1 / 23

TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM

TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM. PGS. TS. Traàn Hoàng Lieân. Khái niệm Tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng bản địa, Mê tín dị đoan Tín ngưỡng (Foi, croyance; Faith, Belief, believe) là niềm tin và sự ngưỡng vọng vào một sự vật, hiện tượng , hay đấng siêu nhiên.

lucas
Download Presentation

TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM PGS.TS. Traàn Hoàng Lieân

  2. Khái niệm • Tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng bản địa, Mê tín dị đoan • Tín ngưỡng (Foi, croyance; Faith, Belief, believe) là niềm tin và sự ngưỡng vọng vào một sự vật, hiện tượng , hay đấng siêu nhiên. • Tín ngưỡng dân gian: được sử dụng khi được quy chiếu vào hệ thống nghiên cứu văn hóa dân gian; nhằm phân biệt với những tín ngưỡng, tôn giáo chính thống của những xã hội đã có Nhà nước (trước khi có Nhà nước, chưa có sự phân biệt giữa tín ngưỡng dân gian và tôn giáo chính thống) • Tín ngưỡng bản địa:Tín ngưỡng gốc của cư dân bản địa ở một quốc gia, một vùng đất, địa phương nào đó. • Mê tín dị đoan (superstitions) Niềm tin mù quáng , không còn lý trí, mang tính tiêu cực vì có ảnh hưởng đến tài sản, tiền bạc, sinh mệnh của người đó.

  3. Sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ( so sánh trên các lĩnh vực : cội nguồn, đối tượng, phương thức thực hành, Thiết chế, phạm vi) • Các loại hình cơ sở thờ tự của tín ngưỡng võ/ nhà vuông, miếu, điện, đền, đình, lăng, tẩm…

  4. Tín ngưỡng tứ pháp • Thờ các yếu tố trong thiên nhiên :Mây, mưa, sấm , sét (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) • Thể hiện yếu tố phồn thực qua hình tượng thờ thần nữ, gọi là BÀ.

  5. TAM PHỦ -Thiên phủ (miền trời-màu đỏ)=> Cửu Thiên -Địa phủ(miền đất-màu vàng)=> Địa Mẫu -Thoãi phủ (miền sông biển-màu trắng)=>Mẫu Thoải

  6. Tứ phủ THIÊN PHỦ ĐỊA PHỦ THOẢI PHỦ NHẠC PHỦ (MÀU XANH) => MẪU THƯỢNG NGÀN

  7. Mẫu Liễu Hạnh Thần chủ của đạo mẫu (màu đỏ)=> MẪU THƯỢNG THIÊN, vừa là nhiên thần , vừa là nhân thần

  8. X.A Tocarev: gọi các hình thức tô tem giáo, bùa mã và ám hại; chữa bệnh bằng phù phép; lễ dục tình; saman giáo…là tôn giáo sơ khai/nguyên thủy. • Đặng Nghiêm Vạn: Tín ngưỡng có 2 nghĩa: -niềm tin (belief, believe, croyance) -niềm tin tôn giáo (croyance religieuse) • Phan Hữu Dật: Tín ngưỡng là bộ phận cấu thành của văn hoá dân gian

  9. Edward Tylor trong Văn hóa nguyên thủy“Cần đặc biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy..” • Ở Việt Nam có 2 quan niệm về tín ngưỡng -Tín ngưỡng và tôn giáo là một, là bộ phận không tách rời của tôn giáo( Đặng Nghiêm Vạn: Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo, là quốc giáo ) -Tín ngưỡng khác tôn giáo ( Phan Hữu Dật, Ngô Đức Thịnh…) : Không thể đồng nhất chúng với nhau, và cho rằng tín ngưỡng phát triển đến mức độ nào đó mới thành tôn giáo . Ở cấp độ tín ngưỡng chưa xuất hiện điện thần, chưa có hệ thống giáo lý, chưa có tầng lớp tăng lữ, chưa có việc xây dựng đền miếu để thờ cúng như sau này đối với tôn giáo dân tộc, tôn giáo khu vực và tôn giáo thế giới)

  10. II. Các phạm trù của tín ngưỡng dân gian -vật linh ( Cọp, rồng, rắn, voi, chó , cá ong,bạch mã, rái cá, cây, đá… ) -thờ thần linh ( thần cửa, thần bảo hộ, tiên sư, thổ công, táo quân …), tổ tiên ( Hùng Vương, ông bà, cha mẹ, dòng họ…) • Phân loại Tín ngưỡng : theo giới tính, theo dân tộc, theo chức năng thờ tự, theo cộng đồng, gia đình…

  11. Khảo sát cơ sở thờ cúng đặc trưng Việt : Đình • Chức năng : hành chính, tín ngưỡng, văn hóa • Niên đại: Cuối thế kỷ 2 đầu thế kỷ 3 ( theo Lục độ tập kinh) Thời Trần (theo Đại Việt sử ký toàn thư) Thời Lê (theo Đại Việt sử ký toàn thư) • Kiến trúc: cấu trúc mặt bằng kiểu chữ Nhất chữ Nhị phổ biến thế kỷ 18 chữ Đinh chữ Khẩu phổ biến thế kỷ 19 Miền Bắc: Nhà sàn; miền Trung: nhà đọi; miền Nam : nhà vuông

  12. Cấu trúc • sân: , Bệ xây, đàn xã tắc • Bia: Bình phong ông Hổ, long mã… • 2 miếu : Ngũ Hành nương nương; Bạch Mã Thái Giám Võ ca; Chính điện; Nhà túc; Nhà tiền vãng; Đông lang, Tây lang; Nhà trù; Nhà cối

  13. Thờ tự Thần làng được thờ ở miếu –Đình chỉ thờ vọng- Lễ hội mới rước về Nhiên thần : -Thành phục vu hoàng (Thành hoàng); Đô Thành Hoàng ( ở Huế); Thành Hoàng Bổn Cảnh) ở làng -Thần núi Tản Viên, Cao Sơn…; Thần cây, Thần cá Voi… thần sông, Nhân thần:Tiền hiền, Hậu hiền; Tiền bối, Hậu bối; Tiên sư… Sắc thần: Nội dung , các triều đại phong sắc, gia tặng… Biểu hiện -Hệ thống tín ngưỡng đa nguyên - Yếu tố tín ngưỡng sơ khai của cư dân nông nghiệp ( phồn thực, Thần Mẹ, sức mạnh tự nhiên…)

  14. Lễ hội -Kỳ yên; thượng điền; Hạ điền; Cúng cơm mới; Tống ôn; Lễ lúa sinh (xin lúa tốt); Cầu bông… -Các bước lễ hội: Mộc dục (tắm ); Gia quan ( mặc áo) ; rước thần; rước văn; Cờ tiết mao, cờ Ngũ Hành (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen); Long đình… -Đại tế: Chủ tế ; Bồi tế ; 2 Đông xướng, Tây xướng; 2 nối tán; 10-12 chấp sự - Nghi lễ: 4 giai đoạn: Nghinh thần; Hiến lễ; Ẩm phúc & Thụ tộ ; Lễ tạ. -Hèm: nghi lễ đặc biệt nhắc lại tính tình, sự nghiệp của thần. Hình thức ma thuật bắt chước.

  15. III. Tín ngưỡng dân gian trong dân tộc ít người Tin có thần linh ngự ở mọi nơi, gọi là Yang. Đấng tối cao trên hết là N’ Du. Người Dao: nửa triệu người ở Cao Bằng , Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái , Hà Giang…. Truyện Bàn Hồ xem thuỷ tổ của tộc người là Bàn Hoàng Thánh đế , là con chó tiên lập công lấy được công chúa, được vua phân đất cho xuống trần trấn giữ vùng núi phía Nam.

  16. ý nghĩa là biểu tượng cho sự thống nhất nguồn gốc • Đạo giáo góp phần củng cố ý thức tự giác tộc người. Lễ cấp sắc cho thanh niên mới được trở thành tín đồ Đạo giáo, khi chết mới được về với tổ tiên. • Quan niệm ngũ sắc: biểu tượng cho sức mạnh, may mắn.. nấu xôi, làm bánh 5 màu cúng thần linh • Các loại tranh : cõi thượng giới (Ngọc Hoàng Thượng đế), hạ giới (Thập điện Diêm vương )

  17. NGƯỜI THÁI -Kiêng kỵ ngày Mão vì đó là ngày con ong, vất vả. Nếu chết đắp chiếu để hôm sau mới xem như chết. -Chết ba ngày đem cơm ra mộ, sau đó không cúng, rước về thờ tổ tiên ở nhà. Không có giỗ đầu, giỗ cuối . -Có tục thiêu xác.

  18. Người H’Mông • Cư trú ở Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An… • Quan niệm trời tròn, đất vuông, Cha trời mẹ đất… • Quan niệm vạn vật hữu linh, đấng tối cao là trời. • Tin có ma, nhưng là ma tốt và ma xấu. • Thờ tổ tiên nhưng không có bàn thờ . Chỉ cúng tổ tiên vào ngày Tết.

  19. Người Khmer • Thờ ông Tà, thần bản mệnh • Thờ cúng tổ tiên. Lễ Đônta. Thờ cha mẹ ở nhà 3 năm, sau đó đem lên chùa nhập tháp. • Cúng tổ nghề nghiệp • Cúng quà đầu mùa • Cúng cầu trẻ hết bịnh: vào đêm tối , ngoài hè.

  20. NGƯỜI HOA • Thờ đa thần • Có sự đan xen giữa tín ngưỡng và tôn giáo • Vũ trụ quan: Có các cõi Phật , Trời, Người, Địa Ngục… • Thể hiện giao lưu văn hóa Hoa-Việt trong thờ cúng: Bà Chúa Xứ, Thành Hòang Bổn Cảnh…

  21. Người Chăm • Tín ngưỡng Raya dil itrah tổ chức vào ngày cuối của tháng Ramadan nhằm cám ơn Thượng Đế đã ban phúc lành . • Tín ngưỡng Tolakbala cầu Thượng Đế che chở. Tháng 2 hàng năm . • Lễ đặt tên, cắt tóc, cắt da qui đầu .. Cắt tượng trưng vài sợi tóc, tặng quà cho trẻ mồ côi, sờ vào đầu chúng …cầu Thượng Đế ban phước lành

  22. IV. CHỨC NĂNG CỦA TÍN NGƯỠNG • Đền bù hư ảo • Giáo duc, định hướng nhân cách sống • Giao tiếp • Bảo đảm tính kế tục lịch sử • Điều chỉnh quan hệ cộng đồng

  23. V. MỘT SỐ NHẬN XÉT ** Tôn giáo tồn tại trong cộng đồng dân tộc ít người đã làm thay đổi quan niệm về tín ngưỡng và phong tục tập quán có liên quan đến tín ngưỡng. -Lễ Bỏ mã không còn (Cơ Ho) -Bí tích hôn phối diễn ra có khi đôi vợ chồng đã có con …. ** Đặc trưng của tín ngưỡng ở Việt Nam -Tàn dư của vật linh giáo, bái vật giáo; mang yếu tố của lễ thức nông nghiệp;thờ Mẫu -Mang tính sáng tạo, đa dạng do quá trình sống cận cư. -Thể hiện đặc trưng tộc người của dân tộc Việt Nam: trọng nhân nghĩa, ghi ơn những người có công với đất nước và cộng đồng.

More Related