190 likes | 707 Views
RATIONAL UNIFIED PROCESS. GIỚI THIỆU. RUP (Rational Unified Process) là một quy trình công nghệ phần mềm được phát triển bởi hãng Rational Software. Cung cấp một cách tiếp cận chặt chẽ để phân công công việc và trách nhiệm trong một tổ chức phát triển phần mềm
E N D
GIỚI THIỆU • RUP (Rational Unified Process) là một quy trình công nghệ phần mềm được phát triển bởi hãng Rational Software. • Cung cấp một cách tiếp cận chặt chẽ để phân công công việc và trách nhiệm trong một tổ chức phát triển phần mềm • Mục tiêu của RUP là để tạo ra các phần mềm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối với thời hạn và chi phí có thể định trước
KHÁI NIỆM RUP • RUP là qui trình phát triển phần mềm tập trung vào cấu trúc, hướng chức năng, gia tăng và có tính lặp lại. • Là một qui trình kỹ thuật phần mềm có cấu trúc và được xác định đầy đủ, rõ ràng.
RUP • Architecture Centric • Mô hình RUP đảm bảo rằng kiến trúc hệ thống sẽ là cốt lõi trong quá trình phát triển hệ thống. • RUP đưa ra nhiều mô hình và khung nhìn khác nhau về kiến trúc hệ thống. Điều này có nghĩa là kiến trúc hệ thống sẽ được mô hình hóa bằng nhiều cách khác nhau và có nhiều khung nhìn khác nhau. • Phân chia kiến trúc hệ thống thành các thành phần nhỏ, mỗi phần nhỏ này sẽ được phát triển, kiểm tra và đảm bảo tính đúng đắn tạo cơ sở để phát triển các thành phần tiếp theo
RUP • Use Case Driven • Trong mô hình UP, các use case được sử dụng để thu thập yêu cầu chức năng và xác định nội dung của từng giai đoạn. Mỗi một giai đoạn sẽ triển khai một tập các use case hoặc kịch bản (scenarios) từ toàn bộ yêu cầu chức năng thông qua việc cài đặt, kiểm tra và triển khai.
RUP • Interative and Incremental • Nguyên lý lặp và gia tăng trong mô hình UPcho phép chia nhỏ các pha trong vòng đời dự án thành các giai đoạn nhỏ, mỗi giai đoạn có thể được lặp lại và gia tăng theo thời gian.
RUP • Mô hình RUP
Pha bắt đầu (Inception phase) • Pha bắt đầu bao gồm hình dung bức tranh tổng quát về sản phẩm cuối cùng và phác thảo chức năng cho người dùng, đồng thời xác định phạm vi của dự án. • Mục tiêu hàng đầu của pha này là đạt được sự nhất trí giữa tất cả các thành viên hệ thống (stakeholder ) về các mục đích của chu kỳ sống trong dự án.
Pha bắt đầu (Inception phase) • Trong pha này chúng ta cần đạt được các mục đích sau:· Xác định chức năng nghiệp vụ của hệ thống· Xác định phạm vi, điều kiện và các giới hạn của dự án· Liệt kê các chức năng chính của hệ thống· Liệt kê một hoặc nhiều kiến trúc phù hợp cho hệ thống· Xác định các rủi ro cho dự án· Chuẩn bị tài liệu kế hoạch và ước lượng giá cho dự án
Pha bắt đầu (Inception phase) • Kết quả của pha này là những sưu liệu:· Tài liệu về những yêu cầu, đặc tính và ràng buộc chính của dự án · Một bảng chú giải thuật ngữ ban đầu cho dự án · Chức năng cho người dùng ban đầu · Ước lượng ban đầu về rủi ro · Kế hoạch dự án, cho thấy các pha và các vòng lặp
Pha chuẩnbị (Elaboration phase) • Trong pha này đội ngũ thực hiện dự án phải hiểu được các chức năng của hệ thống, từ đó đánh giá được kiến trúc của hệ thống và đưa ra được một kiến trúc hệ thống ổn định có thể triển khai tất cả các yêu cầu chính có khả năng mở rộng và có giá thành phù hợp. • Cuối cùng làphải đưa ra được kế hoạch (bao gồm ước lượng về giá thành và thời gian) cho pha xây dựng. Kế hoạch đưa ra phải đảm bảo đúng đắn và chính xác dựa trên kinh nghiệm.
Phaxâydựng (Construction phase) • Đây là pha dài nhất trong vòng đời một dự án. • Tại pha này, tất cả các chức năng của hệ thống sẽ được cài đặt. Việc cài đặt sẽ đươc chia thành nhiều giai đoạn nhỏ, mỗi giai đoạn cài đặt một vài chức năng. Kết quả của mỗi giai đoạn sẽ là việc phát hành các module chức năng có thể thực thi được.
Phaxâydựng (Construction phase) • Xây dựng và cải tiến sản phẩm cho đến khi sản phẩm cuối sẵn sàng phân phối đến người dùng.Trong suốt pha này, tất cả các thành phần và tính năng còn lại của ứng dụng được phát triển và tích hợp vào sản phẩm. • Pha này nhấn mạnh việc quản lý tài nguyên và kiểm soát các hoạt động để tối ưu hóa chi phí, thời gian và chất lượng.
Phachuyểngiao (Transition phase) • Đây là pha cuối cùng trong vòng đời của một dự án. • Sản phẩm làm ra sẽ được triển khai cho khách hàng. Các phản hồi nhận được trong quá trình chuyển giao sẽ được ghi nhận và đưa vào yêu cầu chức năng mới hoặc cải tiến chức năng trong phiên bản tiếp theo của sản phẩm. • Pha chuyển giao cũng bao gồm sự chuyển đổi hệ thống và đào tạo về hệ thống mới cho người dùng.