400 likes | 1.1k Views
CHIẾN LƯỢC Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Mở đầu Phần thứ 1.Tình hình thực hiện Chiến lược DSVN, Chiến lược QG về CSSKSS 2001- 2010 I. Kết quả đạt được II. Hạn chế bất cập III.Nguyên nhân Phần thứ 2. Chiến lược DS-SKSS 2011-2020
E N D
CHIẾN LƯỢCDân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Mở đầu Phần thứ 1.Tình hình thực hiện Chiến lược DSVN, Chiến lược QG về CSSKSS 2001- 2010 I. Kết quả đạt được II. Hạn chế bất cập III.Nguyên nhân Phần thứ 2. Chiến lược DS-SKSS 2011-2020 I. Bối cảnh kinh tế- xã hội II. Những vấn đề DS-SKSS đặt ra trong 10 năm tới III. Quan điểm, mục tiêu IV. Các giải pháp V. Tổ chức thực hiện VI. Tầm nhìn và dự báo
Phần thứ nhất Tình hình thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam, Chiến lược quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001- 2010
I. Kết quả đạt được 1. Xu thế giảm sinh tiếp tục được duy trì và đã đạt mức sinh thay thế 2. Chất lượng dân số được nâng lên 3. Sức khỏe sinh sảnđược cải thiện 4. Công tác truyền thông đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, hành vi về DS, SKSS của các tầng lớp nhân dân 5. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được củng cố và phát triển 6. Các giải pháp khác đã được thực hiện và đạt kết quả tốt
II. Hạn chế bất cập 1. Nhiều địa phương không đạt mục tiêu về mức sinh thay thế 2. Chất lượng dân số còn thấp 3. Nội dung và hình thức truyền thông vẫn còn chưa thật phù hợp 4. Nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm đúng mức 5. Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được triển khai.Chất lượng và độ tin cậy của thông tin số liệu về dân số, sức khỏe sinh sản chưa cao. Năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo các vấn đề về dân số, SKSS còn hạn chế.
III. NGUYÊN NHÂN 1. Nguyên nhân thành công - Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền - Hoạt động tích cực của các ngành đoàn thể, tổ chức xã hội, đội ngũ cán bộ dân số -y tế cơ sở - Tích cực tổ chức triển khai, thực hiện Chiến lược - Kinh tế- xã hội, khoa học-kỹ thuật phát triển mạnh mẽ tạo ra môi trường thuận lợi - Sự giúp đỡ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế và nước ngoài.
III. NGUYÊN NHÂN 2. Nguyên nhân của những hạn chế - Cấp uỷ và chính quyền một số nơi chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của công tác DS, CSSKSS. - Tổ chức bộ máy thiếu ổn định. - Đầu tư nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu. - Quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập
Phần thứ hai Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020
I. BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI • 2010 GDP hơn 1000 USD/người, vượt chuẩn nghèo. • Gia nhập WTO, Việt Nam hòa nhập ngày càng sâu vào đời sống kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa được mở rộng đang làm thay đổi một số giá trị và lối sống. • Đến 2020 GDP bình quân đầu người đạt mức trung bình • Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Khoảng cách về trình độ phát triển vẫn chưa được thu hẹp. Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. • Khoảng cách thu nhập giữa người giầu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn có xu hướng xa thêm; • Môi trường bị ô nhiễm nặng nề, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ DÂN SỐ- SKSS ĐẶT RA TRONG 10 NĂM TỚI 1. Chất lượng dân số thấp 2. Tình trạng SKSS thách thức: sức khỏe bà mẹ, cung ứng PTTT, phá thai và vô sinh, RTI, STD /HIV,ung thư đường sinh sản, SKSS, SKTD ở các nhóm đặc thù, kiến thức/thái độ và hành vi trong dân số, CSSKSS. 3.Cơ cấu dân số thay đổi lớn: Tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh, liên tục; tăng số phụ nữ 15-49, lao động, dân số già, di dân. 4. Quy mô dân số lớn, mật độ cao, mức sinh thấp hợp lý, 5. Năng lực kế hoạch hóa phát triển có lồng ghép biến DS-SKSS chưa cao
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 1. Quan điểm (1) Công tác DS, CSSKSS là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế, xã hội hàng đầu, là yếu tố cơ bản để phát huy nguồn lực con người, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. (2) Tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản, chủ động điều chỉnh và ứng phó với những thay đổi về mức sinh, cơ cấu và phân bố dân số.
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 1. Quan điểm (3) Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS, CSSKSS là vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi gắn với cung cấp dịch vụ theo hướng dự phòng tích cực, đảm bảo sự công bằng và quyền của người dân trong việc tiếp cận thông tin và lựa chọn dịch vụ có chất lượng, phù hợp với điều kiện KT-XH, đặc điểm văn hoá và tập quán của người dân ở các vùng khác nhau. (4) Đầu tư cho công tác DS-SKSS là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp rất cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Đa dạng hoá các nguồn đầu tư, trong đó NSNN đóng vai trò chủ đạo, ưu tiên cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 1. Quan điểm (5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền các cấp; huy động sự tham gia của toàn xã hội; củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác DS-SKSS từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này.
2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu tổng quát • Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, chủ động điều chỉnh và ứng phó với những thay đổi về cơ cấu, phân bố dân số góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời: giảm tỷ lệ bệnh, tật, tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ em bị mắc các bệnh bẩm sinh, rối nhiễu tâm trí, suy dinh dưỡng thể thấp còi, tai nạn thương tích. (2) Nâng cao sức khỏe bà mẹ, giảm 50% tỷ số tử vong mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về sức khỏe bà mẹ giữa các vùng miền. (3) Khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, phấn đấu đến năm 2020 tỷ số này không vượt quá 115, tiến tới ổn định và cân bằng tỷ số giới tính khi sinh.
2.2. Mục tiêu cụ thể (4) Duy trì mức sinh thấp, hợp lý (TFR không dưới 1,8 vào năm 2020); đảm bảo quy mô dân số không quá 98 triệu người vào 2020. (5) Giảm mạnh phá thai, đưa tỷ số phá thai còn dưới 25/100 ca sinh sống vào năm 2020; cơ bản loại trừ phá thai không an toàn. (6) Hạn chế vô sinh thứ phát và hỗ trợ có hiệu quả trường hợp vô sinh trên cơ sở tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ, phấn đấu đến năm 2020 giảm 50% trường hợp vô sinh thứ phát.
2.2. Mục tiêu cụ thể (7) Giảm nhanh tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS; tăng tỷ lệ phát hiện sớm và điều trị ung thư đường sinh sản. (8) Cải thiện CSSKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên và các nhóm dân số đặc thù (nam giới, người di cư, người tàn tật...). Đáp ứng nhu cầu CSSKSS cho người bị bạo hành giới và trong trường hợp thảm hoạ thiên tai. (9) Nâng cao sức khỏe và phát huy vai trò người cao tuổi.
2.2. Mục tiêu cụ thể (10) Nâng cao năng lực quốc gia lồng ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch hóa, quy hoạch và xây dựng chính sách, chương trình phát triển kinh tế -xã hội ở trung ương và địa phương nhằm thích ứng những thay đổi về quy mô, cơ cấu và phân bố dân số, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của các nhóm dân số.
IV. CÁC GIẢI PHÁP 1. Lãnh đạo, tổ chức và quản lý 2. Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi 3. Tổ chức cung cấp dịch vụ dân số- CSSKSS 4. Xây dựng và hoàn thiệnhệ thống chính sách, pháp luật 5. Xã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế 6. Tài chính, hậu cần 7. Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin số liệu
NỘI DUNG ƯU TIÊN ĐẦU TƯ • Nâng cấp trang thiết bị y tế, phương tiện, cơ sở hạ tầng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. • Cung ứng phương tiện tránh thai. • Tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân. • Sàng lọc trước sinh và sau sinh • Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
NỘI DUNG ƯU TIÊN ĐẦU TƯ • Đào tạo và đào tạo lại về quản lý và kỹ năng thực hiện chương trình DS-SKSS • Chăm sóc sức khỏe bà mẹ: giảm tỷ lệ tử vong mẹ (MDG5) • Chăm sóc sức khỏe trẻ em: giảm tỷ lệ tử vong trẻ em (MDG 4) • Cải thiện chất lượng dịch vụ SKSS/KHHGĐ • Cải thiện SKSS cho người lao động, dân di cư • Cải thiện sức khỏe người già