560 likes | 1.04k Views
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. Người báo cáo: Nguyễn Thành Vinh Trường THCS Phú Xuân – Krông Năng. PHẦN MỘT:. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. I. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
E N D
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Người báo cáo: Nguyễn Thành Vinh Trường THCS Phú Xuân – Krông Năng
PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG NHÀ TRƯỜNG 1. Đảng CSVN lấy CNM-LN và TTHCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động: - Từ Đại hội VII(1991) đến Đại hội IX lần đầu tiên, khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được trình bày khá đầy đủ, khoa học, khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống TTHCM. - Ngày 27-3-2003, BBT có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. - Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2. Vai trò của TTHCM - Là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Đảng và nhân dân ta vì đó là: + Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, truyền thống văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. + Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù xây dựng và chấn hưng đất nước hôm nay. - Một nội dung quan trọng được đặc biệt là tư tưởng về đạo đức. - “Tư tưởng của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”.
3. Nội dung TT HCM - Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; - Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; - Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; - Quyền làm chủ của nhân dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; - Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; - Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; - Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
II. NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH A. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam - Phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta được thể hiện trên ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cuộc sống cộng đồng Việt Nam. - Nhiều truyền thống đạo đức: cần cù trong lao động, tình nghĩa thuỷ chung với đồng bào, yêu nước nồng nàn, dũng cảm chiến đấu, anh dũng bất khuất trước quân thù...
+ Chân lý bình thường: “Đói cho sạch, rách cho thơm”,... + Coi trọng đạo lý làm người: “Có nghĩa có nhân", “Chị ngã em nâng", “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”,… + Đề cao sức mạnh đoàn kết: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”,… + Đề cao tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường bất khuất trước quân thù: “Thà chết vinh còn hơn sống nhục",… + Những đền miếu được xây dựng để nhân dân thờ cúng, suy tôn các anh hùng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: - Sớm tiếp thu được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. yêu nước, tinh thần dân tộc, sự cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, tình đoàn kết. - Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước những truyền thống này ngày càng phát triển và được củng cố vững chắc trong Hồ Chí Minh.
2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp truyền thống của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. “Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Cụ thể: - Quan điểm Nho giáo: “Nhân tri sơ tính bản thiện”, “ Tính tương cận, tập tương viễn”, “Học nhi thời tập chi” “ Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” “ Dân tri sở dục Thiên tất tòng chi”. Nhận thức của Hồ Chí Minh: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. - Giê-su: Những lời răn dạy của Giê-su là sự hối cải, tình yêu vô điều kiện, tha thứ tội lỗi và khoan dung và về Thiên đường.
Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên: ba nguyên lý: - Dân tộc: giành lại chủ quyền quốc gia để xây dựng đất nước độc lập. Tôn Trung Sơn nhận thấy tinh thần nhân dân Trung Hoa quá suy đồi chỉ biết bám vào gia tộc và tông tộc cho nên tái xây dựng sức mạnh dân tộc. - Dân quyền: nhân dân phải có bốn “chánh quyền” căn bản: bầu cử, đề nghị dự luật, biểu quyết bãi nhiệm chính quyền hay công chức, và phúc phủ quyết luật pháp. - Dân sinh: chính quyền phải chăm lo đến đời sống của nhân dân bởi vì quốc gia không thể hùng cường nếu dân tộc không được ấm no. Chính sách “bình quân địa quyền” (canh giả hữu kỳ điền hay người cày có ruộng).
3. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống với tư tưởng đạo đức cộng sản: - Tiếp thu những tư tưởng đạo đức cộng sản do C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và những nhà cách mạng nêu ra. - Lênin là người “đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ”, “là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tớicác dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi”.
B. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC 1.Giai đoạn thứ nhất: từ thuở niên thiếu đến năm 1911. - Do ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình, đặc biệt là bố mẹ, thầy giáo và tác động của điều kiện xã hội ở quê hương. - Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đã biểu hiện những phẩm chất đạo đức của một người con ngoan, trò giỏi. - Lớn lên, tác động của xã hội làm phát triển mạnh mẽ hơn ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước, nghĩa đồng bào.
2. Giai đoạn thứ hai (1911 – 1941):đi tìm đường cứu nước, trở thành người cộng sản và rồi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. - Ở nước ngoài Nguyễn ái Quốc có ý chí quyết tâm đấu tranh chống ách áp bức bóc lột, yêu thương nhân loại, tinh thần đoàn kết quốc tế. - Người tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có những nguyên tắc đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản, những tinh hoa đạo đức của nhân loại, kể cả tư tưởng đạo đức tiến bộ của phương Tây nói chung, của giai cấp tư sản nói riêng. - Nguyễn ái Quốc đã xây dựng đạo đức cách mạng Việt Nam. Đạo đức cách mạng này đã tôi luyện nhân dân, các chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh bất khuất chống kẻ thù, trong cảnh lao tù tàn khốc.
3. Giai đoạn thứ ba (1941 – 1969):trực tiếp vềlãnh đạo cách mạng Việt Nam. Biểu hiện tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của HCM: - “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”. - Đồng thời, Người còn phát triển và hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng với những quan điểm về Cần, kiệm, liêm, chính, chi công vô tư, về trung với nước, hiếu với dân.
C. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨCCƠ BẢN CỦA NGƯỜI CÁCH MẠNG 1. Trung với nước, hiếu với dân: - Trong chế độ phong kiến: "vua là nước, nước là vua". Hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình. - Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước là: +Trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước; + Trung thành với quyền lợi và lợi ích của nhân dân; + Trung thành với dân tộc, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân; + Lời dạy đó của Người với bộ đội: “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
2. Yêu thương con người, sống có nghĩa tình: - "Làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành“. - Tình yêu thương con người được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với tất cả mọi người trong quan hệ hàng ngày. - Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa.
3. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư - Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng”. - Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ... - Liêm: là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”. - Chính: “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đúng đắn”. - Cần, kiệm, liêm, chính, có quan hệ mật thiết với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người: "Thiếu một đức, thì không thành người".
Chí công, vô tư: là “đem lòng chí công, vô tư mà đối với người, với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ ”(Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc).
Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. - Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. - Nghĩalà ngay thẳng, không có tư tâm, lúc Đảng giao việc thì bất kỳ to nhỏ, đều làm hết sức cẩn thận, thấy việc thì phải làm, thấy việc thì phải nói. -Trílà đầu óc sáng suốt, biết xem người, biết xét việc. - Dũnglà dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn phải cố gắng chịu đựng… - Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”, “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng: - Sự đoàn kết quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh “Bốn phương vô sản đều là anh em”. - Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống lại sự áp đặt, cầm quyền của thực dân, đế quốc. - Đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.
III. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: -Trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. - Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích. -Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. -Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. -Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, lối sống thực sự giản dị và khiêm tốn.
2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay: - Nâng cao chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. - Thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới. - Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ. -Phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, hội nhập quốc tế.
Phần thứ hai MÔN NGỮ VĂN VỚI VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Vai trò của trường học trong việc tuyên truyền TTHCM: • 1. Nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. • 2. Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng Hồ Chí Minh. • 3. Trong nhà trường, sách giáo khoa, báo chílàloại hình thông tin có ưu thế nhất. • Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tích hợp trong môn học, sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do những thông tin ngoài luồng do tác động của xã hội.
Thầy cô có ý kiến gì về thực trạng giáo dục tư tưởng HCM cho hs trong nhà trường hiện nay? Nguyên nhân của thực trạng?
II. Thực trạng hiểu biết tư tưởng Hồ Chí Minh HSPT - 95% học sinh từ THCS đến THPT đều có những hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận những thông tin đại chúng tiến hành các hoạt động công ích xã hội. - Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi em. - Khoảng 40% học sinh THCS, THPT hiểu biết cuộc đời, hoạt động, TTHCM chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện. - Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài.
Một số cách thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho hs trong nhà trường hiện nay: -Tổ chức hs thi kể chuyện về tấm gương đạo đức HCM (Gv hướng dẫn hs làm đề cương). -Vận dụng tư tưởng HCM trong nhà trường (Lòng yêu thương con người, thực hành tiết kiệm,…). -Hs làm theo lời Bác. -Gv thi kể chuyện, viết bài về Bác. -Lồng ghép tư tưởng HCM trong giờ học. (…)
Nhận xét: - Sự hiểu biết về Bác Hồ và TTHCM ở phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của TTHCM đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. - Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác.
III. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông: -Cuộc đời hoạt động CM và những tác phẩm của Bác là tấm gương đạo đức CM sáng ngời cho thế hệ trẻ học tập. -Việc học tập tư tưởng HCM và tấm gương đạo đức của Bác là rất cần thiết để giáo dục đạo đức CM cho thế hệ trẻ. -Môn Ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức CM cho hs. -Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn chứa đựng những yếu tố giáo dục nhân cách con người, phù hợp với việc giáo dục tư tưởng HCM. Vì vậy đưa nội dung giáo dục tư tưởng HCM vào môn Ngữ văn không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng nội dung môn học.
IV.Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng • Hồ Chí Minhtrong học tập Ngữ văn: • 1.Giáo dục TTHCM không phải đưa thêm thêm thông tin, kiến thức làm nặng nội dung, đảm bảo nội dung và đặc trưng môn học. • Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn (Không biến giờ văn thành giờ kể chuyện đạo đức, dạy đạo đức HCM). • Sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ văn với nội dung TTHCM.
Không thể lấy việc giảng giải nội dungtư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn, mà phải tiến hành tích hợp nội dung bài học Ngữ vănvới nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
2.Giáo dục TTHCMdựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ” của môn Ngữ văn ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh. - Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học Ngữvăn, gây ra gây ra tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm và mục tiêu của bài học.
3. Những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm sau đây: -Thực hiện nguyên tắc nói và làm, học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, đề cao việc nêu gương giáo dục theo con đường “Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên. - Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng HCM. - Nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng HCM cần học tập. - Vận dụng sáng tạo, cụ thể những nội dung TTHCM trong hoạt động thực tiễn. -Phát huy tính tích cực của hs trong giáo dục tư tương, tấm gương đạo đức HCM.
4. Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh: - Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập Ngữ văn, tích hợp với nội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi dậy ở các em nhận thức cần thiết phải học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập. - Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đã học. - Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kỹ năng mới thu được kết quả.
5.Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung: - Giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh. - Thực hiện nguyên tắc nói và làm; nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận phải trở thành hiện thực, không thể dừng ở nhận thức lý luận, mang tính tư liệu. - Tạo môi trường giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Thiếu môi trường giáo dục, không có việc nêu gương của người thầy, cha mẹ, cán bộ thì việc giáo dục không có kết quả.
6. Phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, các phương tiện dạy học, đổi mới phương pháp dạy họcđểhiệu quả giáo dục được nâng cao.
Các địa chỉ tích hợp: -Có 24 địa chỉ được tích hợp tư tưởng HCM (THCS). -Tài liệu mới tích hợp ở phần văn bản chưa có điều kiện tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn. Lớp 6 (4 bài):Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Đêm nay Bác không ngủ, Lòng yêu nước. Lớp 7 (7 bài):Sông núi nước Nam, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Lớp 8 (9 bài):Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Hai chữ nước nhà, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Thuế máu. Lớp 9 (4 bài):Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Tiếng nói văn nghệ, Viếng lăng Bác.
Các mức độ tích hợp tư tưởng HCM trong môn Ngữ văn: -Tích hợp toàn bộ (toàn phần): nội dung giáo dục của bài học trùng hoàn toàn với nội dung giáo dục tư tưởng HCM. Trực tiếp viết về đạo đức, tư tưởng của Bác, tác phẩm của Bác thể hiện tư tưởng. +Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng): Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại. +Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh): Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng. +Ngắm trăng (Hồ Chí Minh): Yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng.
+Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà): Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống - hiện đại, phương Đông – phương Tây, dân tộc – nhân loại. Lối sống giản dị, thanh cao. -Tích hợp bộ phận: tích hợp một phần vào nội dung bài học, văn bản có một phần liên quan đến tư tưởng của Bác. +Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ): Vẻ đẹp lãnh tụ HCM, hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương, tinh thần đồng cam cộng khổ của Bác với nhân dân. +Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh): Sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng.
+Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh): Tư tưởng độc lập dân tộc, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. +Đi đường (Hồ Chí Minh): Yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng. +Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc): tố cáo bản chất độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp với người dân thuộc địa. Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng HCM.
-Tích hợp liên hệ: tích hợp một cách linh hoạt tư tưởng HCM vào nội dung bài học có thể. Bài của t/g khác có nội dung liên quan đến tư tưởng của Bác. +Con Rồng cháu Tiên (Truyền thuyết): Đoàn kết giữa các dt anh em, niềm tự hào về nguồn gốc dt. +Thánh Gióng (Truyền thuyết): Truyền thống yêu nước, nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ tổ quốc. +Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt): Liên hệ với nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của Bác. +Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai): Quan điểm của Bác: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn truyền thống dt.
+Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc): Gián tiếp bộc lộ lòng yêu nước qua việc ngợi ca cuộc đời và bản lĩnh kiên cường của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trước sự lố bịch của tên toàn quyền Va-ren. +Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh): Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch. +Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải): Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dt của Bác. +Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn): Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dt của Bác.
+Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi): Liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và độc lập dt là nguồn gốc tư tưởng HCM. +Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Gác-xi-a Mác-két): Tinh thần quốc tế vô sản, tư tưởng yêu nước và độc lập dt trong quan hệ với hoà bình thế giới (chống nạn đói, thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác. +Tiếng nói văn nghệ (Nguyễn Đình Thi): Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác. +Viếng lăng Bác (Viễn Phương): Vẻ đẹp toả sáng của lãnh tụ HCM: lí tưởng độc lập dt, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dt, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn,… *Tài liệu mới chỉ tích hợp tư tưởng HCM vào phần văn bản, chưa có điều kiện tích hợp vào phần Tiếng Việt và Tập làm văn.
Gợi ý tích hợp tư tưởng HCM vào một số bài học cụ thể: Con Rồng cháu Tiên: -Hình ảnh “cái bọc trăm trứng nở ra trăm con”: mọi người dân VN đều là anh em một nhà. Chủ tịch HCM gọi nhân dân ta là “đồng bào”nguồn gốc cao quý, khoẻ mạnh, đẹp đẽ. -Phần luyện tập gợi ý hs tìm những câu nói của HCM về tinh thần đoàn kết dt: Đoàn kết là sức mạnh vô địch, Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công,…
Gợi ý tích hợp tư tưởng HCM vào một số bài học cụ thể: Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt): Gv có thể liên hệ đến tư tưởng độc lập, tự do của Chủ tịch HCM trong “Tuyên ngôn độc lập” bằng 2 cách: -Hướng dẫn hs học nội dung nào thì liên hệ đến vấn đề dân tộc được Bác thể hiện trong “Tuyên ngôn độc lập” đến đấy. Hai nội dung: +Ý thức độc lập dân tộc, +Quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. -Hướng dẫn hs học hết bài rồi sau đó liên hệ đến việc Bác Hồ đã phát triển tinh thần dân tộc trong “Tuyên ngôn độc lập”. Cách 1 áp dụng với lớp có nhiều hs khá giỏi, cách 2 đối với hs trung bình.
Gợi ý tích hợp tư tưởng HCM vào một số bài học cụ thể: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải): So sánh với một số bài thơ của Bác để thấy được sự giống nhau và khác nhau trong việc thể hiện tình yêu nước và khát vọng giải phóng dt giữa hai tác giả. Thơ Bác thể hiện tình yêu nước và sự lạc quan tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng.
Gợi ý tích hợp tư tưởng HCM vào một số bài học cụ thể: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu): Gv liên hệ, so sánh với các bài thơ trích “Nhật kí trong tù” của Bác để thấy được sự gặp gỡ của những người anh hùng về lòng yêu nước, tinh thần hi sinh tất cả cho lí tưởng độc lập dt, phong thái ung dung tự tại khi bị giam cầm hay đối mặt với hiểm nguy.
*Lưu ý: -Gv có thể tích hợp ở phần giới thiệu bài, đọc – hiểu văn bản (phân tích), tổng kết, củng cố dặn dò. -Không tích hợp tràn lan, gượng ép, vấn đề nào đích đáng, phù hợp thì tích hợp. Tích hợp thật khéo léo, tinh tế để đảm bảo đặc trưng của môn học, đồng thời làm toát lên vẻ đẹp tư tưởng, đạo đức HCM.