180 likes | 341 Views
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nghiên cứu trường hợp tại xã Cẩm Hoàng Cẩm Giàng-Hải Dương. Vũ Đình Tôn 1,2 , Nguyễn Thị Thu Huyền 2 , Vũ Quốc Khánh 2 , Philippe LEBAILLY 3. 1 Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản, Trường ĐH NN Hà Nội
E N D
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nghiên cứu trường hợp tại xã Cẩm HoàngCẩm Giàng-Hải Dương Vũ Đình Tôn1,2, Nguyễn Thị Thu Huyền2, Vũ Quốc Khánh2, Philippe LEBAILLY3 1Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản, Trường ĐH NN Hà Nội 2Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành PTNT 3Trường Đại học Nông nghiệp Gembloux, Bỉ
MỤC TIÊU • Nâng cao hiệu quả sử dụng đất; • Hiệu quả sử dụng lao động; • Hiệu quả sử dụng vốn. • KẾT QUẢ • Quy mô sx tăng; • Hình thành vùng sx chuyên canh; • Chuyển dịch LĐ; • Thu nhập tăng; • Đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. • CHÍNH SÁCH • Quyền sử dụng • ruộng đất • Dồn điền đổi thửa • Chuyển đổi mục • đích sử dụng đất • Sử dụng lao động • Tín dụng ĐẶT VẤN ĐỀ
TỈNH HẢI DƯƠNG Xã Cẩm Hoàng ĐIỂM NGHIÊN CỨU MIỀN BẮC VIỆT NAM ĐẶT VẤN ĐỀ • CẨM HOÀNG: - Vùng đồng bằng S. Hồng • - Diện tích: 750 ha • Dân số: trên 7000 người • Sản xuất nông nghiệp (lúa, chăn nuôi, NTTS)
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU • Đánh giá tác động của DĐĐT và chuyển đổi MĐSDĐNN đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu; • Đánh giá tác động của DĐĐT và chuyển đổi MĐSDĐNN đến tình hình lao động, thu nhập và việc làm của hộ nông dân vùng nghiên cứu; • Tìm hiểu những vấn đề nảy sinh cần giải quyết do tác động của việc dồn điền đổi thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Thu thập số liệu • Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của UBND xã Cẩm Hoàng. Phỏng vấn cán bộ xã. • Số liệu sơ cấp: Được thu thập trên 200 hộ nông dân có chuyển đổi và không chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp theo 2 mốc thời gian năm 2000 và 2007. b. Phân tích số liệu • Mô tả thực trạng dồn điền đổi thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở xã từ năm 1998 đến nay. • Phân tích tác động của dồn điền đổi thửa và chuyển đổi mục đich sử dụng đất nông nghiệp đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân xã Cẩm Hoàng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU • Thực trạng dồn điền đổi thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Cẩm Hoàng. • Lao động, thu nhập và việc làm của người lao động. • Xu hướng tìm việc làm của các lao động trong thời gian tới. • Một số thách thức đặt ra sau dồn điền đổi thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Cẩm Hoàng.
THỰC TRẠNG DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở CÁC HỘ • Cẩm Hoàng là một trong những xã đầu tiên được chọn làm mô hình thí điểm tiến hành “vận động nông dân dồn điền đổi thửa”. • Trước chuyển đổi, trung bình 6,11 thửa đất canh tác/hộ (cá biệt 29 thửa/hộ), với diện tích trung bình 406 m2/thửa. • Sau chuyển đổi, trung bình 2,23 thửa/hộ (nhiều nhất 5 thửa/hộ), với diện tích trung bình 1112 m2/thửa. Hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận tiện hơn do đất đai tập trung, đặc biệt là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đạt hiệu quả rất rõ rệt.
CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT • Trước 2000: • + Chuyển dịch tự do, không theo quy hoạch ảnh hưởng đến khu vực trồng lúa và gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. • + Mục đích: Làm ao kết hợp vườn cây ăn quả, vườn tạp. • Từ 2001-2003: • + Chuyển dịch có sự chỉ đạo của UBND xã • + Mục đích: Làm ao kết hợp vườn cây ăn quả. • Từ 2004 đến nay: • + Chuyển dịch theo quy hoạch của UBND xã • + Mục đích: Xây dựng mô hình VAC kết hợp với ao cá làm chủ đạo
BIẾN ĐỘNG ĐẤT CHUYỂN ĐỔI VÀ ĐẤT AO • Năm 2000, đất ao chiếm 31,85% DT đất chuyển đổi (chủ yếu là ao tận dụng trong thôn, xã. • GĐ 2001-2003: DT ao tăng đáng kể chiếm 58% tổng DT đất chuyển đổi Ao cá đã có vị trí quan trọng trong hệ thống canh tác. • Năm 2007: Đất ao chiếm 65,59% tổng DT đất chuyển đổi Phần lớn đất ao là từ đất chuyển đổi • DT đất chuyển đổi đã được đưa vào sản xuất chuyên canh khá ổn định nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân.
LAO ĐỘNG, THU NHẬP VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ • Cơ cấu các nhóm hộ • Thu nhập theo nhóm hộ và ngành nghề • Xu hướng tìm việc của người lao động trong thời gian tới.
THAY ĐỔI CƠ CẤU NHÓM HỘ 1: hộ thuần nông; 2: lao động nông nghiệp và đi làm thuê; 3: lao động nông nghiệp, công nhân viên chức; 4: lao động nông nghiệp và đi xuất khẩu lao động; 5: lao động làm nông nghiệp và tham gia từ hai ngành nghề khác trở lên; 6: hộ phi nông nghiệp • Tỷ lệ giữa các nhóm hộ có sự thay đổi rõ rệt ở năm 2000 so với năm 2007: • Năm 2000: Hộ thuần nông chiếm cao nhất (38,42%), hộ phi NN và hộ NN có người đi XKLĐ thấp nhất (2,46% và 1,97%). • Năm 2007: Hộ có lao động NN kết hợp 2 ngành nghề khac trở lên chiếm ưu thế (38,92%) và thấp nhất là hộ thuần nông & hộ phi NN (8,87% và 6,9%). • Hộ có người đi XKLĐ tăng khá mạnh vì thu nhập của LĐXK cao hơn rất nhiều so với lao động trong nước (Đài Loan, Malayxia, Hàn Quốc, Nga…)
THU NHẬP CỦA HỘ NN KIÊM VÀ PHI NN (năm 2007) 2: LĐNN và làm thuê; 3: LĐNN & công nhân viên chức; 4: LĐNN & XKLĐ; 5: LĐNN & tham gia từ hai ngành nghề khác trở lên; 6: hộ phi NN • Thu nhập có sự khác nhau giữa các nhóm hộ: • Hộ có người đi XKLĐ (nhóm 5) có thu nhập cao nhất: trung bình đạt 114,5 triệu đồng/năm. • Hộ NN có lao động làm thuê có thu nhập thấp nhất (nhóm 2): 38 triệu đồng/hộ/năm. • Hộ phi NN và hộ NN có ít nhất 3 nghề cũng cho thu nhập khá: trung bình đạt từ 79,6 triệu-93,63 triệu đồng/hộ/năm.
THU NHẬP TỪ NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP • Tương tự, thu nhập theo ngành nghề phi NN cũng có sự sai khác rất rõ rệt: • Lao động xuất khẩu có thu nhập cao hơn rất nhiều so với các lao động khác: trung bình 89,67 triệu đồng/người/năm. • Lao động đi làm thuê theo mùa vụ có thu nhập thấp nhất. Phần lớn họ đi làm vào ngày nông nhàn, công việc không ổn định và không yêu cầu kỹ năng cao. Trung bình đạt 7,96 triệu đồng/người/năm. • Các nghề khác như công nhân, viên chức hay buôn bán nhỏ có thu nhập ổn định hơn và không có sự sai khác giữa các nhóm này. Trung bình đạt 11,7 triệu – 16,31 triệu đồng/người/năm.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ NÔNG NGHIỆP • Nhìn chung, nhóm hộ có hoạt động chuyển đổi có quy mô sản xuất lớn hơn nhiều so với nhóm hộ không có hoạt động chuyển đổi: • Lúa-CN: số lợn thịt XC hộ chuyển đổi gấp 5 lần hộ không chuyển đổi; lợn nái gấp 2 lần. Số gia cầm được nuôi khá lớn 450 con-800 con/hộ/năm; • Lúa cá: TB 4,36 sào ao/hộ CĐ (3-7 sào) so với 1,71 sào ao/hộ không chuyển đổi (0,3-2,7 sào); • VAC: hầu hết DT lúa được chuyển làm trang trại và gia trại. DT ao khá lớn: TB 6 sào/hộ (2,5-12 sào); Lợn thịt TB: 58 con/hộ/năm; lợn nái: 3,4 con/hộ/năm; gia cầm: 540 con/hộ/năm (270-1100 con).
HQKT CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU CHUYỂN ĐỔI ĐVT: Triệu đồng/hộ/năm • Nhóm hộ 2 lúa-CN nhỏ và 2 lúa-vụ đông-CN nhỏ có mức đầu tư thấp TN thấp hơn nhiều so với các mô hình có CN lớn. • Mô hình lúa-CN truyền thống đầu tư gấp 6 lần hộ chuyên lúa TN khá hơn nhiều, TNB đạt 14 tr.đ/năm (gấp 2 lần chuyên lúa). • Mô hình lúa-cá được triển khai nhiều ở Cẩm Hoàng do kinh phí đầu tư không lớn và độ an toàn cao TN TB đạt 23,53 tr.đ/năm. • Tổng DT và TN của mô hình VAC cao nhất (131,75 tr.đ/năm và 50,92 tr.đ/năm) Mức đầu tư lớn, yêu cầu kỹ thuật cao.
MONG MUỐN VÀ XU HƯỚNG TÌM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI • Phần lớn LĐ có mong muốn đi XKLĐ (35%): tuổi từ 25-35, chưa có nghề nghiệp ổn định, hy vọng có thu nhập cao. • LĐ muốn làm công nhân khoảng 20%: thu nhập chưa cao nhưng ổn định, có cơ hội làm nghề riêng vì được đào tạo trong các công ty, nhà máy… • Phần lớn những người trung tuổi, không có khả năng đổi nghề muốn tiếp tục với nông nghiệp (11,48%). • Các lao động muốn làm viên chức và một số nghề khác có tỷ lệ lần lượt 14,75% và 19,13%.
MỘT SỐ THÁCH THỨC ĐẶT RA Bảng đánh giá cơ sở hạ tầng của người dân xã Cẩm Hoàng • Cơ sở hạ tầng: tốt hơn trước đây nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu sx; • Môi trường văn hóa nông thôn và tệ nạn xã hội có xu hướng xấu đi, đặc biệt là các hộ có người LĐXK; • Ô nhiễm môi trường sống gia tăng do sử dụng nhiều thuốc BVTV, thiếu không gian cho chăn nuôi quy mô lớn; • Quyết định hướng sản xuất theo hướng tự phát, chưa có sự quy hoạch cụ thể của các cấp chính quyền; • Định hướng nghề nghiệp cho các LĐ của các cấp chính quyền còn lúng túng.
KẾT LUẬN Tác động của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất NN ở Cẩm Hoàng: • Số thửa đất canh tác giảm còn 2,23 thửa/hộ ; • Quy mô sản xuất của hộ chuyển đổi mục đích sử dụng đất NN tăng lên rõ rệt so với hộ không chuyển đổi số đầu lợn nái tăng 2-2,5 lần, lợn thịt tăng 3-5 lần, gia cầm tăng hơn 3,6 lần, ao tăng 1,4-2,6 lần)… ; • Mức thu nhập của các nhóm hộ chênh lệch khá cao: hộ NN đạt 28 tr.đ/năm; hộ có LĐXK cao nhất: 114,5 tr.đ/năm; nhóm hộ phi NN có thu nhập TB đạt từ 29,9 – 93,6 tr.đ/năm. • Phần lớn cao LĐ trẻ muốn đi XKLĐ hoặc làm việc trong các công ty, nhà máy. Các LĐ trung tuổi khó có cơ hội đổi nghề nên muốn gắn bó với nghề nông. • Một số vấn đề này sinh: hạ tầng cơ sở còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các hộ chuyển đổi (hệ thống đường giao thông, điện…), ô nhiễm môi trường do sản xuất thâm canh cao, vấn đề LĐ và việc làm cho người LĐ do dư thừa LĐ…