230 likes | 491 Views
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học. Bài 2 THỰC HIỆN MỘT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. Phương pháp Nghiên cứu Khoa học. MỤC 1 CHỌN LỰA, TINH LỌC VÀ DỰ ÁN MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. I. CÁC NGUỒN CUNG CẤP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
E N D
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học Bài 2 THỰC HIỆN MỘT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học MỤC 1 CHỌN LỰA, TINH LỌC VÀ DỰ ÁN MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. CÁC NGUỒN CUNG CẤP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Xuất phát từ việc quan sát, chú ý, thắc mắc, tò mò, hứng thú về các sự vật, hiện tượng có trong thực tiễn, ta sẽ có điều muốn quan tâm. Từ điều quan tâm, để có thể xác định được một chủ đề nghiên cứu rõ ràng, cần dựa vào: • Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực liên quan. • Tài liệu tham khảo liên quan.
II. CÁC CHUẨN CHỌN LỰA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU • Quan tâm, thích thú của bản thân • Quan trọng • Thực tế • Mới mẻ • Thời gian • Độ khó • Chi phí • Hợp pháp
III. CÁC BƯỚC TINH LỌC MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Sau khi đã chọn lựa được một tên đề tài thích hợp với các chuẩn nêu trên, ta phải tinh lọc đề tài theo 5 bước sau: Bước 1: Giới hạn khuôn khổ Bước 2: Làm minh bạch Bước 3: Phát biểu vấn đề Bước 4: Nêu (các) câu hỏi nghiên cứu Bước 5: Đặt (các) giả thuyết
III. CÁC BƯỚC TINH LỌC MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1/ Bước 1: Giới hạn khuôn khổ Bao gồm các giới hạn sau: • Công việc • Quần thể: (các cá thể mà người nghiên cứu mong muốn khảo sát) • (Không gian, thời gian)
III. CÁC BƯỚC TINH LỌC MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2/ Bước 2: Làm minh bạch Người nghiên cứu chỉ phải thực hiện bước này đối với các đề tài chưa rõ ràng và còn khó hiểu.
III. CÁC BƯỚC TINH LỌC MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3/ Bước 3: Phát biểu vấn đề Vấn đề là đề tài đã được giới hạn khuôn khổ và làm cho minh bạch. Phát biểu vấn đề là phát biểu 1 câu hay một đoạn câu chỉ rõ (các) mục tiêu của nghiên cứu (trả lời cho câu hỏi: “nghiên cứu này mong muốn hoàn thành (những) điều gì?” )
III. CÁC BƯỚC TINH LỌC MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4/ Bước 4: Nêu câu hỏi nghiên cứu Người nghiên cứu đặt ra cho bản thân (các) câu hỏi, sao cho khi trả lời (các) câu hỏi này thì đạt được (các) mục tiêu vừa nêu ở bước 3.
III. CÁC BƯỚC TINH LỌC MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5/ Bước 5: Đặt (các) giả thuyết Xuất phát từ các câu hỏi đã đặt ra ở bước 4, người nghiên cứu sẽ nêu ra các giả thuyết. Giả thuyết là những câu phát biểu rành mạch, rõ ràng dự đoán câu trả lời cho những câu hỏi của bước 4. Giả thuyết cần phải dựa trên một cơ sở lý luận có được từ tài liệu tham khảo hay từ thực tiễn. Giả thuyết nên được phát biểu ở dạng “nguyên nhân-hệ quả” để có thể kiểm chứng được.
IV. CÁC BƯỚC DỰ ÁN MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU • Sau khi tinh lọc đề tài, ta cần có một dự án cho nghiên cứu. • Các bước cần có trong dự án là:
IV. CÁC BƯỚC DỰ ÁN MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Bước 1: Tên đề tài Bước 2: Phát biểu vấn đề Bước 3: Ý nghĩa của vấn đề Bước 4: Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết Bước 5: (Định nghĩa, thừa nhận) Bước 6: Phạm vi nghiên cứu Bước 7: Tài liệu tham khảo chính Bước 8: Dự kiếncách thức thu thập dữ liệu Bước 9: Kế hoạch thời gian Bước 10:Dự trù kinh phí
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học Mục 2 CÁCH THỨC THU THẬP DỮ LIỆU
I.CÁC CÁCH THỨCTHU THẬP DỮ LIỆU • Thu thập từ tài liệu tham khảo • Thu thập từ thực nghiệm • Thu thập từ điều tra Dữ liệu phải được ghi lại một cách chính xác trong sổ tay hay lưu vào máy tính. Phải ghi lại đầy đủ chi tiết các thông tin về tài liệu tham khảo (như họ tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, các trang sử dụng, nhà xuất bản…)
II. CÁC BƯỚC THU THẬP DỮ LIỆU • Xác định rõ (các) mụctiêucủa nghiên cứu. • Khẳng định những dữ liệu cần. • Quyết định chọn mẫu. • Lựa chọn (các)cách thức thu thập dữ liệu phù hợp nhất. • Chọn công cụ phù hợp với cách thức thu thập dữ liệu ở bước 4. • Dự kiến cách tổ chức dữ liệu thu thập được.
II. CÁC BƯỚC THU THẬP DỮ LIỆU Ta có thể có các dạng mẫu cơ bản sau đây: • Mẫu ngẫu nhiên đơn giản. • Mẫu theo nhóm (mẫu phân lớp). • Mẫu hệ thống. • Mẫu chỉ tiêu. • Mẫu thuận tiện. • Mẫu xét đoán.
II. CÁC BƯỚC THU THẬP DỮ LIỆU Ta có thể dự kiến cách tổ chức dữ liệu thu thập các dạng sau: • Dạng câu viết. • Dạng bảng. • Dạng hình. Ở mỗi dạng, ta có thể tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: liệt kê, tổng kết, cho điểm, phân loại, xếp hạng, đo lường, …
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học Mục 3 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU
I. MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU • Mô tả rõ ràng dữ liệu • Chỉ ra nét tiêu biểu và không tiêu biểu trong các dữ liệu. • Nêu lên sự khác nhau, mối liên quan, nguyên nhân-hệ quả, hiệu quả, các mô hình tồn tại trong các dữ liệu. • Trả lời đầy đủ cho các câu hỏi nghiên cứu; chấp nhận hoặc bác bỏ các giả thuyết đã đặt ra.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Có 2 phương pháp phân tích dữ liệu trong NCKH: • Phân tích định tính • Phân tích định lượng
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU a/ Phân tích định tính • Dữ liệu chủ yếu bằng lời. • Dùng diễn dịch hay quy nạp để phân tích. b/ Phân tích định lượng • Dữ liệu chủ yếu bằng số. • Dùng thống kê để phân tích. c/ Phân tích định tính/định lượng • Trong một số NCKH cần có sự kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng.