1 / 34

Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM Khoa Điạ lý Lớp K34B 

Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM Khoa Điạ lý Lớp K34B . Bài thuyết trình môn: Địa lý kinh tế xã hội các nước. Nông Nghiệp Nhật Bản. GVHD: Th.s Nguyễn Thị Bình. SVTH: Nhóm 4. Ngô Thị Lệ Hằng Vũ Hiền Linh Lương Thị Hiền Kserloung Thùy

waite
Download Presentation

Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM Khoa Điạ lý Lớp K34B 

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCMKhoa Điạ lýLớp K34B Bài thuyết trình môn: Địa lý kinh tế xã hội các nước Nông Nghiệp Nhật Bản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Bình

  2. SVTH: Nhóm 4 • Ngô Thị Lệ Hằng • Vũ Hiền Linh • Lương Thị Hiền • Kserloung Thùy • Nguyễn Thị Tú Uyên

  3. NỘI DUNG • KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN • ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN • CƠ CẤU NGÀNH • THỰC TRẠNG • KẾT LUẬN

  4. I. Khái quát về nông nghiệp Nhật Bản • Diện tích: 377.837 km2 • Dân số: 127.763.610 người (2006) • GDP: 4806 tỉ USD • Diện tích đất nông nghiệp: 6 tr ha

  5. I. Khái quát … • Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Với tỉ giá thị trường lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. • Trong nền kinh tế NB nông nghiệp chiếm vai trò thứ yếu, giá trị SLNN trong tỷ trong GDP ngày càng giảm, hiện nay chỉ chiếm 1.3%GDP (2005)

  6. Nhật Bản là một quốc gia không có nhiều thuận lợi về tự nhiên. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn NB vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thâm canh nông nghiệp thì ngày nay ngành này đã có những bước phát triển đáng kể.

  7. II. Điều kiện phát triển. • Nhật Bản là một đảo quốc, có diện tích nhỏ, đồi núi chiếm 73% diện tích cả nước. Sườn núi NB thường quá dốc để có thể canh tác. • Phần lớn đồng bằng hiện nay được sử dụng để phát triển đô thị hoặc sử dụng trong công nghiệp. • Chỉ những nơi đất đai có độ dốc vừa phải người ta mới tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. • Lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo trừ Hokkaido đều ấm áp. • NB còn phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông.

  8. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH NHẬT BẢN

  9. Ruộng bậc thang

  10. II. Điều kiện phát triển.. • Ở miền duyên hải các vùng đồng bằng có thể phải đương đầu với nguy cơ sóng thần. • Một vài nơi vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào. • Nguồn lao động trong nông nghiệp ít và ngày càng giảm: chủ yếu là phụ nữ và người già. Người nông dân làm việc bán thời gian, ngày càng nhiều người trong số họ bỏ ruộng đất vào các khu công nghiệp để làm việc.

  11. III. Cơ cấu ngành nông nghiệp. • 1. Trồng trọt: • Mặc dù không có nhiều đất đai để phát triển nhưng trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp.Với việc canh tác lúa nước và nhiều loại nông sản khác. Hầu hết các ruộng lúa ở nhật bản đều được gieo cấy và thu hoạch bằng máy móc hiện đại. • Chỉ có 15% diện tích đất có khả năng trồng trọt nhưng năng suất cây trồng ở Nhật cao hàng đầu thế giới. Ngành này được nhà nước trợ giá và bảo hộ rất cao.

  12. Thu hoạch nông sản bằng máy móc hiện đại

  13. III. Cơ cấu ngành … • Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất chiếm tới 40% diện tích đất nông nghiệp. • Lúa được trồng khắp nơi, tập trung nhiều nhất ở miền cực nam với vùng chuyên canh lúa như Niigata.

  14. III. Cơ cấu ngành … • Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch… • Cây ăn quả: lê, táo, cam… • Cây công nghiệp được trồng nhiều ở NB trên các thửa ruộng bậc thang sườn núi (Chè…). Tập trung ở phía nam đảo Hônshu • Cây trồng khác: củ cải đường, khoai tây, khoai lang, cà chua, dưa chuột, bắp cải, dâu tằm…cũng được phát triển rộng khắp

  15. Diện tích và sản lượng 1 số nông sản chính

  16. III. Cơ cấu ngành … Cây công nghiệp Cây ngũ cốc Rau quả

  17. III. Cơ cấu ngành … • 2. Chăn nuôi: • Sản phẩm chăn nuôi của Nhật Bản mới đáp ứng được 40% - 80% nhu cầu, còn lại là nhập từ bên ngoài • Nhật bản giành một diện tích đáng kể cho việc phát triển đồng cỏ phục vụ cho nuôi bò sữa. • Vùng Hokkaido  được mệnh danh là vùng đất cho chăn nuôi bò sữa với hơn 70% số lượng bò sữa của Nhật phát triển ở vùng này

  18. Bò thịt ở Nhật cũng được quan tâm và phát triển ở các địa phương. Giống bò thịt ở Nhật quý và nổi tiếng là giống Japanes Black. Chưa có nước nào có giống bò này. • Chăn nuôi lợn cũng khá phát triển nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ • Các loại gia súc gia cầm khác thì chăn nuôi nhỏ lẻ và ít phát triển.

  19. III. Cơ cấu ngành … • 3. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. • NB đứng thứ 2 sau Trung Quốc về đội tàu đánh cá với tổng trọng tải là 11,9 triệu tấn/năm. Trong đó tàu có trọng tải cỡ trung bình trở lên chiếm trên 1/2. • Năm 2005 sản lượng đánh bắt hải sản là 5,5 triệu tấn, trong đó đánh bắt xa bờ chiếm trên ½ tổng sản lượng.

  20. Các loại hải sản đánh bắt gồm có: cá mòi, cá ngừ, cá thu, cá hồi, mực ống, sò, cua, tôm… • NB còn có đội tàu săn cá voi ở nam cực và là một quốc gia hàng đầu về hoạt động này. • Ngành nuôi trồng thủy sản được chú trọng đầu tư phát triển nhăm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

  21. Các mặt hàng hải sản lớn của Nhật Bản Cá Ngừ & Cá Hồi Mực Ống & Tôm

  22. III. Cơ cấu ngành … • 4. Lâm nghiệp: • NB còn rất nhiều rừng nhưng hầu hết để giành để chống xói mòn đất và bảo tồn nên lượng khai thác gỗ rất hạn chế. • Năm 2004, lượng gỗ tròn khai thác khoảng 15,3 triệu m3. • Để phục vụ cho nhu cầu trong nước NB phải nhập từ nước ngoài tới 80% nhu cầu về gỗ.

  23. IV. Thực trạng. • Năm 2005 tỉ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 1,3% GDP và thu hút 4,6% lao động xã hội. • Nông nghiệp phát triển ở tất cả các vùng nhưng vùng phát triển mang tính thương mại cao tập trung ở Hokkaido, phía tây của Honshu và Kiusiu. • Mặc dù sản xuất nông nghiệp đạt được thành tựu to lớn kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng ngày nay NB phải nhập hầu hết nhu cầu lương thực thực phẩm.

  24. IV. Thực trạng. • Dù chính phủ NB có hạn chế nhập khẩu nông sản thì hằng năm sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn chiếm khoảng 1/3 nhu cầu. Trong đó lúa mì nhập trên 50%, thịt trên 60%, đậu, kê…đa số là từ Mỹ, ngoài ra còn nhập từ Trung Quốc và cá nước đang phát triển khác.

  25. IV. Thực trạng. • Biện pháp: • NB đặc biệt chú trọng đến công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, như lai tạo giống mới, công nghệ phân bón, sản xuất máy nông nghiệp. • Để duy trì thu nhập cho người nông dân, chính phủ Nhật hạn chế nghiêm ngặt các hàng nông sản nhập khẩu và hỗ trợ cho nông dân khoảng 75% thu nhập. • Nông nghiệp được nhà nước trợ giá và bảo hộ rất cao: chính phủ Nhật đánh thuế hàng nông sản nhập khẩu theo công bố là 490% nhưng theo số liệu của WTO phải là 778%.

  26. Diện tích đất gieo trồng ít nên NB đã tiến hành gieo trồng và xây dựng các nông trại dưới lòng đất. Sử dụng ánh sáng nhân tạo của đèn sodium cho khu vực trồng lúa và khu vực trồng rau quả.

  27. Trồng lúa dưới lòng đất

  28. rau

  29. V. Kết luận. • Như vậy mặc dù không được ưu đãi nhiều về để phát triển nông nghiệp như nhiều quốc gia khác trên thế giới nhưng trên cở sở áp dụng khoa học kĩ thuật, máy móc hiện đại vào sản xuất thì NB đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nông nghiệp, góp phần giải quyết nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên ngày nay thi NB vẫn còn phải nhập khẩu nhiều các mặt hàng LTTP từ nước ngoài. Do đó chính phủ nước này đã và đang có nhiều chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nhất là trồng trọt và chăn nuôi…

  30. Tài liệu tham khảo. • 1. Ông Thị Đan Thanh – Địa lý kinh tế xã hội thế giới – NXB Đại học sư phạm – 2007. • 2. Bùi Văn Định, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Đức Vũm – Tư liệu dạy học Địa lý 11 – NXB giáo dục – 2008. • 3. Nguyễn Hữu Danh, Phạm Thị Xuân Thọ - Những điều lý thú về Địa lý 8 – NXB giáo dục – 2005. • 4.http://www.google.com.vn/imglanding?q=nong+nghiep+nhat+ban. • 5.http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n.

  31. cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

More Related