630 likes | 781 Views
GIỚI THIỆU QUY ĐỊNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC. (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT Ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Nội dung chính.
E N D
GIỚI THIỆU QUY ĐỊNHCHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐTNgày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Nội dung chính I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG II. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG III. GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 29/2009/TT-BGDĐT NGÀY 22/10/2009 CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG VĂN HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SỐ 430 IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ TRONG QUI ĐỊNH CHUẨN • CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN • CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN • CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG • Để phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước • Tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển • Quyết định 09 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2004-2010”, một trong những mục tiêu của Đề án là: “Xây dựng Chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm cơ sở cho việc bố trí, đánh giá và sàng lọc đội ngũ,
II. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG 1. Để hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường; 2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng; 3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng
III. GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 29/2009/TT-BGDĐT NGÀY 22/10/2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Nội dung thông tư gồm 03 điều: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2009. Điều 3. Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
III. GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 29/2009/TT-BGDĐT NGÀY 22/10/2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG 2. Văn bản ban hành kèm theo thông tư gồm: • Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. • Phụ lục 1. Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá • Phụ lục 2. Phiếu giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng • Phụ lục 3. Tổng hợp kết quả giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng • Phụ lục 4. Phiếu thủ trưởng cơ quan quản lí trực tiếp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng
2. Nội dung cơ bản của công văn Số 430/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26/01/2010 về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại HT trường trung học theo Thông tư số: 29/2009/TT-BGDĐT I. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG 1. Các bước đánh giá, xếp loại Bước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại Bước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng Bước 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng 2. Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng 3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
2. Nội dung cơ bản của công văn Số 430/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26/01/2010 về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại HT trường trung học theo Thông tư số: 29/2009/TT-BGDĐT II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN • Thời điểm đánh giá • Đánh giá đáp ứng mục đích khác • Trách nhiệm của phòng GD ĐT • Trách nhiệm của sở GD-ĐT • Trách nhiệm của các Bộ, ngành
2. Nội dung cơ bản của công văn Số 430/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26/01/2010 về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại HT trường trung học theo Thông tư số: 29/2009/TT-BGDĐT III. Các phụ lục ban hành kèm theo công văn • Phụ lục 1. Các minh chứng phân định các mức của từng tiêu chí • Phụ lục 2. Nguồn minh chứng • Phụ lục 3. Báo cáo tổng hợp kết quả xếp loại hiệu trưởng trường trung học (của sở GD-ĐT) • Phụ lục 4. Báo cáo tổng hợp kết quả xếp loại hiệu trưởng trường trung học (của bộ/ngành).
Qui định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG 03 điều Chương II CHUẨN HIỆU TRƯỞNG 03 điều Chương III ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN 03 điều Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN 02 điều Qui định Chuẩn hiệu trưởng 1. Cấu trúc văn bản:
CHUẨN HIỆU TRƯỞNG Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị Tiêu chí 5. Giao tiếp, ứng xử Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp (5 tiêu chí) Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp Tiêu chí 4. Tác phong làm việc Tiêu chí 3. Lối sống Tiêu chí 6. Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (5 tiêu chí) . Tiêu chí 7. Trình độ chuyên môn Tiêu chí 9. Tự học và sáng tạo Tiêu chí 8. Nghiệp vụ sư phạm Tiêu chí 23. Kiểm tra đánh giá Tiêu chí 11. Phân tích và dự báo Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường (13 tiêu chí) Tiêu chí 22. Xây dựng hệ thống thông tin Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lược Tiêu chí 13. Thiết kế và định hướng triển khai Tiêu chí 21. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng Tiêu chí 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới Tiêu chí 20. Quản lý hành chính Tiêu chí 15. Lập kế hoạch hoạt động Tiêu chí 19. Phát triển môi trường giáo dục Tiêu chí 16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ Tiêu chí 18. Quản lý tài chính và tài sản nhà trường Tiêu chí 17. Quản lý hoạt động dạy học
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ TRONG QUI ĐỊNH CHUẨN A. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN • Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Qui định Chuẩn: Được qui định tại Điều 4 của Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Qui định Chuẩn: Điều 4. Hệ thống trường trung học 1. Trường trung học có loại hình công lập và loại hình tư thục. a) Trường công lập b) Trường tư thục 2. Các trường có một cấp học gồm: a) Trường trung học cơ sở; b) Trường trung học phổ thông. 3. Các trường phổ thông có nhiều cấp học gồm: a) Trường tiểu học và trung học cơ sở; b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông; c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (.Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học)
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Qui định Chuẩn: Điều 4. Hệ thống trường trung học 4. Các trường trung học chuyên biệt gồm các loại trường theo quy định tại Mục 3 Chương III của Luật Giáo dục. (Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Các trường trung học chuyên biệt gồm các loại trường theo quy định tại Mục 3 Chương III của Luật Giáo dục. CÁC LOẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT Điều 61. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học Điều 62. Trường chuyên, trường năng khiếu Điều 63. Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật Điều 64. Trường giáo dưỡng
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN2. Thế nào là Chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí, minh chứng Tại điều 3 trong qui định về Chuẩn hiệu trưởng, các khái niệm Chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí, minh chứng được hiểu như sau: 1. Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường. 2. Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn. 3. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. 4. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu chí.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN3. Tại sao Hiệu trưởng trường THCS và hiệu trưởng trường THPT có sự khác nhau về nhiệm vụ công tác, về đối tượng quản lí... nhưng chuẩn hiệu trưởng lại không tách riêng mà gộp chung thành một qui định Vì: - Điều lệ nhà trường là điều lệ chung cho cả hai cấp học, không có sự phân biệt; - Mục tiêu, căn cứ khoa học, nguyên tắc xây dựng chuẩn hiệu trưởng trưởng THPT và THCS là như nhau; - Kinh nghiệm xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường trung học ở các nước tiêu biểu như: Mĩ, Anh, Trung Quốc, Úc.... chưa có quốc gia nào tách riêng chuẩn hiệu trưởng trường THPT và THCS. Cho nên, Chuẩn hiệu trưởng đã ban hành là chuẩn áp dụng chung cho cả hiệu trưởng trường THCS, hiệu trưởng trường THPT và hiệu trưởng trường phổ thông có nhiều cấp học
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN4. Trong các tiêu chí của Chuẩn, tiêu chí nào cần được nhấn mạnh khi tiến hành đánh giá hiệu trưởng? • Về nguyên tắc tất cả 23 tiêu chí đều là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở mỗi nội dung cụ thể đối với hiệu trưởng. • Về mặt định lượng, mỗi tiêu chí đều được đánh giá ngang nhau và có điểm tối đa là 10 điểm khi đánh giá. • Tuy nhiên, căn cứ vào mục a, mục b của khoản 2, điều 8 Chương III của Chuẩn qui định: ” Loại trung bình: Tổng số điểm từ 115 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1và 3 phải từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm nhưng không xếp được ở các loại cao hơn, ta có thể thấy rằng các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 3 là những yêu cầu bắt buộc đối với hiệu trưởng đạt chuẩn
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN5. Tại sao các tiêu chuẩn khác như độ tuổi của hiệu trưởng, tình trạng sức khỏe lại không được qui định trong chuẩn? - Khoản 1, điều 18 của Điều lệ trường THCS và trường THPT đã qui định về nhiệm kì đối với hiệu trưởng («… Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học ») ; điểm b, khoản 2 của điều 18 cũng qui định về yêu cầu sức khỏe đối với hiệu trưởng. Vì lẽ đó, Chuẩn hiệu trưởngkhông cần thiết đưa các tiêu chuẩn này vào. - Việc đánh giá hiệu trưởng là đánh giá các hiệu trưởng đương nhiệm, là những người khi xét được đề bạt đã bảo đảm được các tiêu chuẩn theo qui định của nhà nước, của ngành.
A. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN6. Vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng được thể hiện như thế nào trong chuẩn? • Vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng được thể hiện trong tiêu chuẩn 3 là tiêu chuẩn về năng lực quản lí nhà trường: • Tiêu chí 11. Phân tích và dự báo; • Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lược; • Tiêu chí 13. Thiết kế và định hướng triển khai; • Tiêu chí 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới; • Tại điểm d, khoản 6, điều 3 cũng qui định: Động viên đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường, thực hành dân chủ ở cơ sở, xây dựng đoàn kết ở từng đơn vị và trong toàn trường; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo...-
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN7. Hiểu thế nào về qui định hiệu trưởng phải sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc Khoản 5, điều 5 của Chuẩn qui định: ”5. Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin a) Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số); được hiểu là: - Biết sử dụng một trong 5 ngoại ngữ (Anh, Nga, Trung, Pháp, Đức) trong giao tiếp cơ bản, hoặc sử dụng được tiếng dân tộc khi công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc. Trong trường hợp hiệu trưởng biết được nhiều hơn một ngoại ngữ hoặc hiệu trưởng vừa biết tiếng dân tộc, vừa biết ngoại ngữ đương nhiên tiêu chí này sẽ được đánh giá, xếp loại ở mức cao hơn so với chuẩn b) Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc.” - Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc được hiểu là biết sử dụng máy tính, sử dụng được tin học văn phòng ( đối với mức trung bình)
A. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN8. Hiểu thế nào về tầm nhìn chiến lược của hiệu trưởng? Tại khoản 2 điều 6 của Chuẩn qui định: ” Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lược “ được hiểu: • người hiệu trưởng phảihiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương; • nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục; • phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương và khả năng phát triển của nhà trường ( khoản 1, điều 6) ít nhất là trước 5 năm, • để từ đó xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN1. Về thành phần tham gia đánh giá hiệu trưởng • có ý kiến cho rằng nên qui định cụ thể loại nhân viên nào được đánh giá hiệu trưởng vì sợ rằng có nhân viên không đủ trình độ để đánh giá hiệu trưởng như nhân viên phục vụ hay nhân viên bảo vệ; • cũng có ý kiến khác lại cho rằng nên qui định cả nhân viên biên chế và hợp đồng cùng được tham gia đánh giá hiệu trưởng
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN1. Về thành phần tham gia đánh giá hiệu trưởng Về điểm này, tại khoản 1, Điều 9. Lực lượngvàquy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng đã qui định: ” Lực lượng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: • hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường; • cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng”
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN1. Về thành phần tham gia đánh giá hiệu trưởng có nghĩa là: • việc đánh giá hiệu trưởng là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường, • => là những người gắn bó nhiều hơn với nhà trường, với hiệu trưởng nên có đủ điều kiện hơn để đánh giá hiệu trưởng so với các đối tượng khác.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN1. Về thành phần tham gia đánh giá hiệu trưởng Tuy nhiên: • đối với các đối tượng khác, không nằm trong lực lượng đánh giá đã nêu trên, nếu có ý kiến phản ánh về hiệu trưởng có thể gửi cho nhà trường hoặc gửi cho thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng để được xem xét, xử lí ( qui định tại điểm b, khoản 2, điều 9 của Qui định Chuẩn hiệu trưởng)
Về thành phần tham gia đánh giá hiệu trưởng-điểm b, khoản 2, điều 9 của Qui định Chuẩn hiệu trưởng b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng chủ trì thực hiện các bước sau đây: - Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (được thể hiện trong các mẫu phiếu của Phụ lục 1, 2, 3) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 4”.
2. Về phương pháp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. 1.Thông qua việc đánh giá và cho điểm từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. 2. Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện trên cơ sở xem xét các minh chứng liên quan. 3. Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên. 4. Tổng điểm tối đa của 23 tiêu chí là 230.
Loại xuất sắc Điều kiện: - Tổng số điểm từ 207 đến 230; - Các tiêu chí phải từ 8 điểm trở lên. Loại khá Điều kiện: - Tổng số điểm từ 161 điểm trở lên; - Các tiêu chí phải từ 6 điểm trở lên (nhưng không xếp được ở loại xuất sắc) ĐẠT CHUẨN Điều kiện: - Tổng số điểm từ 115 trở lên; - Các tiêu chí của tiêu chuẩn 1và 3 phải từ 5 điểm trở lên; - Không có tiêu chí 0 điểm ( nhưng không xếp được ở các loại cao hơn). Loại trung bình Điều kiện: - Tổng điểm dưới 115; - Hoặc có tiêu chí 0 điểm; - Hoặc có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1và 3 dưới 5 điểm. Loại kém CHƯA ĐẠT CHUẨN 3. các điều kiện để xếp loại hiệu trưởng
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu trong Phụ lục1; báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường Giai đoạn 1. Đánh giá tại cơ sở 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đánh giá hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 2. 3. Đại diện các cấp của nhà trường tổng hợp ý kiến, phân tích các ý kiến và đánh giá theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3 1. Tham khảo các nguồn thông tin Giai đoạn 2 Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá Từ các nguồn thông tin sát thực khác 2. Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng (theo mẫu phiếu trong Phụ lục 4.) 3. Lưu hồ sơ, thông báo kết quả đánh giá cho HT và nhà trường; tư liệu để tổng hợp, báo cáo Giai đoạn 3 Cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng tổng hợp kết quả đánh giá, xây dựng báo cáo tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo qui định tại điều 11 của Chuẩn GỬI BÁO CÁO 4. tổ chức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng tại địa phương
Qui trình thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng tại trường Bước 1.Phổbiếnchủtrương, cungcấptàiliệucholựclượngđánhgiávàtựđánhgiánghiêncứutrướckhitổchứccuộchọp(1) Bước 2.Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá(2) Bước 3.Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể Bước 4.Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến, tham gia đánh giá hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng (3) Bước 5.Kiểm số lượng phiếu đánh giá và lập biên bản kiểm số lượng phiếu, bàn giao cho Ban chấp hành Công đoàn Bước 6.Tổng hợp ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3; niêm phong hồ sơ đánh giá(4) GỬI LÊN THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÍ TRỰC TIẾP 5. đánh giá, xếp loại hiệu trưởng tại trường
5. đánh giá, xếp loại hiệu trưởng tại trường Ghi chú: (1)Tài liệu cung cấp thông tin gồm: • Qui định Chuẩn hiệu trưởng • Phiếu đánh giá qui định tại phụ lục I,II,III,IV Ban hành kèm theo Thông tư • Phụ lục 1- Minh chứng phân định các mức của từng tiêu chí (Tài liệu để tham khảo, kèm theo Công văn số 430 /BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày26 tháng 01 năm 2010 của Bộ GD&ĐT) • Các văn bản hướng dẫn của địa phương ( nếu có) (2)Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá (cuộc họp) từ cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn thông qua biểu quyết. Người chủ trì cuộc họp này cũng sẽ chủ trì cuộc họp bước ở bước 6 (3)Thực hiện niêm phong kết quả nếu cuộc họp ở bước 6 chuyển sang buổi khác hoặc ngày khác (4)Tham gia tổng hợp kết quả và nhận xét là các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn và Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, nhưng nhất thiết phải có sự chứng kiến của hiệu trưởng.
Bước 1.Nghiêncứu: • Qui địnhChuẩn, • Phụlục I đínhkèmCôngvănsố 430 /BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày26 tháng 01 năm 2010 củaBộ GD&ĐT về minh chứngphânđịnhcácmứccủatừngtiêuchí • Phiếuhiệutrưởngtựđánhgiá Bước 2. Xác định các minh chứng có liên quan đến từng tiêu chí thuộc từng tiêu chuản, ghi vào phiếu tự đánh giá Bước 3.Tựchấmđiểmtheotừngtiêuchí, ghivàophiếutựđánhgiá Bước 4. Cộng điểm tiêu chuẩn, tổng điểm; nghiên cứu lại điều 8 của Chuẩn, xác định và ghi loại mình đạt được vào dòng xếp loại trong phiếu đánh giá Bước 5. Ghivàomụcđánhgiáchungtrongphiếuđánhgiá; chuẩnbịbáocáokếtquảtựđánhgiátrướctậpthểcánbộ, giáoviên, nhânviênnhàtrường. 6. hiệu trưởng thực hiện tự đánh giá
6. để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý và tham gia đánh giá hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, • Sắp xếp và có thông báo lịch họp trước ít nhất một tuần để đảm bảo mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường đều có điều kiện dự họp, tối thiểu phải có 2/3 số người được góp ý và tham gia đánh giá dự họp; • Trong cuộc họp cần quán triệt kĩ mục đích, yêu cầu việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn, hướng dẫn chi tiết cách ghi Phiếu cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng;
6. Một số lưu ý để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý và tham gia đánh giá hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, • Tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thảo luận, góp ý cho hiệu trưởng ở tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường của hiệu trưởng diễn ra trong năm học; động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên tham gia đánh giá một cách trung thực khách quan đối với hiệu trưởng; • Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tiến hành kiểm tra, đối chiếu các minh chứng với từng tiêu chí đánh giá hiệu trưởng, việc xác định mức độ đạt được ở từng tiêu chí của hiệu trưởng cần dựa trên cơ sở là các minh chứng và nguồn minh chứng cụ thể, xác thực.
7. Khi tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng và các góp ý của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cần lưu ý những điểm gì? • Các phiếu của giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường đánh giá hiệu trưởng thuộc loại xuất sắc, loại kém; • Những ý kiến nhận xét trái chiều; • những ý kiến chưa thống nhất giữa tự nhận xét đánh giá của hiệu trưởng và của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về hiệu trưởng.
8. Trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của hiệu trưởng với đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hoặc đánh giá của cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn TNCS HCM nhà trường thì phải làm như thế nào? thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng: • có thể trao đổi với các đối tượng nêu trên, • tham khảo thêm thông tin từ các nguồn khác (cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường; tập thể lãnh đạo, chuyên viên của cơ quan quản lý trực tiếp...) => trước khi đưa ra quyết định của mình.
9. Khi có khiếu nại, thắc mắc về đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, cần phải làm như thế nào? Nếu: • khiếu nại đó gửi cho nhà trường => thì nhóm tham gia tổng hợp kết quả và nhận xét (là các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, đại diên Ban chấp hành Công đoàn và đại diện Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường) có thể hội ý, xem xét trao đổi thẳng thắn với đương sự, ghi biên bản và báo cáo lên cấp trên.
9. Khi có khiếu nại, thắc mắc về đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, cần phải làm như thế nào? • Trường hợp gửi qua nhà trường để gửi lên cấp trên hoặc gửi trực tiếp cho cấp trên • thìThủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng: • cần xem xét lại các minh chứng, • tham khảo thêm ý kiến của cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng; • cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan khác =>để có kết luận (bằng văn bản) trả lời khiếu nại về kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. Văn bản kết luận được gửi đến cho người khiếu nại, thắc mắc.
10. Kết quả đánh giá, xếp loại được dùng cho việc gì? Kết quả đánh giá, xếp loại được dùng làm tư liệu cho việc: • Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng của hiệu trưởng; • Sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng và đề nghị xem xét, xử lý đối với những hiệu trưởng chưa đạt Chuẩn; • Xét khen thưởng, kỉ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng.
11. Triển khai thí điểm chuẩn hiệu trưởng diễn ra như thế nào, bài học nào có thể áp dụng trong triển khai đại trà ? 1. Các sở Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo thực hiện chặt chẽ: • “Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ; • phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương”
11. Triển khai thí điểm chuẩn hiệu trưởng diễn ra như thế nào, bài học nào có thể áp dụng trong triển khai đại trà ? 2. Cần quán triệt, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL giáo dục, giáo viên, cán bộ nhân viên trong ngành của địa phương về: • mục đích, ý nghĩa của việc ban hành Qui định Chuẩn hiệu trưởng; • mục đích, ý nghĩa việc tổ chức đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, • đặc biệt nhấn mạnh việc đánh giá nhằm tăng cường dân chủ trong trường • và giúp hiệu trưởng cải thiện được tình hình lãnh đạo, quản lí nhà trường theo hướng tiến bộ, tích cực, là đòn bẩy để tập thể nhà trường vươn lên, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
11. Triển khai thí điểm chuẩn hiệu trưởng diễn ra như thế nào, bài học nào có thể áp dụng trong triển khai đại trà ? 3. Cần : • hướng dẫn kĩ qui trình thực hiện việc đánh giá tới từng đối tượng tham gia đánh giá; • cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng trong lực lượng tham gia đánh giá.
C. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Về thời điểm đánh giá hiệu trưởng? Tại khoản 1, Điều 10. Thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng của Chuẩn qui dịnh : Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện hằng năm vào cuối năm học. Tuy nhiên, tại Công văn số 430 đã hướng dẫn chi tiết hơn: 1. Hằng năm vào cuối năm học, hiệu trưởng trường trung học tự đánh giá Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá được lưu giữ trong hồ sơ của hiệu trưởng, được sao gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp và là căn cứ để hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phấn đấu và công tác trong năm học sau.
2. Theo • chu kì bổ nhiệm cán bộ (5 năm) • hoặc do yêu cầu khác của công tác quản lý (tăng lương, đề bạt, quy hoạch cán bộ...), => Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, đảm bảo đủ các bước theo quy định tại Điều 9
C. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Về thời điểm đánh giá hiệu trưởng? Nội dung hướng dẫn trên cần được hiểu: • Hằng năm, vào cuối năm học bắt buộc hiệu trưởng phải thực hiện tự đánh giá. • Tự đánh giá này không nhất thiết phải công khai trước tập thể, nhưng nhất thiết phải được lưu giữ trong hồ sơ của hiệu trưởng, được sao gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp • là căn cứ để hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phấn đấu và công tác trong năm học sau. • Việc đánh giá đầy đủ, theo đúng qui trình đã qui định trong thông tư và công văn hướng dẫn nêu trên theo chu kì bổ nhiệm cán bộ (5 năm) hoặc do yêu cầu khác của công tác quản lý (tăng lương, đề bạt, quy hoạch cán bộ...). • Như vậy trên địa bàn một địa phương (quận/huyện/thị; tỉnh/ thành phố), việc đánh giá hiệu trưởng có thể diễn ra đồng loạt và có thể không nhất thiết diễn ra đồng loạt. Quyền tổ chức đánh giá do cấp QLGD địa phương quyết định.
C. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN2. Ngoài đánh giá theo qui định của Chuẩn, hiệu trưởng có cần thực hiện đánh giá theo qui định chung đối với cán bộ, công chức? Tại khoản 2, Điều 10 Quy định Chuẩn: Đối với hiệu trưởng trường công lập • ngoài việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn • còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại công chức theo quy định hiện hành.
Đánh giá cán bộ, công chức =>Tác động của các văn bản mới • LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC - Luậtsố: 22/2008/QH12 - Luậtnàycóhiệulựcthihànhtừngày 01 tháng 01 năm 2010 • NGHỊ ĐỊNH Số 06/2010/NĐ-CP Quyđịnhnhữngngườilàcôngchức - , ngày 25 tháng 01 năm 2010 • Quyếtđịnhvềviệc ban hànhQuychếđánhgiácánbộ, côngchức(Quyếtđịnhsố 286-QĐ/TW ngày 8-2-2010 củaBộChínhtrị) • NGHỊ ĐỊNH Số: 18/2010/NĐ-CP - Vềđàotạo, bồidưỡngcôngchức - ngày 05 tháng 3 năm 2010 • NGHỊ ĐỊNH Số: 24/2010/NĐ-CP -Quyđịnhvềtuyểndụng, sửdụngvàquảnlýcôngchức- ngày 15 tháng 3 năm 2010
Văn bản mới –các vấn đề liên quan tới nội dung chuẩn HT: LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Điều 27. Mục đích đánh giá cán bộ Đánh giá cán bộ để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Điều 28. Nội dung đánh giá cán bộ 1. Cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây: a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
Văn bản mới –các vấn đề liên quan tới nội dung chuẩn HT: LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; c) Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; d) Tinh thần trách nhiệm trong công tác; đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 2. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển. .