1.05k likes | 1.59k Views
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA ĐỊA LÝ. CHƯƠNG 4 KHÍ HẬU VIỆT NAM. HÀ NỘI - 2009. NỘI DUNG CHÍNH. 1. Các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam 2. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam 3. Các yếu tố khí hậu 4. Phân vùng khí hậu Việt Nam 5. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
E N D
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA ĐỊA LÝ CHƯƠNG 4 KHÍ HẬU VIỆT NAM HÀ NỘI - 2009
NỘI DUNG CHÍNH 1. Các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam 2. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam 3. Các yếu tố khí hậu 4. Phân vùng khí hậu Việt Nam 5. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tự Lập (chủ biên). Địa lý tự nhiên Việt Nam (phần đại cương). Trường ĐHSP Hà Nội I, 1995. 2. Đặng Duy Lợi (chủ biên). Địa lý tự nhiên Việt Nam (phần đại cương). NXB Đại học sư phạm, 2005. 3. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc. Khí hậu Việt Nam. NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1993. 4. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 2005.
Tên gọi của khí hậu Việt Nam * Nhà địa lý Pháp - Tricart: Khí hậu Việt Nam là một kiểu khí hậu thuộc đới nóng, nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. * Nhà địa lý Nga - Bepr: Khí hậu Việt Nam thuộc khí hậu rừng nhiệt đới ẩm. * Kopen: Khí hậu Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới mưa nhiều. * Siou: Việt Nam nằm trong khu vực “Châu Á gió mùa”. Ở Việt Nam có 2 đới khí hậu nhiệt đới và á xích đạo.
Tên gọi của khí hậu Việt Nam * Alisov (Nga):
I. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. Các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu Việt Nam 1. Vị trí địa lý và bức xạ Mặt Trời 2. Đặc điểm bề mặt đệm Nhóm nhân tố chi phối ổn định Nhóm nhân tố chi phối không ổn định 3. Hoàn lưu khí quyển
1. Vị trí địa lý và bức xạ Mặt Trời a. Vị trí địa lý • Phần đất liền có toạ độ địa lý: + Điểm cực Bắc: 23023’B - 105019’Đ + Điểm cực Nam: 8030’B - 104050’Đ + Điểm cực Tây: 22025’B - 102008’Đ + Điểm cực Đông: 12040’B -109028’Đ
a. Vị trí địa lý • Diện tích tự nhiên 329.247 km2 và phần Biển Đông rộng với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ. • Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài trên 15 vĩ độ =>> Nằm hoàn toàn trong đới nội chí tuyến BCB, gần chí tuyến hơn XĐ và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông.
Điểm cực Bắc Việt Nam Điểm cực Nam Việt Nam
b. Bức xạ Mặt Trời • Trên mỗi địa điểm hàng năm đều có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. Thời gian qua thiên đỉnh cách nhau tuỳ nơi. • Độ cao Mặt Trời lớn, thời gian chiếu sáng >12 giờ trong các ngày từ Xuân phân đến Thu phân và <12 giờ vào các ngày khác. • Tổng số giờ chiếu sáng hàng năm là 4300-4500 giờ và khá đồng đều trên các vĩ độ.
2. Hoàn lưu khí quyển • Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vùng biển xích đạo TBD trong mùa đông lẫn mùa hè. • Vừa có mối liên hệ chặt chẽ với gió mùa Nam Á, nhất là trong mùa hạ, vừa chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa ĐBÁ, nhất là trong mùa đông. • Vừa chịu tác động của hoàn lưu cực đới và ôn đới của BCB, vừa liên kết chặt chẽ với hoàn lưu nhiệt đới và cận nhiệt đới của BCN.
2. Hoàn lưu khí quyển =>> Việt Nam là nơi gặp gỡ và giao thoa của nhiều khối khí. =>> Chế độ gió mùa đặc sắc của Đông Nam Á với lượng ẩm dồi dào đã làm cho khí hậu và cảnh quan của Việt Nam có nhiều điểm đặc sắc.
3. Đặc điểm bề mặt đệm • Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi. Phân bố khí hậu gắn với 5 nhóm địa hình chính, trong đó quan trọng nhất là nhóm địa hình đồi núi và đồng bằng tích tụ. • Hệ thống sông ngòi và Biển Đông ảnh hưởng đến cơ chế gió mùa và hiệu ứng tiểu khí hậu hoặc khí hậu địa phương.
Đặc điểm bề mặt đệm =>> Phân bố khí hậu gắn với sự hình thành 7 khu vực địa lý: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. =>> Cảnh quan tự nhiên rất đa dạng vì có nhiều nền địa chất, nhiều dạng địa hình và nhiều kiểu khí hậu.
Đặc điểm bề mặt đệm =>> Nền tảng nhiệt - ẩm thay đổi nhanh từ nơi này đến nơi khác nên tự nhiên mang tính chất nội chí tuyến nóng ẩm, nhưng cũng có những tương quan nhiệt - ẩm đi từ á xích đạo khô đến ôn đới ẩm núi cao.
Đặc điểm 1Khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm 1. Tính chất nội chí tuyến Theo nhà khí hậu học Alisov, chỉ tiêu của đới khí hậu á xích đạo như sau: + Bức xạ tổng cộng lớn: trung bình 140-150 kcal/cm2/năm + Cân bằng bức xạ: trung bình 80 kcal/cm2/năm
Chỉ tiêu của đới khí hậu á xích đạo (tiếp): + Tổng nhiệt độ năm 8000-90000C + Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24-280C + Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 mm
1. Tính chất nội chí tuyến Chỉ tiêu của đới khí hậu nhiệt đới như sau: + Bức xạ tổng cộng: trung bình kcal/cm2 /năm + Cân bằng bức xạ: trung bình 75 kcal/cm2/năm + Tổng nhiệt độ năm 7000-80000C + Nhiệt độ trung bình 20-220C
a. Chế độ bức xạ • Độ cao Mặt Trời lớn • Năng lượng bức xạ Mặt Trời lớn, trung bình là 110-140kcal/cm2/năm. Tăng dần theo vĩ độ và độ cao địa hình. • Biến trình năm của tổng xạ có sự khác nhau trong từng mùa ở mỗi khu vực. • Cân bằng bức xạ luôn dương: trung bình 75-85 kcal/cm2/năm. • Số giờ nắng năm đạt 1400-3000 giờ.
b. Chế độ nhiệt - Nhiệt độ trung bình năm: 22 - 260C - Tổng nhiệt độ năm lớn: phía Bắc là trên 75000C, phía Nam trên 90000C - Biên độ nhiệt và chế độ nhiệt giữa các khu vực ở phía Bắc và Nam khác nhau. - Chế độ ngày ngắn và ít dao động trong năm.
c. Sự tham gia của gió Tín phong - Về phương diện khối khí, gió Tín phong có thể hoặc là khối khí chí tuyến Thái Bình Dương (Tm) hoặc là khối khí cực đới lục địa đã bị biến tính. - Gió Tín phong thổi trên lãnh thổ nước ta quanh năm, nhưng tính chất thay đổi theo mùa.
2. Tính chất gió mùa • Gió mùa là những khối không khí thổi cố định theo mùa. Hướng thịnh hành thay đổi mạnh từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ sang mùa đông. • Gió mùa là hệ quả tương tác giữa 1 lục địa Âu - Á rộng lớn với các đại dương bao la vây quanh.
a. Gió mùa mùa đông • Mang đến cho nước ta một mùa đông lạnh, khác biệt so với các vùng nằm trên cùng vĩ độ. • Bản chất gió mùa mùa đông là khối không khí cực đới lục địa từ cao áp Xibia thổi về. Đây là một vùng rất lạnh và khô, nhiệt độ mùa đông trung bình từ -400 đến -150C, áp suất khoảng 1040 -1060 mb. Cao áp Xibia xuất hiện từ tháng 9, tăng dần và cực đại vào tháng 1, suy yếu cuối tháng 3 - đầu tháng 4.
a. Gió mùa mùa đông • Khối khí cực đới sang nước ta qua 2 đường: 1 đường qua lục địa Trung Quốc (NPc đất), 1 đường dịch quá về phía đông ra biển Nhật Bản, và Hoàng Hải (NPc biển) + Khối khí NPc đất (kk cực đới lục địa biến tính khô) + Khối khí NPc biển (kk cực đới lục địa biến tính ẩm)
* Khối khí NPc đất • Thời gian: đầu và giữa mùa đông (T11-1). Nhiệt độ trung bình mặt đất ≈100C, lượng hơi nước trong không khí rất thấp 5 - 8g/kg. • Càng xuống phía nam NPc càng nóng và ẩm, vĩ tuyến 160B là giới hạn phía nam. • Mặc dù đến nước ta đã bị biến tính mạnh, nhưng do đi qua lục địa nên vẫn giữ được bản chất lạnh, khô và ổn định làm nhiệt độ và độ ẩm miền Bắc giảm nhanh chóng với thời tiết đặc trưng là trời lạnh, khô, quang mây.
* Khối khí NPc biển • Thời gian hoạt động: nửa cuối mùa đông (từ tháng 2 đến tháng 4). • Khối khí ẩm và ẩm hơn (độ ẩm 90%). NPc biển có tính chất ổn định, thời tiết đặc trưng là trời lạnh, đầy mây, âm u, có mưa phùn và mưa nhỏ rải rác, rét buốt khó chịu. Nhiệt độ tăng 3-5oC, lượng hơi nước trong khối khí tăng 4-5g/kg.
a. Gió mùa mùa đông • Front cực (Front lạnh): là nơi gặp gỡ giữa khối khí cực mới đến với khối khí nóng hơn đang tồn tại trên lãnh thổ (NPc đất/ NPc biển, NPc biển/ Tm). • Front cực xuất hiện làm nhiệt độ giảm liên tục từ 3 - 5 oC/ 24h, có thể đến 5 -10oC/24h, gió thổi đổi hướng đột ngột.
Tần suất hạ nhiệt độ do ảnh hưởng của Front cực (%)
Đường biến thiên của nhiệt độ (0C) theo thời gian trong đợt gió mùa đông bắc tràn về
b. Gió mùa mùa hạ • Nguồn gốc: gió mùa mùa hạ có khi là Tín phong Nam bán cầu đổi hướng khi vượt qua xích đạo lên Bắc bán cầu, có khi chỉ là gió Bắc bán cầu bị hút vào áp thấp nóng Ấn Độ - Mianma.
b. Gió mùa mùa hạ • Có 2 hướng gió mùa hạ với hai khối khí đặc trưng: + Khối khí xích đạo (Em): Gió mùa mùa hạ chính thức + Khối khí chí tuyến vịnh Bengan (TBg)
* Khối khí chí tuyến vịnh Bengan (TBg) • Thời gian: đầu mùa hạ, T4-T6. Từ T7-8 dần suy yếu và chấm dứt hoạt động vào tháng 9-10. • Xuất phát từ vịnh Bengan ở bắc Ấn Độ Dương. Do có nguồn gốc biển nên nóng ẩm, nhiệt độ trên 250C, độ ẩm tương đối 85%. • Hệ quả: gây mưa dông nhiệt ở Nam Bộ và Tây nguyên. Càng lên phía bắc và sang sườn đông của dãy Trường Sơn, do hiệu ứng phơn gây ra gió Tây khô nóng (“gió Lào”). Nhiệt độ có thể lên tới 400C, độ ẩm tương đối dưới 45%.
Biến trình nhiệt độ cao nhất (0C) và độ ẩm thấp nhất (%) khi có gió tây khô nóng
* Khối khí xích đạo (Em) • Thực chất là gió Tín phong đông nam của Nam bán cầu, khi vượt qua xích đạo đến Việt Nam chuyển hướng thành tây nam. • Thời gian: tháng 6 đến tháng 9. • Đây là khối khí có tầng ẩm rất dày do tác dụng hội tụ và thăng lên của không khí trên đường hội tụ nội chí tuyến, rất không ổn định, thường gây mưa lớn và kéo dài.
b. Gió mùa mùa hạ • Đường hội tụ nhiệt đới (dải hội tụ nhiệt đới): + Là đường tiếp xúc, nơi gặp gỡ của của hai khối khí nhiệt đới, một từ Bắc bán cầu xuống, một từ Nam bán cầu lên. + Chỉ có sự thay đổi về hướng gió. + Vị trí dịch chuyển dần từ bắc vào nam, gây nên mưa lớn trên cả nước, kiểu thời tiết mưa ngâu vào T8 ở Bắc Bộ, T9-10 lùi dần về miền Trung và Nam. .
3. Tính chất ẩm • Số ngày mưa nhiều, khoảng 100 - 150 ngày. Lượng mưa lớn 1500 - 2000mm/ năm. • Cân bằng mưa - bốc hơi luôn dương, thừa nước, có dự trữ nước cho thời kỳ khô không mưa. • Độ ẩm tương đối thường trên 80%.
3. Tính chất ẩm =>> Hệ quả: • Sông suối quanh năm có nước, phát triển các kiểu thực bì nhiệt đới ẩm. • Quyết định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của địa hình xâm thực nước chảy nói riêng và của tự nhiên Việt Nam nói chung.
Đặc điểm 2Khí hậu rất đa dạng và thất thường 1. Khí hậu rất đa dạng Phân hoá theo không gian: + Phân hoá theo vĩ tuyến (bắc - nam) + Phân hoá theo kinh tuyến (đông - tây) + Phân hoá theo độ cao địa hình