400 likes | 802 Views
TẬP HUẤN “ Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ môi trường cấp xã trong lĩnh vực BVMT”. Người giảng: Hồ Hào Quang Phòng Tài nguyên và Môi trường. I. Đặt vấn đề. 1. Môi trường là gì???
E N D
TẬP HUẤN“ Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ môi trường cấp xã trong lĩnh vực BVMT” Người giảng: Hồ Hào Quang Phòng Tài nguyên và Môi trường
I. Đặt vấn đề 1. Môi trường là gì??? • Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005).
2. Chất thải, Chất thải rắn sinh hoạt??? • Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, KD, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. • Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. - Thành phần bao gồm: thực phẩm dư thừa, xương động vật, tre gỗ, vải giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả, vỏ hộp kim loại, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo…
II. Nhiệm vụ, quyền hạn BVMT của UBND cấp xã, thị trấn • Tổ chức thực hiện việc bảo vệ rừng; • Phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt; • Ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tại địa phương; • Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định pháp luật; • Tổ chức, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh phòng chống dịch bệnh.
2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND cấp xã • Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ BVMT trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình; • Tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung BVMT trong hương ước, tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM; • Kiểm tra chấp hành pháp luật BVMT của hộ gia đình, cá nhân; • Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm BVMT trên địa bàn.
2.2. Trách nhiệm của cán bộ MT cấp xã • Tham mưu cho UBND xã về công tác môi trường, đảm nhiệm toàn bộ công việc liên quan đến môi trường như: Điều tra những khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các nguồn gây ô nhiễm môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan tìm cách xử lý, hòa giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của Pháp luật; • Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn nhân lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố sau thiên tai theo phân công của UBND huyện; • Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông BVMT thuộc phạm vi chức năng của xã; • Thực hiện đăng ký và kiểm tra các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện cam kết BVMT theo ủy quyền của UBND cấp huyện.
III. Một số vấn đề quản lý MT cấp xã • Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân Huyện về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đức Thọ. • Quy định bảo vệ môi trường gồm: 4 Chương, 40 Điều và 8 Phụ lục, ban hành kèm theo QĐ 04. UBND các xã, thị trấn căn cứ để ban hành quy định cụ thể về BVMT của địa phương mình đưa vào hương ước, quy ước thôn xóm, làng xã.
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới • Tiêu chí số 17 về Môi trường trong xây dựng NTM bao gồm 5 tiêu chí: 1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Quốc gia. 2. Các cơ sở sản xuất KD đạt tiêu chuẩn về môi trường. 3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp. 4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. 5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới 1. Nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn QG: • Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009. • Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. • Bắc trung Bộ: 85% số hộ, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia.
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới 2. Các cơ sở sản xuất KD đạt tiêu chuẩn về môi trường: • Cơ sở SX-KD bao gồm: Các cơ sở SX (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp), chế biến nông, lâm, thuỷ sản của hộ cá thể, tổ hợp tác, HTX hoặc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. • Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định.
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới 3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp: • Không có cơ sở SX-KD hoạt động gây ô nhiễm môi trường. • Trong mỗi thôn xóm đều có tổ dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường thu gom về nơi quy định để xử lý. • Định kỳ tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của mọi người dân. • Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông và các trục giao thông chính nội đồng. • Tôn tạo các hồ nước tạo cảnh quan đẹp và điều hoà sinh thái.
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới 4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch • Mỗi thôn hoặc liên thôn cần quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài. • Có quy chế về quản lý nghĩa trang quy định cụ thể khu nghĩa trang phải có khu hung táng, cát táng, tâm linh, nơi trồng cây xanh, có lối đi thuận lợi cho việc thăm viếng. Mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích và chiều cao quy định. • Cùng với việc quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang cần vận động người dân: + Thực hiện hoả táng thay cho chôn cất ở những nơi có điều kiện; + Thực hiện chôn cất tại nghĩa trang thay cho chôn cất tại vườn (ở những nơi còn phong tục này).
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới 5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định • Liệt kê tình trạng chất thải, loại chất thải và hiện trạng thu gom xử lý; • Liệt kê hiện trạng hệ thống thu gom xử lý nước thải, hệ thống ao hồ, thoát úng trong khu dân cư và toàn xã (theo từng địa bàn xã).
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã 1. Thành lập Ban vận động xây dựng HTX • Vận động bà con nhân dân đề cử những người có trình độ năng lực tổ chức, điều hành vào Ban vận động xây dựng HTX, có nhiệm vụ: • UBND xã phân công cán bộ Nông nghiệp - Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan về trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức trong công tác BVMT. • Hỗ trợ sáng lập viên trong việc vận động nhân dân tham gia HTX; • Hỗ trợ sáng lập viên về các thủ tục và cùng tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thành lập HTX.
1.Thành lập Ban vận động xây dựng HTX • Thành phần: + Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới phân công một đồng chí lãnh đạo làm trưởng ban; + Các thành viên gồm: Cán bộ chuyên trách Nông nghiệp - Môi trường, cán bộ Địa chính, Tài chính, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Các đoàn thể thôn xóm.
2. Trình tự thành lập Hợp tác xã • Bước 1.Xác định nhu cầu hợp tác : • Đối tượng cần hợp tác: Là tổ chức, hộ GĐ, cá nhân, các loại hình SX-KD có phát sinh chất thải và cần có công tác BVMT, thu gom xử lý; • Tình hình phát sinh chất thải và phương pháp thu gom ở địa phương; • Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của HTX liên quan; • Trách nhiệm của địa phương về công tác BVMT, thu gom xử lý rác thải.
Bước 2. Sáng lập và công tác vận động • Nhiệm vụ 1: Tìm sáng lập viên • Sáng lập viên là người khởi xướng việc thành lập HTX (cá nhân, hộ GĐ, doanh nghiệp, HTX, Công ty CP…) • Sáng lập viên phải là người có hiểu biết về Luật và tổ chức HTX, có nhiệt tình, uy tín • Hiểu biết về những vấn đề mà HTX dự định hoạt động và có khả năng đề xướng các chương trình và lập kế hoạch hoạt động của HTX.
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã • Nhiệm vụ 2 • Sáng lập viên báo cáo bằng văn bản với UBND cấp xã nơi dự định đặt trụ sở chính của HTX về việc thành lập, địa điểm đóng trụ sở, phương hướng hoạt động dịch vụ thu gom xử lý rác thải, BVMT và kế hoạch hoạt động của HTX. • Sáng lập viên tiến hành tham mưu đề xuất với UBND xã tuyên truyền, vận động cá nhân, hộ GĐ…có nhu cầu tham gia HTX • Xây dựng phương hướng hoạt động dịch vụ thu gom xử lý rác thải, BVMT • Dự thảo Điều lệ HTX và xúc tiến các công việc cần thiết khác để tổ chức hội nghị thành lập HTX • Chuẩn bị thu thập những tài liệu pháp lý, quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động của HTX.
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã • Nhiệm vụ 3: Xây dựng dự thảo Điều lệ Hợp tác xã • Sáng lập viên xây dựng Điều lệ cho Hợp tác xã trên cơ sở bản hướng dẫn xây dựng Điều lệ Hợp tác xã (theo các nội dung Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 09/6/2005 của Chính phủ).
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã Nhiệm vụ 4: Xây dựng dự thảo phương hướng SX-KD-DV của HTX: • 4.1. Nêu rõ các lĩnh vực hoạt động của HTX + Dự kiến đầu vào: KL rác cần thu gom, vận chuyển; nguồn vốn; bộ máy HTX; phương tiện… + Dự kiến đầu ra: Các chi phí; thu nhập xã viên; đóng góp xử lý tại bãi rác tập trung của huyện… + Biện pháp xử lý môi trường: Chất thải rắn, lỏng, khí, nguy hại; biện pháp khắc phục. • 4.2. Mục tiêu và các giải pháp để đạt được mục tiêu • 4.3. Dự kiến hướng phát triển HTX trong các năm tới
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã • Nhiệm vụ 5. Xác lập danh sách những người có nhu cầu tham gia HTX. • Nhiệm vụ 6. Lấy ý kiến đóng góp của dân (những người sẽ là xã viên) về dự thảo Điều lệ HTX và dự thảo phương hướng sản xuất KD-dịch vụ của HTX.
Các chức danh của HTX được xã viên bầu trực tiếp gồm: • Ban Quản trị, Chủ nhiệm và Trưởng Ban quản trị (trong số thành viên của Ban quản trị) • Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát (trong thành viên của Ban kiểm soát) • Thông qua biên bản hội nghị thành lập HTX. • (Sau khi hội nghị, vai trò của sáng lập viên kết thúc. Việc điều hành HTX do Ban quản trị và Ban Chủ nhiệm đảm trách).
Bước 4: Đăng ký hoạt động kinh doanh • Hồ sơ đăng ký KD gồm các loại sau: 1. Đơn đăng ký KD; 2. Điều lệ HTX; 3. Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát của HTX; 4. Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập HTX. • HTX đăng ký KD tại cấp huyện (nơi HTX dự định đặt trụ sở chính) • Người đại diện theo pháp luật của HTX nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký KD cấp huyện và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký KD. • HTX có tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký KD.
Cơ chế chính sách • Chính sách hỗ trợ bằng tiền (theo quy định tại Đề án phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2010-2015 ban hành kèm theo Nghị quyết số 122/2010/NQ-HĐND ngày 30/7/2010 của HĐND tỉnh) như sau: 1. Hỗ trợ thành lập mới, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật về HTX, tổ HTX mức ngân sách nhà nước hỗ trợ là 25 triệu đồng (trong đó ngân sách tỉnh 20 triệu đồng, ngân sách huyện 05 triệu đồng). 2. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng, ngân sách huyện tối thiểu 50 triệu đồng, số còn lại do HTX huy động để mua 01 xe ô tô vận chuyển rác thải. • Tùy điều kiện ngân sách hàng năm UBND huyện có cơ chế chính sách hỗ trợ thêm khi HTX đầu tư mua xe vận chuyển rác thải.
3.3. Ủy quyền tổ chức thực hiện việc đăng kí Bản cam kết BVMT • Quyết định số 1634/QĐ-UBND ngày 26/7/2012 của UBND Huyện. • Đối tượng: - Phương án SX,KD,DV nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã (thôn xóm), không phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải SX • Dự án đầu tư nằm trên địa bàn 01 thôn xóm, không phát sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.
3.3. Ủy quyền tổ chức thực hiện việc đăng kí Bản cam kết BVMT • Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện việc đăng ký Bản cam kết BVMT cho các đối tượng nêu trên (Mẫu Phụ lục 5.3 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011) - Sau khi hoàn thành việc đăng ký, gửi hồ sơ về UBND huyện và các cơ quan liên quan (Điều 48 TT 26 và Điều 34 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011) - Giám sát, kiểm tra việc BVMT của dự án, phương án SX,KD,DV đã đăng ký cam kết BVMT (Điều 34 NĐ 29).
3.4. Tổ chức các hoạt động BVMT • Cán bộ Môi Trường tham mưu cho UBND xã tổ chức các hoạt động BVMT, ra quân làm vệ sinh môi trường, phát quang đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, trồng cây xanh thường xuyên và các dịp lễ trong năm: đầu Xuân, 26/3, 30/4, 5/6, 27/7, 20/10, 22/12… • Phối hợp Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…hàng tháng tổ chức dọn VSMT trên địa bàn, khu dân cư. • Thông qua đài truyền thanh của xã tuyên truyền, phát động phong trào thu gom, phân loại rác tại nguồn đến người dân. • Vận động người dân vứt rác ở bãi tập kết gọn gàng và cẩn thận: cho vào túi nilon dày hoặc bao tải buộc chặt…
3.5. Kiểm tra xử lý vi phạm • Đề nghị các cơ sở SX-KD-DV lập bản cam kết BVMT => cơ sở xử lý vi phạm nếu không thực hiện đúng quy định. • Kiểm tra, giám sát việc hoạt động của HTX Môi Trường trên địa bàn => đánh giá hiệu quả thu gom, vận chuyển. • Quản lý việc xử lý chất thải của các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn, vận động xây dựng bể Biogas =>đảm bảo VSMT.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền (Mức phạt tối đa là 500.000.000 đồng). • 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
Điều 40.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (117/2009/NĐ-CP) • 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: • a) Phạt cảnh cáo; • b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng; • c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; • d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; • đ) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; • g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận; • h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; • i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
CÁC VĂN BẢN MÔI TRƯỜNG • Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011Quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường. • Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. • Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản. • Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường.
LĨNH VỰC QUẢN LÝ THUỐC BVTV • Thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 Về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. • Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.