1 / 58

TS. Phạm Văn Sơn- Thư ký BCĐ Quốc gia thực hiện Quy hoạch PTNL và đào tạo Theo NCXH,

TS. Phạm Văn Sơn- Thư ký BCĐ Quốc gia thực hiện Quy hoạch PTNL và đào tạo Theo NCXH, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung Ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

tess
Download Presentation

TS. Phạm Văn Sơn- Thư ký BCĐ Quốc gia thực hiện Quy hoạch PTNL và đào tạo Theo NCXH,

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TS. Phạm Văn Sơn- Thư ký BCĐ Quốc gia thực hiện Quy hoạch PTNL và đào tạo Theo NCXH, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung Ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo HƯỚNG NGHIỆP, PHÂN LUỒNG HỌC SINH PHỔ THÔNG SAU TRUNG HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN NỀN GIÁO DỤC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011- 2020

  2. 1. Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam trong tương lai • Trong bối cảnh HNQT, chất lượng NNL là chìa khóa thành công trong cạnh tranh của mỗi quốc gia. Cạnh tranh về NNL, đặc biệt là nhân lực trình độ cao trong TTLĐ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Các nền kinh tế trên thế giới cũng đang đổi mới, các nước tăng cường hợp tác và đồng thời cạnh tranh. I. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VIỆT NAM VÀ T.VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

  3. Đến 2020 VN về cơ bản trở thành một nước CN theo hướng hiện đại. Nền kinh tế phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng từ 7,5- 8,0%/năm, thu nhập bình quân (GDP)/người khoảng 3.000 USD, đòi hỏi VN phải cải tiến CCKT theo hướng hiện đại và có khả năng cạnh tranh quốc tế.

  4. Trong cơ cấu ngành nghề của VN sẽ xuất hiện nhiều ngành mới, nhiều ngành, nghề truyền thống sẽ bị thu hẹp hoặc nâng cấp, đổi mới. Vào 2020, dự báo dân số VN khoảng 96 tr người, 63 tr người trong độ tuổi LĐ, có khả năng lao động, trong đó số cần đào tạo mới là 17,7 triệu người, chiếm 28,0% Nhu cầu sử dụng NL chất lượng cao của các thành phần kinh tế ngày một tăng, nhất là trong một số lĩnh vực như CNTT, viễn thông, TC-NH, bảo hiểm, du lịch…

  5. Trong bối cảnh trong nước và thế giới và để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất thì phải có NNL chất lượng cao. Đảng và Chính phủ xác định: Phát triển NNL là một trong 3 nhiệm vụ chiến lược đột phá. Đảng, Chính phủ đã quyết định “ Đổi mới căn bản và toàn diện nhằm tạo điều kiện cho giáo dục đào tạo, dạy nghề phát triển. 1.1 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020

  6. Thách thức: CC CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (NNL) nước ta. • Thách thức lớn nhất của NNL hiện nay: đông nhưng chất lượng thấp, • Sức cạnh tranh bị hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

  7. Thực trạng: Trình độ học vấn của NLĐ: Tỷ lệ người biết chữ cao, tỷ lệ NLĐ có trình độ học vấn chưa cao. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp tiểu học đạt 17,4% (năm 2010). GĐ 2005- 2010 tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS giảm từ 32,57% xuống 28,5%, tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT tăng từ 21,23% đến 25,6%.. Lao động có trình độ PTTH chiếm tỷ lệ khá cao nhưng phân bổ không đồng đều giữa DN nhà nước và ngoài nhà nước.

  8. Trình độ CM,KT của NLĐ VN: Lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật có tỷ lệ thấp gần 24,68%. Lao động không có CM, KT vẫn chiếm tỷ lệ cao: 75,32%. Tỷ lệ có trình độ đại học đã tăng từ 5,5% lên 6,84% nhưng chưa tương xứng. So sánh tỷ lệ đã có bằng cấp của LĐ VN với các nước CN trong khu vực thì VN thấp hơn 2,5 đến 3 lần, so sánh chất lượng NNL với yêu cầu của TTLĐ thế giới thì ta đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 11/12 nước được xếp hạng.

  9. Kỹ năng làm việc của LĐ VN: Kỹ năng NN và tính chuyên nghiệp của NLĐ thiếu và yếu thể hiện: Nhiều LĐ kỹ thuật chỉ nắm được kiến thức cơ bản, thiếu kỹ năng để làm việc giỏi và thành thạo, kiến thức và trình độ hiểu biết các lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp hạn chế; Kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc hạn chế. 1.1.1.Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta

  10. Trình độ ngoại ngữ của LĐ VN: • Khả năng hiểu biết và sử dụng NNcủa LĐ VN thấp và ở các ngành nghề khác nhau. Nhóm ngành quản trị, kinh doanh, ngoại thương cao nhất 21%; nhóm ngành KT thấp nhất trên 5%. • Chất lượng, năng suất LĐ của VN thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực: Thấp hơn Hàn quốc 16,2 lần, thấp hơn Malaixia 6,6 lần, thấp hơn Thái Lan 2,3 lần, thấp hơn Indonesia 1,4 lần (Theo số liệu TCDN).

  11. Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định PTNNLlà một trong 3 nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ CNH, HĐH • CP đã ban hành các VB quan trọng: - Chiến lược PTNL 2011-2020, Chiến lược PTGD 2011-2020, Quy hoạch PTNL 2011-2020, Chỉ thị của TTG về PTNL và đào tạo theo nhu cầu xã hội a) Mục tiêu tổng quát PTNL VNTK 2011-2020 là đưa”NL VN trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, có một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới”.

  12. Các VB của CP khẳng định: Để khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu trình độ, ngành nghề của đội ngũ NL phải tăng cường gắn kết hệ thống GDPT với HtDN và HTGDĐH, CĐ. Các trường ĐTN phối hợp chặt chẽ với các trường PT trong GDHN, DN. Tổ chức tốt HN-DN ở cấp phổ thông để phân luồng HS sau TrH, tạo nguồn đào tạo NL cho các ngành nghề theo định hướng của nhà nước, đáp ứng nhu cầu NL của xã hội trong TK CNH, HĐH và HNQT.

  13. PTNL theo bậc đào tạo • Giai đoạn 2011- 2015 • Tổng số LĐ qua đào tạo là 25 triệu người, tăng 6,0 triệu người so với năm 2010 chiếm 50% LLLĐ VN. • Giai đoạn 2016-2020 - Tổng số lao động qua đào tạo là 36,8 triệu người, tăng bình quân trên 1,7 triệu người mỗi năm trong TK 2011-2020 và chiếm 70% trong tổng số LLLĐ.

  14. PTNLtheo ngành/ lĩnh vực • a) Khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp • Giai đoạn đến năm 2015 - Số NL qua đào tạo của khối ngành này là 4,5 triệu người, chiếm 15,7% tổng số NL qua đào tạo của cả nước • Giai đoạn 2016-2020 - Số NL qua đào tạo của khối ngành này là 6,5 triệu người chiếm 17,8% trong tổng số NL qua đào tạo của cả nước.

  15. b) Khối ngành Công nghiệp – Xây dựng Giai đoạn đến năm 2015 - Nhân lực khối ngành này có xu hướng tăng nhanh và đến 2020. • - Số nhân lực qua đào tạo của khối ngành này là 10,2/13,3 triệu người, chiếm 35,7% tổng số nhân lực qua đào tạo của cả nước, trong đó, qua ĐT 8,1 tr người; Nhân lực trình độ từ TCCN, CĐ, ĐH, trên ĐH là 2,02 tr người. • Giai đoạn 2016 -2020 - Số NL qua đào tạo của khối ngành này 14,0 triệu người, chiếm 38,3% tổng số NL qua đào tạo, trong đó, NL qua ĐTN là 11,2 tr người; Nhân lực có trình độ từ TCCN, CĐ, ĐH, trên đại học là 2,8 triệu người.

  16. c) Khối ngành dịch vụ • Giai đoạn đến năm 2015 • Nhân lực khối ngành DV có xu hướng ngày càng tăng nhanh trong GĐ từ 2011 đến 2020. Dự báo đến 2015 số NL qua đào tạo của khối ngành này là 11,2 tr người, (chiếm 39,3%) • Giai đoạn 2016-2020 • Nhu cầu nhân lực của khối ngành DV đến 2020 là 20,3 triệu người (tăng gần 4,5 triệu người so với 2015). Dự báo đến 2020 số NL qua đào tạo của khối ngành DV là 17,4 triệu người, (chiếm 47,7%) trong đó NL có trình độ từ TCCN, CĐ, ĐH, SĐH là 14,1 tr người.

  17. Phát triển nhân lực theo vùng • Vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh và thành phố: diện tích tự nhiên là 21.063,1 km2, dân số trung bình (năm 2009) là 19,6 triệu người, bằng 6,4% diện tích tự nhiên và 22,8 % dân số cả nước; • Là cửa ngõ ra vào ở phía biển Đông với thế giới và là một cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động: Đông Nam Á và Đông Bắc Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. • Vùng ĐBSH đã và đang sẽ giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.

  18. Dự báo 2015 tổng số LĐ làm việc trong các ngành kinh tế của vùng ĐBSH là 11,2 tr người và năm 2020 khoảng 12,2 tr người. • Trong TK 2011-2020 nhân lực của vùng sẽ được phân bố theo hướng tỷ trọng lao động N-L-N nghiệp giảm, ngành CN-XD, DV sẽ tăng. • Cụ thể, năm 2015 tỷ trọng lao động N-L-N 32,1%,2020 giảm xuống còn 18,9%;CN khoảng 32,2 %, 2020 tăng lên khoảng 37,5%; dịch vụ 2015: 35,3% và 2020: 43,6%. 1.1.2. Phương hướng PTNLVN đến2020

  19. Trong thời kỳ 2011- 2020, vùng này tập trung đào tạo các ngành, lĩnh vực như: tài chính- ngân hàng- bảo hiểm, du lịch- khách sạn- nhà hàng, vận tải, đào tạo, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu, chế biến dược phẩm và thực phẩm, lúa gạo, sản phẩm thịt, trái cây... Đào tạo nghề trình độ cao cho các ngành công nghiệp điện tử, chế tạo máy, điện, sản xuất vật liệu, ngân hàng, du lịch, viễn thông,...

  20. 1- Thực trạng NNL Vĩnh Phúc • Kinh tế - xã hội của VP phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng CN,DV, giảm tỷ trọng NN, đã thay đổi cơ cấu và chất lượng NNL. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận, quản lý của đội ngũ CBCCVC được nâng lên. • Chất lượng NNL nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Vì: 1.2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NNL VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011- 2020

  21. - Thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực, thiếu CBQL giỏi, CN lành nghề; khả năng tự tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp của NLĐ còn hạn chế. - Đội ngũ CBCCVC chưa đồng bộ, cán bộ có trình độ trên ĐH ít. Trình độ NN, tin học của nhiều CBCCVC và người LĐ rất thấp. - Đạo đức, tác phong, kỷ luật của một bộ phận CBCCVC và NLĐ còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ.

  22. 2. Mục tiêu và PH chủ yếu phát triển KT-XH giai đoạn 2010 - 2015; định hướng đến 2020 • Từ 2001-2010, kinh tế tăng trưởng với tốc độ 17,4 %/năm; thu ngân sách nội địa đạt cao, hạ tầng kỹ thuật, CSVC và bộ mặt đô thị thay đổi đáng kể; văn hóa, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội đạt nhiều tiến bộ quan trọng. • Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đã nêu rõ mục tiêu phát triển: “Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh CN; trở thành tỉnh CN theo hướng hiện đại vào 2020”.

  23. 2.1. Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 • a) Về kinh tế - Tăng trưởng KT bình quân 14- 15%/năm. TĐ: CN-XD tăng 16- 16,5%/năm; DV tăng 14- 14,5%/năm; N-L-N tăng 3- 3,5 %/năm. - Quy mô GDP đến 2015 đạt 85-86 nghìn tỷ đồng (4-4,5 tỷ USD) - GDP bình quân đầu người đạt khoảng 75 trđồng (3.500- 4.000 USD) - Cơ cấu kinh tế: CN-XD chiếm 61- 62%; DV 31- 32%, N-L-N chiếm 6,5- 7%.

  24. b) Về văn hoá - xã hội - Quy mô dân số đạt khoảng 1.130 nghìn người. - Tỷ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 35 - 40%. - Giải quyết VL 2011-2015 khoảng 100 - 115 nghìn LĐ ( 20 - 21 nghìn LĐ/năm). - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66%. - Cơ cấu lao động: CN, DV chiếm 65 - 70%.

  25. 2.2. Một số chỉ tiêu đến năm 2020 - Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14-14,5%. - GDP bình quân đầu người đạt 6.500 - 7.000 USD - Cơ cấu kinh tế: CN-XD 58-60%, DV 38-38,5%, N-L-TS 3-3,5%. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 75%. Để đạt được các mục tiêu, phải: - Nâng cao chất lượng NNL, - Gắn đào tạo với giải quyết việc làm và giảm nghèo

  26. 2.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh - Đến 2015: - Hầu hết TN từ 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc THPT, TCCN, TCN; - 100% HS tiểu học, 50% HS THCS được học cả ngày ở trường; đa số các trường MN và PT đạt chuẩn quốc gia. 100% trường TH dạy tiếng nước ngoài, tin học; 100% HS THCS được học NN, học tin học có chất lượng. - Tỉnh đạt trên 350 SV/1 vạn dân; >65% lao động qua đào tạo. 100% CBQL, cán bộ HC, SN, cán bộ chuyên trách, CC cấp xã đạt chuẩn.

  27. Định hướng đến 2020: Thay đổi căn bản và toàn diện về chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế tri thức. Tất cả HS được học tập và hoạt động cả ngày ở trường, các trường đều đạt chuẩn theo qui định của Nhà nước. Cơ bản đội ngũ CB, CC có trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc, giao tiếp với người nước ngoài. Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi ở tất cả các lĩnh vực. Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành được đào tạo cơ bản, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

  28. Nhu cầu ĐTN, việc làm và sử dụng LĐ trên địa bàn a) Nhu cầu đào tạo nghề - GĐ 2011- 2015:150 nghìn người trong độ tuổi lao động cần được ĐTN, trong đó CĐN: 12.381 người (chiếm 9.2%); TCN: 39.822 người (chiếm 29.6%). Mỗi năm phân luồng 4000- 5000 HS tốt nghiệp THPT, 3000-4000 HS tốt nghiệp THCS vào học nghề. - GĐ 2016- 2020, dự báo số lao động cần đào tạo >217 nghìn người, trong đó đào tạo mới >128 nghìn người.

  29. b) Nhu cầu việc làm - Dự báo dân số VP đến 2015 là 1.13 tr người, năm 2020 là 1,245.tr người. Dân số trong độ tuổi LĐ 2015: 736 nghìn người ( tăng 85 nghìn người so với 2010, bình quân mỗi năm tăng17 nghìn người), nhu cầu cần giải quyết việc làm khoảng 20-21 nghìn người/năm.

  30. Chỉ tiêu phân luồng học sinh phổ thông sau trung học - Phân luồng HS sau THCS sang BTVH có học nghề từ 25-30%/năm. Tuyên truyền để 30-35%/HS tốt nghiệp THPT đi học nghề; ổn định khoảng 40-50% vào các năm sau. - HN: đào tạo GVHN chính quy; Cơ sở DN, DN tham gia HN. - Cung cấp thông tin, tư vấn cho HS THCS, THPT: địa chỉ đào tạo nghề, các ngành nghề; chính sách ưu đãi học nghề và giải quyết việc làm của tỉnh.

  31. Chính sách hỗ trợ phân luồng HS sau trung học và đào tạo nghề a) Hỗ trợ công tác HN, phân luồng học sinh - Hỗ trợ tiền trang bị tài liệu, HN, phân luồng - Kinh phí ĐT, BD kiến thức cho GV HN, phân luồng: + Mỗi trường THPT có 2 GV HN; + Mỗi trường THCS;1 GVHN. b) Hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh học nghề

  32. c) Nhu cầu sử dụng lao động - Nhu cầu LĐ qua đào tạo của các DN từ 2011-2015 gần 100 nghìn ng. Trong đó CĐN >11.000 người, TCN>30.000 ng, nghề ngắn hạn gần 50.000 ng. - Nhu cầu LĐ qua đào tạo của các DN từ 2016-2020 khoảng 217.500 ng, bình quân 43.500 ng. d) Năng lực đào tạo của các cơ sở DN của tỉnh có 55: 5 trường CĐN; 3 trường TCN; 10 trường CĐ, TCCN có DN; 24 TTDN; 7 TTGDTX có DN; 7 Cơ sở DN. - Năng lực đào tạo của các cơ sở DN khoảng 45.800 người/năm, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu học nghề của người LĐ trên địa bàn tỉnh.

  33. 1. Cơ sở pháp lý: 1.1.Thông báo kết luận Hội nghị TW 6 khóa XI của Đảng Đổi mới căn bản và toàn diện nền GD VN, Hội nghị chỉ ra phương hướng phát triển GD&ĐT đến 2020. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ: (1) Quán triệt đầy đủ và thể hiện bằng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể quan điểm giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, phải đi trước và được đầu tư trước. II. HƯỚNG NGHIỆP, PHÂN LUỒNG HS SAU TRH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ QUY HOẠCH PTNL 2011-2020

  34. (2) Triển khai thực hiện QHPTNL VN 2011 - 2020 và QHPTNL của các tỉnh, PT và bộ, ngành để thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, làm cho nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài; nhất là từ các nước có nền KHCN và GD hiện đại. Triển khai mạnh mẽ QHNLngành GD của mỗi ĐP. (3) Các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành GD triển khai đợt sinh hoạt, hiến kế và xây dựng chương trình hành động, khắc phục cơ bản tiêu cực ngành.

  35. (4) Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ,DN trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc thành lập các trường ĐH, CĐ mới, bảo đảm về chất lượng GD ĐH. Đánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm hiệu quả, khách quan việc xây dựng các ĐH trọng điểm, trường ĐH, DN đạt trình độ khu vực và quốc tế. Xử lý kiên quyết các trường ĐH, CĐ, DN không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. (5) Kiểm tra, chấn chỉnh việc đào tạo tại chức, đào tạo liên kết với nước ngoài bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

  36. (6) Tích cực triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW, 05-12-2011 của BCT về phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả GDTH và THCS; tăng cường phân luồng HS sau THCS và xóa mù chứ cho người lớn; tăng cường dạy- học ngoại ngữ, tin học trong hệ thống GDQD; chuẩn bị đổi mới chương trình và SGK GDPT sau năm 2015. (7) Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển GV để giải quyết chính sách đối với GV ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

  37. 1.2 . Văn bản chính phủ: Chiến lược PTNLVN, Chiến lược PTGD, Quy hoạch PTNLVN giai đoạn 2011- 2020 * 4.2021 TTg ký QĐ Chiến lược PTNLVN, 7.2011 ký QĐ QHPTNLVN • Ngày 13.6.2012, Thủ tướng CP đã ký QĐ 711/QĐ-TTg ban hành “Chiến lược PTGD 2011 -2020” nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo. • Để đạt được mục tiêu Chiến lược PTGD 2011-2020 cần thực hiện tốt 8 giải pháp, giải pháp 1 là đột phá và giải pháp 2 là then chốt.

  38. 8 giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 1- Đổi mới QLGD; 2- Phát triển đội ngũ NG&CBQLGD; 3- Đổi mới ND,PPDH, thi, kiểm tra và đánh giá; 4- Tăng cường nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế chính sách GD; 5- Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, NCKH và chuyển giáo CN;6-Tăng cường hỗ trợ phát triển GD đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội;7-Phát triển KHGD;8-Mở rộng và nâng cao hiệu quả HTQT về giáo dục.

  39. 1.Tính cấp thiết của HN,TVHN, PL • Hướng nghiệp là bộ phận không thể tách rời của GDPT • Vai trò của HN, phân luồng trong phát triển NNL Hn, phân luồng không phải là vấn đề mới, nhưng lúc này cấp thiết. • HN sẽ phân luồng và chủ động tạo nguồn đào tạo, làm giảm tải các kỳ thi TS ĐH, CĐ hàng năm, tiết kiệm được tiền của và thời gian cho gia đình và xã hội. II. Tổ chức HƯỚNG NGHIỆP, PHÂN LUỒNG HS SAU TRH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ QUY HOẠCH PTNL 2011-2020

  40. Hệ thống GDQD của ta hiện hành vẫn còn xơ cứng, khép kín, cục bộ, thiếu tính mềm dẻo, linh hoạt, thiếu hẳn sự liên thông dọc ngang giữa các hệ thống nhỏ. • Hệ thống GDPT chưa thực sự gắn kết với GDNN và GD ĐH để làm tốt chức năng chuẩn bị cho HS PT kiến thức và tâm lý sẵn sàng đi vào các trường dạy nghề, TCCN, cao đẳng, đại học hoặc tham gia lao động sản xuất. hệ thống GDNN và hệ thống GD ĐH chưa phát huy thành quả của GDPTmang lại. • Sự bất bình đẳng dạy nghề với GDPT, giữa DN với ĐH: • Tâm lý dân cư không mặn mà với việc cho con em học nghề. • HSkhông thích đi học nghề

  41. 2. Thực trạng CT hướng nghiệp, TVHN và phân luồng • HN, TVHN, phân luồng HSPT sau trung học luôn là vấn đề được bàn luận nhiều; được đưa vào nhiều nghị quyết với nhiều giải pháp đề xuất, kiến nghị. • Tình hình HN, TVHN, phân luồng đến nay chưa có sự biến chuyển kể cả lượng và chất. “ Thật buồn cười khi chúng ta thừa lao động, trong khi các nước xây dựng nhà máy tại Việt Nam lại mang người của nước ngoài đến làm việc. Vì chúng ta chưa đủ nhân lực có tay nghề. Hiện các trường đào tạo GV sư phạm nghề quá thiếu (GS.VS Phạm Minh Hạc)

  42. Công tác HN, phân luồng HS sau trung học luôn là vấn đề khó khăn, nan giải đối với nước ta. Bởi lẽ: - Trước hết là do tâm lý xã hội, do công tác HN và sau đó là do thực tế việc làm cũng như khả năng mưu sinh, thăng tiến. • Những quan niệm và thực tế của truyền thống về học chữ, • Những quan niệm và thực tế của đời sống đương đại: khát vọng chính đáng học chữ để đổi đời, sự tôn vinh nghề nghiệp, chỗ đứng trong đời sống xã hội, cơ hội tìm kiếm việc làm, sức hấp dẫn của nghề nghiệp, chính sách đãi ngộ, sự chênh lệch về điều kiện làm việc và thụ hưởng vật chất giữa lao động chân tay và lao động văn phòng, giữa đô thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi, dư luận xã hội... chưa được giải quyết. - HN, phân luồng; “luồng đại học” là luồng của con em mình còn “luồng học nghề” là luồng của con em thiên hạ. Vì thế, bằng mọi giá để con em mình có được tấm bằng đại học.

  43. Công tác hướng nghiệp, TVHN và phân luồng ở nước ta vẫn còn tồn tại, bất cập như: - Sự phát triển không theo mô hình hình tháp. Quy mô phát triển của từng cấp học chưa hợp lí. - Khoảng 90% học sinh sau THCS vào học ở các trường THPT công lập và ngoài công lập, với cùng một chương trình và sách giáo khoa. - Các trường CĐ, ĐH ngoài công lập mở ra ngày một nhiều, ở cấp tỉnh, thành phố, thuộc các bộ ngành, doanh nghiệp...; rất đa dạng về sở hữu và quản lí. Nhiều trường đào tạo không có cơ sở vât chất, không đủ thầy có chuẩn trình độ, thậm chí nhiều trường ngày càng khó tuyển sinh và không tuyển đủ chỉ tiêu được giao. - Các cơ sở đào tạo nghề có uy tín những năm gần đây tăng nhưng còn ít và chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế và xã hội. Điều dễ nhận thấy là thừa lao động đơn giản mà thiếu lao động kĩ thuật cao.

  44. - GDHN tuy chính thức được đưa vào nhà trường nhưng gần như thả nổi, thiếu CSVC thiết bị, đội ngũ GVHN và CBTV thiếu vừa yếu và không được đào tạo chính quy, không được bồi dưỡng định kỳ cho họ. • Số lượng và chất lượng HS tham gia hướng nghiệp còn rất thấp. • Năm học 2006-2007, tỷ lệ học sinh vào học trong các cơ sở dạy nghề chiếm 3,1%, vào học TCCN chiếm 1,4%. • Năm học 2007- 2008, tỷ lệ này là 2,5% và 1,8%. Ở cấp THPT, trong hai năm học 2006- 2007 và 2007- 2008, số HS tốt nghiệp THPTchưa tiếp tục tham gia các khóa học và đào tạo nghề tương ứng là 129.140 HS và 156. 353 HS. • Nửa triệu Hs tốt nghiệp THCS đi vào TTLĐ mà không được định hướng và trang bị các kỹ năng NN. Những đối tượng này phần lớn không biết tìm nơi nào phù hợp bị khủng hoảng về con đường tương lai, định hướng nghề nghiệp và cần sự tư vấn, hỗ trợ của xã hội.

  45. Nội dung CT HN và cách tổ chức HN tại các trườngPT chưa thể hiện được vai trò ảnh hưởng đến HS. Công tác HN trong nhà trường hiện nay gần như chỉ phục vụ mục tiêu tư vấn tuyển sinh. Thiếu thông tin cung cấp cho HS và các đối tượng hướng nghiệp: nghề, cơ sở đào tạo nghề, chương trình đào tạo nghề, xu hướng nghề nghiệp… Thanh niên nông thôn và CN lao động chưa qua đào tạo ngày càng nhiều. Đối tượng này chưa được xã hội hỗ trợ. Xây dựng các chương trình hướng nghiệp hỗ trợ đối tượng này cũng việc rất cần làm và đang là vấn đề “nổi cộm” hiện nay.

  46. Biểu đồ: Thực trạng HS tốt nghiệp THCS chưa tiếp tục học ở một số địa phương

  47. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm về hướng nghiệp, phân luồng * Nguyên nhân khách quan: - Thiếu việc làm trên thị trường lao động và điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (theo kết quả khảo sát có đến 85,4% các ý kiến đồng ý với nhận xét việc làm có sẵn là nguyên nhân ảnh hưởng đến phân luồng giáo dục). - Nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi người dự tuyển phải tốt nghiệp đại học cũng là trở ngại cho công tác phân luồng học sinh vào các trường nghề.

  48. - Yếu kém của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông (theo khảo sát có đến trên 57% người trả lời việc chọn nghề do bản thân tự tìm thông tin và muốn tự quyết định). - Quy mô, năng lực và điều kiện của các cơ sở dạy nghề, TCCN chưa đáp ứng được nhu cầu phân luồng học sinh (có 60% ý kiến đồng ý). - Nhận thức của người dân, nhà trường và xã hội đối với GDNN chưa đầy đủ (qua khảo sát các cơ sở đào tạo, cán bộ quản lý cho thấy gần 90% các ý kiến đồng ý). - Hệ thống thông tin thị trường lao động nghèo nàn, chưa kịp thời (có 87,7% các ý kiến đồng ý với nhận định này.

  49. * Nguyên nhân chủ quan - Chương trình đào tạo trong trường TCCN và khả năng liên thông hạn chế từ TCCN và lên CĐ và ĐH (63% ý kiến đồng ý với nhận xét chương trình hiện nay chưa phù hợp với đối tường tuyển sinh đầu vào là THCS). - Cơ cấu hệ thống giáo dục trung học và sau trung học ảnh hưởng đến phân luồng (69,3% ý kiến đồng ý). Gần đây nhiều trường CĐ mới được thành lập từ các trường TCCN và việc tuyển học sinh tốt nghiệp THCS vào học hệ TCCN giảm đi do còn phải đào tạo các hệ tuyển khác. - Thiếu chính sách khuyến khích đối với HS, các trường tuyển hệ tốt nghiệp THCS (Qua khảo sát có 89,9% ý kiến cho rằng chưa có chính sách khuyến khích người học là một trong các nguyên nhân cản trở phân luồng HS II. HƯỚNG NGHIỆP, PHÂN LUỒNG HS SAU TRH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ QUY HOẠCH PTNL 2011-2020

  50. * Những bài học kinh nghiệm - Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong xã hội có vai trò quan trọng định hướng việc học nghề của học sinh. - Phải có chủ trương nhất quán, sự phối hợp chỉ đạo kiên quyết, có lộ trình và điều kiện thực hiện hướng nghiệp, phân luồng từ Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH cùng các bộ ngành khác cho đến UBND các cấp ở địa phương. - Việc phát triển các cơ sở dạy nghề, TCCN phải gắn với quy hoạch phát triển nhân lực trung hạn và dài hạn của địa phương và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 để làm cho đào tạo gắn với sử dụng, việc làm và thu nhập. - Thể chế hóa các chủ trương của nhà nước đi kèm với việc nâng cao nhận thức xã hội đối với học nghề và các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực con người để thực hiện các chủ trương đào tạo, sử dụng và việc làm. II. HƯỚNG NGHIỆP, PHÂN LUỒNG HS SAU TRH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ QUY HOẠCH PTNL 2011-2020

More Related