1 / 21

NHỮNG ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

NHỮNG ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM. PGS.TS. BS. ĐÒAN THỊ NGỌC DIỆP. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ BỆNH GÌ?. Là một bệnh nhiễm siêu vi gây ra các tổn th ươ ng hồng ban, bóng n ướ c ở tay chân miệng và mông của trẻ. Bóng n ướ c ngón tay. Bóng n ướ c lòng bàn chân.

satin
Download Presentation

NHỮNG ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. NHỮNG ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM PGS.TS. BS. ĐÒAN THỊ NGỌC DIỆP

  2. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ BỆNH GÌ? Là một bệnh nhiễm siêu vi gây ra các tổn thương hồng ban, bóng nước ở tay chân miệng và mông của trẻ

  3. Bóng nước ngón tay

  4. Bóng nước lòng bàn chân

  5. Bóng nước ở mông

  6. KHI NÀO PHẢI ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM BỆNH? • Khi trẻ có : • Hồng ban hoặc bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng tay, cẳng chân, mông • Lóet miệng: trẻ không chịu ăn, không chịu bú, chảy nước miếng liên tục

  7. TRẺ NÀO CÓ NGUY CƠ BỆNH NẶNG HƠN CÁC TRẺ KHÁC • Trẻ từ 3 tuổi trở xuống dễ bệnh nặng hơn trẻ lớn • Trẻ có sốt cao (trên 39oC) đặc biệt là sốt liên tục khó hạ dễ có biến chứng thần kinh

  8. CÁC DẤU HIỆU NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN BỆNH VIỆN NGAY? • Phải đưa trẻ đến Bệnh viện ngay khi có • CÁC DẤU HIỆU BIẾN CHỨNG THẦN KINH • Sốt cao liên tục • Giật mình chới với, hốt hỏang, thất thần • Run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm) • Yếu chi • Đi lọang chọang • Đảo mắt • Nôn ói nhiều • Co giật • Thở mệt

  9. Nếu trẻ có dấu hiệu nặng thì đưa trẻ đến Bệnh viện nào? Nếu trẻ có dấu hiệu nặng, hãy đưa ngay đến một trong 3 bệnh viện sau đây: - Bệnh viện Nhi đồng 1 (đường Lý Thái Tổ Q10) - Bệnh viện Nhi đồng 2 (đường Nguyễn Du, Q1) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (đường Hàm Tử, Q5)

  10. Có nên cho trẻ đi học khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng không có dấu hiệu nặng hay không? Không cho trẻ đi học, ngay cả khi trẻ không sốt và không có dấu hiệu nặng để tránh lây lan cho các trẻ khác

  11. Khi phát hiện trẻ bệnh ở nhà trẻ thì phải làm gì? • - Cách ly với các trẻ khác • Tẩy trùng nhà trẻ, trường học của trẻ kể cả vật dụng sinh họat và đồ chơi nơi trẻ học • Tẩy trùng tại nhà

  12. Làm sao để trẻ bệnh đừng lây cho trẻ khác? • Cách ly với trẻ khác • Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, vật dụng trong nhà bằng thuốc khử khuẩn • Người chăm sóc trẻ phải rửa tay với xà phòng đặc biệt là ngay sau khi chăm sóc trẻ bệnh và trước khi chăm sóc trẻ khỏe

  13. Tẩy trùng như thế nào và với chất gì, mua ở đâu? Tẩy trùng với chất cloramine B hoặc nước Javel theo hướng dẫn Hãy liên hệ Trạm Y tế Phường để lãnh miễn phí cloramine B Hiện Phòng khám Trần Diệp Khanh có phát Cloramine miễn phí được cung cấp từ Trung Tâm Y tế Dự Phòng Quận Gò Vấp trong đợt chống dịch của Thành phố (xin liên hệ nhà thuốc của Phòng khám)

  14. Điều trị trẻ bệnh tại nhà như thế nào? • - Vệ sinh cá nhân, nhà cửa để tránh lây lan • Cho trẻ ăn lỏng thức ăn nhiều năng lượng (sữa, súp,..) vì trẻ rất đau họng nên không chịu nuốt • Uống nhiều nước • Hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ • Vệ sinh răng miệng • VÀ ….

  15. Điều trị trẻ bệnh tại nhà như thế nào? • VÀ … • Điều quan trọng nhất là phải theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay

  16. Vì sao bệnh tay chân miệng lại nguy hiểm? • Vì siêu vi gây bệnh có thể làm tổn thương não rất nhanh chóng, dẫn đến suy hô hấp, trụy tim mạch,… và có thể gây tử vong

  17. Bệnh tay chân miệng lây bằng cách nào? • Siêu vi được lây truyền qua các dịch tiết của trẻ bệnh (hoặc đã nhiễm siêu vi gây tay chân miệng nhưng chưa biểu hiện bệnh) như nước bọt, nước mũi, hắc hơi, ho, phân, dịch ói,.. • Lây trực tiếp từ trẻ bệnh qua trẻ lành hoặc qua trung gian vật dụng xài chung, đồ chơi, bàn tay của người chăm sóc trẻ,..

  18. Như vậy có thể chích ngừa cho bé được không? Rất tiếc, hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa bệnh Tay chân miệng

  19. Vậy phụ huynh phải làm gì để ngừa bệnh tay chân miệng? Hãy - Giữgìnvệsinhcánhân, vệsinhnhàcửavàvệsinhthựcphẩmchotrẻ - Cáchlyngayvớitrẻmắcbệnh

  20. HÃY CHUNG TAY CÙNG CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ĐỂ BẢO VỆ CON EM CHÚNG TA

  21. Phòng Khám Đa Khoa TRẦN DIỆP KHANH luôn đồng hành cùng quí vị phụ huynh

More Related