách từ chân thang đến chân cấu trúc là một (1) • Tỉ lệ này gọi là góc nghiêng của thang = 1 – 4
Sàn Làm Việc Tự Nâng Di Động • Một người có năng lực sẽ được chỉ định để điều khiển sàn làm việc, thang nâng, sàn nâng bằng cần cẩu. • Giám Sát và Người Có Năng Lực điều khiển Sàn Làm Việc Tự Nâng Di Động phải đánh giá rủi ro bị ngã từ sàn nâng, hoặc sàn nâng bị lật và thực hiện các biện pháp kiểm soát. • Nếu rủi ro vẫn còn tồn tại và có khả năng bị ngã thì cần sử dụng thiết bị chống rơi
Sàn Làm Việc Tự Nâng Di Động • Cần thực hiện kiểm tra với nhà sản xuất rằng Sàn Làm Việc Tự Nâng Di Động có thể được sử dụng như là một phần của hệ thống bắt ngã và có điểm móc thích hợp. • Lưu ý: Khi làm việc ngoài mạn thì không cần mang dây an toàn vì có thể gây đuối nước nhưng áo phao thì cần phải mang.
Ngẽn Mạch Máu Khi Bị Treo • Người làm việc sử dụng hệ thống bắt rơi có thể gặp rủi ro chết người. • Trạng thái bất động trong thời gian dài có thể dẫn đến bất tỉnh, ngẽn tĩnh mạch và có thể dẫn đến tử vong.
Chuẩn Bị Cho Tình Huống Khẩn Cấp • Sau khi người làm việc được bắt ngã, bạn sẽ cứu họ như thế nào? • Mỗi giàn của Songa sẽ thành lập một đội cứu hộ và có kế hoạch cứu hộ sẵn sàng trước khi làm việc. • Người thực hiện cứu hộ phải được huấn luyện, có năng lực, được chỉ định rõ ràng và có đúng dụng cụ để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình.