240 likes | 1.06k Views
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG . Mục tiêu bài học. Trình bày được yêu cầu về hoạt động TT-GDSK của sinh viên trong học tập tại cộng đồng. Hướng dẫn được sinh viên chuẩn bị kế hoạch thực hiện hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng.
E N D
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG
Mục tiêu bài học • Trình bày được yêu cầu về hoạt động TT-GDSK của sinh viên trong học tập tại cộng đồng. • Hướng dẫn được sinh viên chuẩn bị kế hoạch thực hiện hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng. • Hướng dẫn được sinh viên thực hiện TT-GDSK tại cộng đồng • Đánh giá được kết quả SV thực hiện TT-GDSK
Những việc giảng viên cần làm • Hướng dẫn cho sinh viên về mục tiêu học tập, chương trình, quy trình học tập thực địa. • Hướng dẫn nội quy học tập thực địa. • Hướng dẫn cho SV yêu cầu học tập và phương pháp thực hiện: • Thu thập thông tin, xác định vấn đề sức khỏe, • Giáo dục sức khỏe, • Giao lưu • Hướng dẫn sinh viên phân tích số liệu và viết báo cáo. • Phối hợp với giảng viên kiêm nhiệm ở địa phương tổ chức hoạt động học tập thực địa. • Theo dõi, giám sát sinh viên suốt quá trình học tập. • Đánh giá sinh viên qua quá trình học và báo cáo. • Tổng hợp điểm của sinh viên từ 4 điểm. • Thu thập các bảng điểm, sản phẩm học tập của sinh viên.
BAN ĐIỀU HÀNH THỰC ĐỊA Giảng viên kiêm nhiệm Giảng viên ĐHY ĐTĐH, QLSV Y tế Thôn, … CB lớp Nhóm học tập 1 Nhóm học tập 2 Nhóm học tập 3 Nhóm học tập 4 Nhóm PV 3 Nhóm PV 1 Nhóm PV 2 Nhóm PV
Chia nhóm sinh viên trong học tập thực địa và yêu cầu với SV • Nhóm phỏng vấn: mỗi nhóm 2 SV, tốt nhất có cả nam và nữ trong nhóm: • Đảm bảo an ninh, an toàn • Hỗ trợ nhau • Nhóm học tập: Mỗi nhóm học tập bao gồm 3-4 nhóm phỏng vấn, như vậy gồm 6-8 sinh viên: • Hỗ trợ nhau trong thu thập thông tin, • Là đơn vị để giảng viên quản lý và giám sát • Là nhóm cùng thực hiện TT-GDSK • Là nhóm viết báo cáo cuối đợt
Yêu cầu thực hiện TTGDSK đối với sinh viên (1) Cùng với nhóm viết hoàn thành ít nhất 01 bài phát thanh về một vấn đề sức khỏe thường gặp tại cộng đồng và thực hiện phát thanh trên loa phát thanh của thôn hoặc loa phát thanh của xã nộp 01 bài viết phát thanh cho giảng viên sau khi đã thực hiện phát thanh. (2) Cùng với nhóm thực hiện ít nhất 01 hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ trực tiếp tại cộng đồng về một vấn đề sức khoẻ do nhóm lựa chọn Mỗi nhóm nộp 01 bản kế hoạch TT-GDSK trực tiếp: • Nói chuyện giáo dục sức khoẻ • Thảo luận nhóm Giáo dục sức khoẻ • …
Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị TT-GDSK • Thực hiện muộn nhất vào ngày đầu tiên SV ở thực địa • Chia nhóm sinh viên: chia sinh viên thành các nhóm nhỏ từ 5-8 sinh viên/1 nhóm • Phổ biến cho SV yêu cầu về TT-GDSK • Phân công nhiệm vụ cho các nhóm sinh viên: • Chọn chủ đề TT-GDSK • Lập kế hoạch cho hoạt động phát thanh và TT-GDSK trực tiếp • Sắp xếp kế hoạch của các nhóm SV để tránh chồng chéo • Gợi ý cho cách SV làm việc nhóm: cả nhóm cùng tham gia, phân công công việc cho các thành viên của nhóm, hỗ trợ nhau
Hướng dẫn các bước của hoạt động phát thanh • Chọn chủ đề phát thanh • Xác định mục tiêu bài phát thanh: 1. 2. 3. …
Hướng dẫn các bước của hoạt động phát thanh • Chọn chủ đề phát thanh • Xác định mục tiêu bài phát thanh: • Chuẩn bị dàn bài phát thanh: - Nội dung theo trật tự lô gic - Chỉ nên 4-5 phút: mỗi trang viết tay A4=1-1,5 phút Ví dụ: TT-GDSK cho cộng đồng về phòng chống một bệnh nào đó: - Tác hại/ảnh hưởng của bệnh đến cá nhân, gia đình, XH - Những nguyên nhân, đường lây truyền bệnh. - Biểu hiện và cách phát hiện bệnh sớm. - Cách xử trí bệnh khi phát hiện. - Phương pháp phòng, chống bệnh. - Tóm tắt những nội dung chính.
Hướng dẫn các bước của hoạt động phát thanh • Chọn chủ đề phát thanh • Xác định mục tiêu bài phát thanh: • Chuẩn bị dàn bài phát thanh • Phân công viết nội dung từng phần trong bài: Nên phân công 1-2 SV viết một phần
Hướng dẫn các bước của hoạt động phát thanh • Lưu ý khi viết nội dung cho từng phần (1): - Dùng ngôn ngữ thông thường, đơn giản, dễ hiểu như khi nói chuyện. - Dùng câu ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản - Phiên âm rõ các tên nước ngoài, kể cả những tên đã biết rõ. - Hạn chế sử dụng từ chuyên môn sâu. - Chọn cách hành văn cụ thể, có hình ảnh, các dạng câu phong phú.
Hướng dẫn các bước của hoạt động phát thanh • Lưu ý khi viết nội dung cho từng phần (2): - Trong văn viết, có một số câu khó nhận ra khi nói (:, ngoặc đơn ( ), dấu gạch nối (-), dấu ngoặc kép (“ ”), cần chuyển thành từ ngữ như: “gồm”, “nghĩa là” hoặc ghi chú rõ chữ này viết trong ngoặc kép. - Khi bài có nhiều ý cần liệt kê thì nên đánh số như: một là, hai là... - Lặp lại những từ dẫn để tránh gây hiểu lầm “HIV không lây qua ăn uống, không lây qua bắt tay... - Tóm tắt ý để chuyển qua đoạn khác. - Cuối bài nên tóm tắt, nhấn mạnh các thông tin chủ chốt.
Hướng dẫn các bước của hoạt động phát thanh • Chọn chủ đề phát thanh • Xác định mục tiêu bài phát thanh: • Chuẩn bị dàn bài phát thanh • Phân công viết nội dung từng phần trong bài • Liên hệ phát thanh: thời gian, địa điểm, … • Phát thanh • Rút kinh nghiệm sau buổi phát thanh
Hướng dẫn thực hiện TT-GDSK trực tiếp • Chọn chủ đề • Xác định đối tượng và mục tiêu truyền thông • Chọn phương pháp TT-GDSK trực tiếp: Thảo luận nhóm hay Nói chuyện TT-GDSK…? • Xác định thời gian và thời lượng TT-GDSK • Xây dựng kế hoạch nội dung chi tiết cho buổi TT-GDSK
Hướng dẫn thực hiện TTGDSK trực tiếp • Xây dựng kế hoạch nội dung chi tiết cho buổi TTGDSK: • Nói chuyện: Chuẩn bị nội dung chi tiết • TL nhóm: Chuẩn bị câu hỏi thảo luận
Hướng dẫn thực hiện TT-GDSK trực tiếp • Tìm địa điểm thích hợp thực hiện TT-GDSK • Mời đối tượng • Chuẩn bị các vật liệu hỗ trợ và hậu cần • Thực hiện TT-GDSK • Họp, rút kinh nghiệm và làm báo cáo
Đánh giá sinh viên thực hiện TTGDSK • Dựa vào: • Kết quả học tập của cả nhóm: chọn chủ đề, xây dựng nội dung, số lượng buổi/hoạt động truyền thông … • Thái độ học tập và sự tham gia trong làm việc nhóm và các thể hiện của các nhân