220 likes | 454 Views
THUYẾT TAM PHỤ VÀ ĐẠO HIẾU: Một Nỗ Lực Hội Nhập Thần Học Trong Nền Văn Hóa Nho Giáo Việt Nam. Antôn-Phaolô Trần Quốc Anh , SJ Đại Học Santa Clara Berkeley, California 28/6/2014. Hội Nhập Văn Hóa. Enculturation (trong xã hội học): giao thoa giữa hai nền văn hóa, “nhập gia tùy tục”
E N D
THUYẾT TAM PHỤ VÀ ĐẠO HIẾU: MộtNỗLựcHộiNhậpThầnHọcTrongNềnVănHóaNhoGiáoViệt Nam Antôn-PhaolôTrầnQuốcAnh, SJ ĐạiHọc Santa Clara Berkeley, California 28/6/2014
HộiNhậpVănHóa • Enculturation (trong xã hội học): giao thoa giữa hai nền văn hóa, “nhập gia tùy tục” • Inculturation (trong thần học): liên hệ hỗ tương giữa Tin Mừng và Văn Hóa, “đạo vào đời”
PhươngPhápTruyềnGiáo ở Châu Á củaDòngTên Alessandro Valignano, SJ chủ trương hội nhập vào văn hóa bản địa thay vì “xóa bàn làm lại” (tabula rasa) • Học tiếng bản xứ, soạn sách vở bằng tiếng địa phương • Tôn trọng những gì thuộc về tập tục địa phương miễn là không trái ngược với Tin Mừng
Tin MừngđếnĐạiViệt 1533: I-ni-khu đến miền duyên hải Bắc Việt 1615: Buzomi và các bạn đến Đà nẵng 1627: Đắc Lộ và Marques đến Thanh Hóa 1660: Khoảng 300,000 tín hữu
VănHóaNhoGiáo ở Đông Á • Tổ chức xã hội dựa trên tôn ti trật tự • Tam Cương: Quân – Sư – Phụ • Ngũ Thường: Quân-thần, Phụ-tử, Phu-phụ, Huynh-đệ, Bằng-hữu • Ngũ Đức: Trung, Hiếu, Tiết, Đễ, Nghĩa
Tin MừngGặpVănHóaViệt Thuận Lợi: • Có sẵn một niềm tin vào Trời • Tin vào sự thưởng phạt đời sau • Quý trọng các nhân đức, các tương quan xã hội Khó khăn: • Tôn giáo độc thần • Chống lại việc đa thê • Không tham gia các nghi lễ tế tự ở địa phương • Bài bác một số tục lệ vế tang tế • Giáo dân trung thành với các thừa sai
Từ Tam Cươngđến Tam Phụ Một nỗ lực hội nhập thần học vào xã hội Nho giáo dựa trên khái niệm trung và hiếu Tam Cương: Quân > Sư > Phụ Tam Phụ: • Thiên Chủ = Thượng Phụ • Quân Vương = Trung Phụ • Cha Mẹ = Hạ Phụ
CácSách “Minh Giáo” Bảo vệ niềm tin Công giáo và thuyết phục người tân tòng/dự tòng về chân lý của đạo mới • Matteo Ricci: Thiên Chủ Thực Nghĩa (1603) • Alexandre de Rhodes: Phép Giảng Tám Ngày (1651) • Sách Giảng Đạo Thật (Chân Đạo Yếu Lý) (1758) • Hội Đồng Tứ Giáo(giữa thế kỷ XIX)
ThiênChủThựcNghiã(1603) Người ta có ba đấng bề trên (tam phụ): thứ nhất là Thiên Chúa, thứ hai là vị quân vương, thứ ba là người cha trong gia đình. Không vâng phục ba đấng ấy là bất hiếu. Một người con nên vâng lời mệnh lệnh của vị thượng phụ, ngay cả khi điều ấy nghịch với mệnh lệnh của trung phụ hạ phụ. Làm như thế thì không bị xem là bất hiếu. Nếu ngược lại, vâng lời bề trên cấp thấp mà nghịch mệnh bề trên cấp cao hơn thì là đại bất hiếu vậy
PhépGiảngTámNgày (1651) “Bây giờ ta phải hay có ba đấng bề trên, gọi là ba cha, ta phải thờ, ở đấng nào cho nên đấng ấy. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta; Đấng giữa là vua chúa trị nước; Đấng trên là đức Chúa trời đất, làm Chúa thật trên hết mọi sự Có ba đấng này ta mới được sống được ở…” (ngày thứ nhất)
TriểnKhaiGiáoLý Tam Phụ • Sách Giảng Đạo Thật(1758) Chân Đạo Yếu Lý (thế kỷ XIX) • Hội Đồng Tứ Giáo (thế kỷ XIX) • Cả hai sách được chép lại bằng chữ Nôm và Quốc ngữ và được in rất nhiều lần.
SáchGiảngĐạoThật(1758) • Bản văn gốc: một sổ tay chữ Quốc ngữ trong văn khố của Hội Thừa Sai Ba Lê, mã số V-1183. • Sách có khổ 16 x 22 cm, 143 trang. • Không đề tác giả hoặc người chép. • Chương 3 (19.5 trang) bàn về thuyết Tam Phụ
ThảoKính Cha Mẹ “1. Phải có lòng kính sợ cha mẹ, chẳng bao giờ nói lời chi, làm việc gì mất lòng cha mẹ … 2. Phải vâng lời cha mẹ hết lòng hết sức … dù trái ý, khó nhọc cũng phải vâng chẳng nên buồn hay cãi trả 3. Phải nuôi cha mẹ chẳng nên bỏ cha mẹ đói khát rách rưới … phải cung kính trong ngoài … 4. Khi cha mẹ ốm đau lâu ngày thì con cái phải nhịn nhục chịu khó gìn giữ chăm sóc hết lòng hết sức … 5. Khi cha mẹ qua đời thì phải ra sức xem sóc mọi sự cho phải lẽ, chẳng nên lánh đi …”
HiếuKính Cha Mẹ 6. Cũng phải trả ơn về phần hồn nữa thì mới trọn sự báo hiếu … Chưa được đạo thì khuyên người cho được đạo mà khi người đã có đạo thì phải lo liệu cho người chịu các phép… đến khi người sinh thì đoạn lại phải đọc kinh lần hạt ăn chay, ví bằng có của đủ ăn mặc cũng phải bố thí có ý cầu khấn ĐCT thương linh hồn cha mẹ… 7. Phải coi sóc mồ mả … phải có lòng kính lòng nhớ cho đến trọn đời, bao giờ làm giỗ chạp thì phải cứ sự thật, chẳng nên làm sự dối …”
TônKínhĐấngLàmVua “1. Phải kính mến đấng cai trị trong nước … 2. Phẩi vâng mệnh đấng làm vua … nếu người khiến việc gì phải lẽ, chẳng nên chối... 3. Phải chịu việc vua là đào kinh, đắp đường … cùng nộp thuế chẳng nên trôn lánh... 4. Khi có việc gì phải ra sức mà giúp… như khi đánh giặc góp công góp của … 5. Phải ở hết lòng ngay mà trả ơn vua chúa cho thật…, chăng làm ngụy làm nghịch ... Lại cầu ĐCT phù hộ cho người…”
ThờPhượngThiênChúa “Mà thượng phụ là ĐCT thì ta phải trả ơn đến dường nào, vì cha mẹ có công nuôi dưỡng dạy dỗ thì ta đã báo hiếu, mà vua chúa có công trị nước cho ta được bằng yên thì ta đã kính thờ trả ơn vua chúa, phương chi ĐCT làm Cha cả hết loài người ta, là vua cả trên các vua, có ơn cả có công hơn cả cha mẹ hơn vua chúa muôn vàn trùng …”
NhớƠnThiênChúa “1. Vì ĐCT sinh ra ta thì ta mới có …. 2. Vì ĐCT hằng gìn giữ ta liên … 3. ĐCT chẳng những sinh ra ta, gìn giữ ta mà còn sinh ra muôn vàn giống để nuôi dưỡng ta … 4. Kẻ có đạo phải cám ơn riêng ĐCT mở lòng cho ta được chịu đạo Thánh Người truyền … 5. … Ấy ĐCT đã xuống bấy nhiêu ơn cho ta thì ta phải thờ phượng Người vì Người là Đấng tốt lành, phải kính mến Người vì Người là Đấng nhân lành, phải vâng phép Người vì Người là Đấng thưởng phạt công minh …”
HộiĐồngTứGiáo(thếkỷ XIX) • Hội Đồng Tứ Giáo được viết như một cuộc tranh luận tôn giáo 3 ngày giữa những người đại diện của 4 tôn giáo: đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật, và đạo Thiên Chúa, xoay quanh ba chủ đề: • “Con người và vũ trụ từ đâu đến?” • “Sống trên đời ta phải làm gì ?” • “Chết rồi thì sẽ ra sao ?
PhụngSựVuaChúa “Nhosĩrằng: Bênđạocódạythờphượngđấnglàmvuachúachăng ? Tâysĩrằng: Có, vìtrongđạogọiđấnglàmvuachúalà cha cảtrongnước, coisócmọingườinhư con vìvậydạyphảilấy 5 sựnàymàkínhthờvuachúa: • phảitônkínhngườilàmbềtrêncảtrongnước; • phảivânglệnhngườidạy, dầukhónhọcchẳngtừ; • phụcdịchđóngxâuthuế; • khicóviệcthìsẵnlònggiúpđỡ • hếtlòngbáoân, chớđemlòngngụynghịch
TônKính Cha Mẹ “Nhosĩrằng: Trongđạocódạythờ cha mẹlàthểnàonữachăng ? Tâysĩrằng: Trongđạothánhcóđiềurănthảokính cha mẹbuộckẻlàm con phảilàm 7 sựnày: • Tônkính • Vânglời • Phụngdưỡng • Nhẫnnhụcchịulụy • An tángtheophéphộithánh • BốthíchokẻkhókhănmàcầucùngChúacholinhhồn cha mẹ • Trọnđờicảmnhớ, cầuhồnxinlễcho cha mẹtrongngàygiỗchạp”
BàiHọctừGiáoLý Tam Phụ • Phản bác lại quan niệm cho rằng theo đạo là bỏ truyền thống dân tộc • Người Công giáo khẳng định chữ trung với vua, hiếu với cha mẹ, cho dù cách bầy tỏ không giống với lễ nghi đương thời. • Dù những cung cách lễ nghi bên ngoài có phần khác biệt, tự bản chất, đạo Thiên Chúa cũng là đạo Hiếu, hoà nhập được và trở thành một tôn giáo của người Việt như các tôn giáo khác.
KếtLuận • Giáo lý Tam Phụ là một nỗ lực hoà nhập vào xã hội Việt Nam thời xưa • Dùng khái niệm văn hoá để diễn tả đức tin Công giáo cho người tân tòng và dự tòng • Hoá giải những quan điểm đối nghịch từ người ngoài • Đạo có thể thích nghi và đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.