240 likes | 572 Views
CHUYÊN ĐỀ Phối hợp với gia đình trong công tác giáo dục học sinh. Nội dung. 1.Về kiến thức: -Xác định nội dung các yêu cầu của CNN-GV đối với GVTrH trong công tác phối hợp với GĐHS -Chỉ ra các loại minh chứng của công tác phối hợp với GĐHS -Trình bày được cách tính điểm đánh giá GV theo Chuẩn
E N D
CHUYÊN ĐỀPhối hợp với gia đình trong công tác giáo dục học sinh
Nội dung 1.Về kiến thức: -Xác định nội dung các yêu cầu của CNN-GV đối với GVTrH trong công tác phối hợp với GĐHS -Chỉ ra các loại minh chứng của công tác phối hợp với GĐHS -Trình bày được cách tính điểm đánh giá GV theo Chuẩn -Nêu được các biện pháp phát triển năng lực của GV trong công tác phối hợp với GĐHS để nâng cao chất lượng giáo dục HS 2.Về kĩ năng: -Xác định các tiêu chí của Chuẩn về công tác phối hợp với GĐHS -Phân tích những hạn chế của GV hiện nay trong việc đáp ứng các yêu cầu của CNN về phối hợp với GĐHS -Thực hành cách tính điểm theo CNN -Xây dựng biện pháp cải tiến công tác phối hợp với GĐHS
3.Về thái độ: -Lạc quan về công tác phối hợp với GĐHS -Tự giác xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phối hợp GĐHS của lớp của trường -Sẵn sàng tham gia tập huấn tại địa phương
Một số hình thức và nội dung phối hợp với GĐHS -Tổ chức họp CMHS -Thành lập Ban đại diện CMHS -Liên lạc, trao đổi thông tin với gia đình bằng sổ liên lạc,tin nhắn, gọi điện thoại -Phối hợp tổ chức các sự kiện, hoạt động giáo dục HS -Thu hút CMHS vào xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, góp ý kiến, xây dựng môi trường nhà trường, tập thể sư phạm
Những yếu tố cản trở chính trong công tác phối hợp với GĐHS hiện nay a.Từ phía giáo viên . Nhận thức về ý nghĩa, sự cần thiết của phối hợp với GĐHS; Lòng tin, sự chân thành đối với CMHS; Khai thác tiềm năng giáo dục của CMHS; . Kĩ năng giao tiếp, cộng tác với CMHS . Quan hệ với cá nhân CMHS và với hội CMHS . Các yếu tố khác … b.Từ phía CMHS . Nhận thức của CMHS về giáo dục con: coi trọng kiến thức văn hoá – điểm thi; chăm sóc, che chắn, bảo hộ cho con; Đặt nhiều tham vọng quá mức vào con (gây áp lực); . Văn hoá gia đình, lối sống; Mục tiêu kinh tế, thăng tiến của bố mẹ; Sự quan tâm, dành thời gian cho con;
Lòng tin, tín nhiệm của CMHS đối với GV, nhà trường. • Phó thác việc giáo dục con cho nhà trường; • Các yếu tố khác … C. Từ phía HS • Tâm lí muốn tự khẳng định, không muốn người lớn quyết định, áp đặt. • Đánh giá phương pháp giáo dục, cách ứng xử với HS của GV, CMHS (áp đặt, không lắng nghe, truyền thống,…). Lòng tin vào mối quan hệ giữa GV với GĐHS; • Các yếu tố khác …
Tìm hiểu yêu cầu của CNN về công tác phối hợp với GĐHS • Trong CNN-GVTrH, yêu cầu đối với GV về công tác phối hợp với GĐHS được xác định ở một tiêu chí độc lập (Tiêu chí 22 của TC 5)Tiêu chí này được xem như yêu cầu tuyệt đối về sự phối hợp với GĐHS (GV phải có trách nhiệm thực hiện) • CNN-GVTrH cũng quy định yêu cầu cơ bản về công tác phối hợp với GĐHS ở một số tiêu chí có liên quan (tc 2, tc 5 ở TC1; tc 6 và 7 của TC 2).Các tiêu chí này được xem là các yêu cầu tối thiểu trong công tác phối hợp với GĐHS • Trong CNN-GVTrH còn quy định một số tiêu chí có liên quan với những yêu cầu nâng cao đối với GV trong công tác phối hợp với GĐHS như tc 16 và 21 (Phụ lục Tiêu chí)
HỆ THỐNG CÁC MINH CHỨNG 1. Sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm lớp, sổ liên lạc (đối với giáo viên chủ nhiệm); sổ công tác Đoàn, sổ tay công tác của giáo viên (đối với giáo viên không làm chủ nhiệm)... 2.Biên bản họp Chi hội CMHS. 3. Biên bản góp ý cho giáo viên của tập thể lớp học sinh (nếu cần). 4. Biên bản góp ý cho giáo viên của Ban đại diện cha mẹ học sinh (nếu có). 5. Nhận xét của đại diện cha mẹ học sinh, học sinh, các tổ chức chính trị, xã hội, đồng nghiệp... (nếu có). 6. Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành. 7. Kết quả sử dụng thông tin khảo sát, điều tra. 8.Hồ sơ cá nhân của GV 9.Hồ sơ của lớp 10. Báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm (nếu có). 11.Tư liệu về một trường hợp giáo dục HS cá biệt thành công (nếu có)
Phát triển năng lực phối hợp GĐHS • Thế nào là người GV có năng lực phối hợp với GĐHS? Câu hỏi gợi ý • GĐHS có vai trò thế nào trong GDHS? Ở nhà, ở trường, ở lớp? • GĐHS có thể tham gia vào những hoạt động gì ở lớp, trường? • GV làm gì để lôi cuốn GĐHS vào công tác GDHS?
Kết luận -Gia đình là môi trường có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, tâm lý,tình cảm và trí tuệ của HS.Mỗi GĐ có những hoàn cảnh và ảnh hưởng khác nhau đến HS Sự đa dạng của HS cũng như sự đa dạng của hoàn cảnh GĐ đòi hỏi GV cần có sự tìm hiểu cặn kẽ và cách ứng xử linh hoạt - Sự phát triển của HS là mục tiêu trọng tâm của cả GĐ và GV, nhà trường. Sự quan tâm và tác động đồng thuận đến sự phát triển của HS giữa GV và GĐHS cần được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và hoàn thành trách nhiệm được giao
GV là chuyên gia giáo dục. Kiến thức, kinh nghiệm và trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của GV sẽ được thể hiện không chỉ qua việc dạy dỗ HS trên lớp mà còn trong quan hệ với GĐHS cũng như trong việc hướng dẫn HS ứng xử đúng mực ở gia đình.Chất lượng công tác phối hợp với GĐHS sẽ tạo ra uy tín, sức hấp dẫn của GV đối với HS, khuyến khích HS học tập và tu dưỡng
Một số lưu ý khi tiến hành cuộc họp CMHS đầu năm -GVCN cần chuẩn bị cẩn trọng nội dung và cách tự giới thiệu mình trong buổi ra mắt CMHS của lớp để gây được thiện cảm và sự tin cậy từ phía CMHS -GVCN cần nghiên cứu trước hồ sơ của HS để có một số thông tin cơ bản về các CMHS trong lớp và phát hiện những CMHS có tiềm năng tham gia vào các hoạt động giáo dục cùng nhà trường; những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu quan tâm và quản lý con em; những gia đình có ảnh hưởng không thuận chiều; những gia đình thiếu hiểu biết về trẻ em và cách ứng xử phù hợp với trẻ;
-GVCN có thể thu hút sự đóng góp của HS trong lớp: chuẩn bị phòng họp, chia sẽ với hội nghị về những mong đợi của các em với cha mẹ và thầy cô giáo, -Điều cần lưu ý là CMHS là những người có chuyên môn, trình độ hiểu biết rất khác nhau và đây là buổi họp CMHS. Vì thế, GVCN không nên độc thoại trong buổi họp và khuyến khích sự tham gia, thảo luận và đưa ra quyết định chung của lớp cho hoạt động giáo dục trẻ em.
Một số lưu ý khi tiến hành cuộc họp CMHS để tổng kết HKI - HS có thể được thu hút vào đóng góp cho hội nghị của CMHS bằng việc chia sẽ tâm tư và trưng bày các sản phẩm học tập của các em. - GVCN cần chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, ngôn từ và cách báo cáo kết quả học tập của HS để tránh mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến HS cũng như CMHS.Sơ kết HKI là để tìm ra hướng điều chỉnh hoạt động của HS nhằm mang lại những cải tiến phù hợp:
+GVCN có thể chia sẽ với CMHS kết quả điều tra HS trong lớp về suy nghĩ và dự đoán của các em về cảm xúc và thái độ của cha mẹ trước kết quả học tập của con em. +GVCN cần sử dụng những lời nhận xét mang tính xây dựng đối với HS và mang tính gợi mở đối với CMHS. Điều cần lưu ý là CMHS không đến lớp để nghe những lời phàn nàn, chê bai về con mình.
Kết luận • Nội dung tập huấn cho GV về công tác phối hợp với GĐHS đáp ứng yêu cầu của CNN-GVTrH dựa trên đánh giá thực tế về hiệu quả của công tác này và sự hiểu biết của GV về các yêu cầu đặt ra của Chuẩn.Tổ chức để GV tự đánh giá về các hoạt động phối hợp với GĐHS và đối chiếu với yêu cầu của chuẩn là cơ sở để GV xem xét một cách tự giác mức độ phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và từ đó có sự điều chỉnh và kế hoạch học tập tiếp theo.
Sự phát triển năng lực nghề nghiệp của GV nói chung và năng lực phối hợp với GĐHS nói riêng là sản phẩm của quá trình học tập và tự phân tích, đánh giá và suy ngẫm, rút kinh nghiệm từ chính hoạt động của bản thân. Tổ chức trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các GV trong nhà trường về các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho sự phát triển của GV mà còn cho sự phát triển của chất lượng nhà trường và sự đoàn kết, gắn bó của tập thể sư phạm nhà trường.
Sáng kiến, kinh nghiệm của GV trong công tác phối hợp với GĐHS cần được thu thập và tuyên truyền một cách chủ động để tập thể sư phạm nhà trường trở thành một cộng đồng học tập nghề nghiệp những nghiên cứu, sáng kiến của GV trong công tác phối hợp với GĐHS cần được khuyến khích chia sẻ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường như một nội dung cơ bản