1.26k likes | 3.09k Views
GIÁO DỤC HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP. A. NHẬN BIẾT HỌC SINH KHUYẾT TẬT. I. KHÁI NIỆM TRẺ KHUYẾT TẬT. Trẻ khuyết tật là trẻ bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
E N D
GIÁO DỤC HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP
A. NHẬN BIẾT HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. KHÁI NIỆM TRẺ KHUYẾT TẬT Trẻ khuyết tật là trẻ bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
II. CÁC DẠNG KHUYẾT TẬT 1) Khuyết tật nhìn 2) Khuyết tật nghe, nói 3) Khuyết tật trí tuệ 4) Khuyết tật thần kinh, tâm thần 5) Khuyết tật vận động 6) Các dạng khác
Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu từ rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể sử dụng suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên.
III. TKT trí tuệ1. Một số Một số đặc điểm TKT trí tuệ • Cảm giác, tri giác:- Chậm chạp và hạn hẹp;- Phân biệt màu sắc, chi tiết sự vật kém, dễ nhầm lẫn và thiếu chính xác;- Thiếu tính tích cực khi tri giác: quan sát sự vật đại khái, khó quan sát kĩ các chi tiết. • Tư duy:- Trực quan, hình ảnh;- Thiếu tính liên tục; không định hướng được các bước trước khi thực hiện nhiệm vụ; - Thiếu tính phê phán, nhận xét nên không làm chủ được hành vi của mình là đúng hay sai.
1. Một số đặc điểm TKT trí tuệ • Trí nhớ:- Chậm nhớ, mau quên; kém bền vững; - Ghi nhớ dấu hiệu bên ngoài tốt hơn ghi nhớ bản chất sự vật;Ghi nhớ máy móc. • Chú ý:- Khó tập trung trong thời gian dài; khó tập trung vào các chi tiết;- Kém bền vững, thường xuyên chuyển từ hoạt động chưa hoàn thành sang hoạt động khác;- Khó tuân theo chỉ dẫn, không kiên nhẫn chờ đến lượt.
1. Một số đặc điểm TKT trí tuệ • Ngôn ngữ:- Vốn từ ít, nghèo nàn; Phát âm thường sai;- Nói sai ngữ pháp nhiều, ít sử dụng tính từ, động từ;- Khó hiểu lời nói của người khác;- Nghe được nhưng không hiểu. • Hành vi:- Hướng ngoại: chống đối, hành vi sai trái (đánh bạn, xé sách, chạy trong lớp...);- Hướng nội: trầm cảm, thu mình lại, sợ hãi, tự làm tổn thương mình, rầu rĩ...
2. Nhiệm vụ của giáo viên • Sử dụng vật thật, tranh ảnh, hình vẽ trong dạy học; • Chia nhiệm vụ thành từng bước nhỏ; • Cho trẻ nghỉ ngơi giữa các hoạt động, giao việc vừa sức, tránh kích thích mạnh làm cho trẻ chóng mệt mỏi; • Củng cố kiến thức thường xuyên, liên tục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần; • Thay đổi các hoạt động tạo hứng thú cho trẻ; • Tận dụng thời điểm trẻ tập trung chú ý để hướng dẫn kiến thức mới cho trẻ;
2. Nhiệm vụ của giáo viên • Tạo môi trường lớp học thoải mái, tránh gây căng thẳng thần kinh để giúp trẻ tiếp thu bài tốt. • Cung cấp từ vựng qua xem tranh, vật thật; • Luyện phát âm cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi; • Tạo môi trường giao lưu, vui chơi cho trẻ với trẻ, trẻ với mọi người xung quanh để trẻ phát triển ngôn ngữ nói.
II. Học sinh khuyết tật nhìn1. Một số đặc điểm HSKT nhìn • Dấu hiệu bên ngoài: - Mắt bị đục trắng, đồng tử bị che lấp, mắt bị sưng và chảy nước, rung rật nhãn cầu; mí mắt võng xuống che lấp đồng tử...; - Nhìn sát mắt, đi lại hay vấp ngã, chân tay phải quờ quạng, dò dẫm; thường xuyên chọc tay vào mắt và cúi đầu; đặt, với đồ vật không chính xác; không có phản ứng nhìn, với hoặc nắm đồ vật... - Trẻ hay phàn nàn, kêu nhức mỏi mắt, nhìn mờ, nhìn không rõ, không nhìn thấy, sợ ánh sáng...
2. Một số đặc điểm HSKT nhìn • Điểm mạnh: - Tri giác âm thanh và tri giác xúc giác phát triển; - Cảm giác thăng bằng và cảm giác vận động phát triển vượt trội; - Tư duy có thể phát triển bình thường; - Ngôn ngữ nói phát triển. • Khó khăn: - Hình ảnh thị giác thu nhận được bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn; sai lệch cảm giác về không gian; - Biểu tượng bị khuyết lệch; thiếu hoàn toàn hoặc nghèo nàn, hình ảnh bị đứt đoạn;
Một số đặc điểm HSKT nhìn • Khó khăn: - Mức độ khái quát thấp; bị giới hạn về màu sắc, hình khối; - Khả năng tái tạo, sáng tạo hình ảnh mới bị hạn chế, nghèo nàn (đôi khi đánh giá không đúng sự thật hoặc cường điệu hóa hoặc không thực hiện được nhiệm vụ cần sự tưởng tượng); - Mất hoặc giảm khả năng bắt chước những cử động, biểu hiện của nét mặt người khác cũng như khả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của mình, đặc biệt là trẻ mù;
1. Một số đặc điểm HSKT nhìn • Khó khăn: - Lời nói của trẻ mang nặng tính hình thức, khó diễn đạt ý nghĩa của câu nói; trẻ thường biểu hiện ngôn ngữ rỗng; - Khó tham gia vào các hoạt động giao tiếp, nhất là những hoạt động giao tiếp đòi hỏi sự định hướng, di chuyển trong không gian; - Bị động trong giao tiếp, không xác định được khoảng cách, số lượng người trong không gian giao tiếp; - Phần lớn trẻ thường mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp.
2. Nhiệm vụ của giáo viên • Tận dụng các yếu tố nhằm sử dụng tối đa các giác quan còn lại; dạy trẻ nhận biết sự vật, sự việc thông qua các giác quan còn lại; • Phóng to đồ dùng dạy học nếu có thể (tranh, ảnh); • Điều chỉnh đồ dùng dạy học về màu sắc, chất liệu, kích thước, trọng lượng; • Thay thế một số đồ dùng không phù hợp (tranh ảnh thay bằng mô hình); • Tối đa sử dụng vật thật, mô hình; đảm bảo độ tương phản cho trẻ nhìn kém;
2. Nhiệm vụ của giáo viên • Các hướng dẫn cần ngắn gọn, dễ hiểu, theo trình tự và logic. • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động trong và ngoài lớp tạo sự tự tin cho trẻ; • Trong giao tiếp nên nêu cụ thể thành phần tham gia, định hướng không gian giao tiếp.
Trẻ khiếm thính1. Đặc điểm trẻ khiếm thính • Tri giác thị giác và vận động phát triển; • Trẻ thường chú ý đến những chi tiết nhỏ của sự vật, hiện tượng; • Những sự vật và hiện tượng được trẻ tri giác bằng thị giác và xúc giác không thua kém trẻ bình thường; • Khó nhớ những từ tượng thanh; • Không tự bắt chước để học ngôn ngữ nói; • Phát âm sai, tiếng nói bị méo; • Ngôn ngữ kém phát triển, vốn từ nghèo; • Ngại giao tiếp;
1. Đặc điểm trẻ khiếm thính • Tư duy trực quan hành động; trẻ suy nghĩ không dựa trên lời nói mà dựa trên hình tượng, hình ảnh cụ thể, sự diễn đạt bằng hình tượng được trẻ tri giác với nội dung sự vật theo nghĩa đen của nó; • Khó khăn trong việc hiểu những từ ẩn dụ, những từ có nghĩa bóng; • Sự tham gia của ngôn ngữ vào tư duy hạn chế;
2. Nhiệm vụ của giáo viên • Nói trước mặt trẻ để trẻ dễ dàng đọc được hình miệng; • Nói rõ ràng, dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu; • Nói kết hợp với chữ viết, cử chỉ, điệu bộ hoặc tranh ảnh, hình vẽ...; • Trình bày bảng một cách khoa học sẽ giúp trẻ tiếp thu bài dễ dàng và đầy đủ hơn; • Sử dụng các vật thật sẵn có sẽ kích thích tính tò mò, gây hứng thú; • Sử dụng mô hình đảm bảo đúng như thật về hình dáng, màu sắc, tỉ lệ tương ứng; • Khi quan sát cần hướng dẫn trẻ tập trung vào nội dung cần thiết và trình tự quan sát; • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động trong và ngoài lớp tạo sự tự tin cho trẻ.
1. Năng lực (khả năng)Đáp ứng được các đòi hỏi của một hoạt động nhất định nào đó B. TÌM HIỂU KHẢ NĂNG, NHU CẦU SỞ THÍCH CỦA HSKT 2. Nhu cầu Là sự đòi hỏi cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát triển
Tìm hiểu năng lực, nhu cầu và sở thích của trẻ • Trẻ có năng lực gì? Trẻ đã biết gì trước khi học? • Trẻ có nhu cầu gì ? Trẻ cần biết thêm gì, làm rõ những gì, độ sâu sắc kiến thức đến đâu? • Trẻ có sở thích gì? Trẻ thích các hoạt động theo kiểu gì (8 dạng năng lực của trẻ theo Gardner) ?
Trần Thu Hà, sinh 2003, học lớp 3 (Khiếm thị) Khả năng: • Đọc và viết được chữ nổi. giao tiếp tốt • Nghe tốt, sờ tốt • Tự phục vụ tốt • Tự di chuyển những nơi quen thuộc • Làm toán đến 10 • Nhận biết được các hình cơ bản bằng sơ đồ, mô hình nổi Khó khăn: chỉ nhìn được gần 50cm, sợ sáng chói, không nhận biết được màu sắc, hay bị phân tán chú ý.
Nguyễn Thị Hải, sinh 2002, KTTT Khả năng: - Vẽ đơn giản, tô, viết nghệch ngoạc, biết chữ O, C • So sánh đơn giản • Biết đồ vật và công dụng • Đếm xuôi, ngược đến 9 • Biết giúp việc nhà khi được yêu cầu • Ngoan (lễ phép, biết chào hỏi) • Tự đi lại, về nhà • Chơi trò chơi đơn giản: múa, chạy nhảy • Giao tiếp bằng lời nói bình thường • Thích hoà nhập Khó khăn: Khó nhớ, chưa làm nổi phép cộng đến 5, chưa biết yêu cầu trợ giúp khi cần, chưa biết hợp tác với bạn, mắt cận
Em Trung, 13 tuổi, khiếm thính • Khả năng: • Cơ quan phát âm bình thường • Viết tốt, có khả năng giao tiếp tổng hợp • Sử dụng được máy vi tính • Làm toán ở trình độ lớp 2 • Khó khăn: chỉ nghe được tiếng nói to sát tai, không nói được, không hiểu lời nói
C. Các nguyên tắc dạy học hoà nhập Nguyên tắc dạy học: Luận điểm có tính chất chỉ đạo quá trình dạy học Các NTDHHN: 3 nguyên tắc • Hiểu năng lực và nhu cầu của TKT • Dạy học dựa trên thế mạnh của trẻ • Không cào bằng
1. Hiểu năng lực và nhu cầu • Cơ sở Lý luận: Trẻ em đa dạng về năng lực và nhu cầu Thực tiễn: Không hiểu trẻ thì không dạy được • Nội dung: Mỗi trẻ khuyết tật có những đặc điểm riêng về năng lực và nhu cầu. Người giáo viên cần phải hiểu được những đặc điểm riêng đó. • Vận dụng: Tìm hiểu trẻ đầu năm học Trước mỗi bài học phải tiên lượng: trẻ đã có gì, trẻ cần gì để học bài đó, trẻ sẽ làm được gì ở bài học đó.
2. Dạy học dựa trên thế mạnh • Cơ sở • Lý luận: mỗi trẻ đều có thế mạnh riêng, quy luật bù trừ • Thực tiễn: kinh nghiệm thất bại của giáo dục chuyên biệt • Nội dung: trong quá trình dạy học, cần tận dụng và phát triển các thế mạnh của trẻ. Đầu tư phát triển các điểm mạnh mang lại hiệu quả cao hơn là đầu tư khắc phục các điểm yếu. • Vận dụng: • Các yêu cầu, phương pháp đưa ra với trẻ khuyết tật cần phù hợp với điểm mạnh • Tạo cho trẻ có cơ hội thành công
3. Không cào bằng • Cơ sở • Lý luận: nguyên tắc cá biệt hoá • Thực tiễn: trẻ khuyết tật có những thiệt thòi, không thể áp dụng mọi chuẩn mực của trẻ không khuyết tật • Nội dung: không đánh đồng mọi trẻ trong dạy học và đánh giá • Vận dụng: • Trong dạy học: các mức độ yêu cầu khác nhau, điều chỉnh • Trong đánh giá: theo những nguyên tắc đánh giá riêng
I. KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN KHGDCN là văn bản xác định nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện thực hiện theo thời gian hạn định trong môi trường hoà nhập để đạt được mục tiêu chăm sóc, giáo dục một trẻ khuyết tật.
II. Ý NGHĨA CỦA BẢN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN • Là cơ sở để thực hiện chính sách hỗ trợ TKT, GV trực tiếp dạy TKT • Là cơ sở để nhóm hợp tác thực hiện các hoạt động chăm sóc, GD TKT trong các môi trường khác nhau như GĐ, nhà trường và cộng đồng • BGH quản lý hoạt động GD TKT trong trường • Cơ sở quan trọng cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình GD • Là cơ sở để huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GD TKT
III. CÁC YẾU TỐ CỦA BẢN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN • Thông tin chung về trẻ • Mục tiêu giáo dục: bao gồm mục tiêu giáo dục của năm học, học kỳ, nửa học kỳ, tháng • Kế hoạch cụ thể, bao gồm các yếu tố: Nội dung hoạt động; Cách tiến hành và các dịch vụ/phương tiện liên quan; Thời gian thực hiện; Người thực hiện; Kết quả mong đợi
IV. NHÓM HỢP TÁC XÂY DỰNGVÀ THỰC HIỆN KHGDCN • CBQL nhà trường (Hiệu trưởng hoặc Phó HT) • GV trực tiếp dạy trẻ • Cha/mẹ trẻ • HS khuyết tật • Đại diện của Nhóm hỗ trợ cộng đồng (cán bộ y tế xã hoặc thôn/xóm, hoặc tình nguyện viên,...) • GV phụ trách GDHN TKT (của trường hoặc GV cốt cán)
V. CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA NHÓM CẦN THỰC HIỆN • Phát hiện TKT trong cộng đồng và khu vực dân cư • Xác định khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ • Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn (chủ yếu là GV và cán bộ y tế), cha mẹ trẻ, những người quan tâm đến trẻ,... • Đánh giá tổng thể dựa trên nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ • Đưa ra các quyết định giám sát đối với việc xây dựng và thực hiện KHGDCN
XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG, NHU CẦU VÀ MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ XÂY DỰNG MỤC TIÊUGIÁO DỤC (Năm học, học kỳ, nửa học kỳ, tháng, tuần) ĐÁNH GIÁ LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VI. QUI TRÌNH XÂY DỰNGVÀ THỰC HIỆN BẢN KHGDCN
VII. LẬP KẾ HOẠCH Mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân 1. Những thông tin chung: • Họ và tên trẻ:.......................................Nam/Nữ.............. • Sinh ngày...... tháng ..... năm ....... • Học sinh lớp:............. Trường:....................................... • Họ và tên giáo viên chủ nhiệm:....................................... • Họ tên bố:.................................Nghề nghiệp:.................. • Họ tên mẹ:................................Nghề nghiệp:.................. • Địa chỉ gia đình:.............................................................. • Số điện thoại liên hệ:.......................................................
2. Đặc điểm chính của trẻ: - Dạng khó khăn (Khó khăn về học, khiếm thính, khiếm thị, khó khăn về ngôn ngữ-giao tiếp, khó khăn về vận động,...): ……………………………………………... - Khả năng của trẻ: - Nhu cầu của trẻ:
3. Mục tiêu 3.1. Mục tiêu năm học (và 3 tháng hè) • Kiến thức: • Kỹ năng xã hội: • Kỹ năng giao tiếp: • Hành vi, ứng xử: • Phục hồi chức năng: 3.2. Mục tiêu học kỳ I • Kiến thức: • Kỹ năng xã hội: • Kỹ năng giao tiếp: • Hành vi, ứng xử: • Phục hồi chức năng:
VIII. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 1. Nhà trường Hỗ trợ giáo viên thực hiện bản kế hoạch Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ Kiểm tra, quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện Khuyến khích, động viên Tổ chức các cuộc họp
2. Giáo viên Thực hiện mục tiêu đặt ra Lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của trẻ Xây dựng vòng tay bạn bè Tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động Xây dựng mối quan hệ Ghi nhật kí theo dõi sự tiến bộ của trẻ khuyết tật
E. Xây dựng vòng tay bạn bè1. Vai trò của trẻ em ở lớp, trường • Giúp đỡ nhau trong các hoạt động: học tập, vui chơi, đi lại, sinh hoạt • Gần gũi, động viên bạn tham gia các hoạt động • Tạo cho bạn khuyết tật có niềm tin, nghị lực • Chia sẻ vui buồn • Vận động các bạn khác cùng tham gia, giúp đỡ • Tạo niềm vui đến trường cho trẻ
2. Cách xây dựng vòng bạn bè trong lớp hoà nhập • Lập kế hoạch giúp đỡ • Sắp xếp chỗ ngồi • Giao nhiệm vụ hỗ trợ: cá nhân, nhóm, tập thể • Tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi • Hoạt động thi đua • Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn • Nhắc nhở: không chế giễu, chọc phá bạn • Tổ chức giao lưu giữa các lớp: cấp trường • Chọn bạn gần nhà giúp trẻ • Lấy ý kiến phản hồi: nhóm giúp bạn, tập thể lớp • Phản hồi từ chính trẻ khuyết tật
NHIỆM VỤ CÔNG TÁCGDHN HSKT NĂM HỌC 2013-2014 1. Tập huấn cấp trường 2. Tham mưu với UBND xã thành lập hội đồng đánh giá trẻ khuyết tật (Theo điều 16 Luật người khuyết tật). 3. Lập Hồ sơ giáo dục dành cho người khuyết tật(Theo điều 15 của QĐ 23/2006 ngày 22/5/2006 của BGD&ĐT). Riêng KHGD cá nhân trẻ khuyết tật tham khảo cẩm năng xây dựng KHGD… đính kèm 4. Báo cáo định kỳ theo công văn số 184 của Sở GD và Đào tạo ngày 6 tháng 03 năm 2013 về Phòng + Kỳ I trước ngày 30/12/2013.+ Cuối năm: Trước ngày 25/5/2014.