330 likes | 842 Views
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG VÀ TỒN DƯ KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI ONG. Người trình bày: TS. CAO VĂN HỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN. NỘI DUNG. Thế nào là thuốc kháng sinh? Vì sao phải nói về tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? Vì sao có tồn dư kháng sinh?
E N D
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG VÀ TỒN DƯ KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI ONG Người trình bày: TS. CAO VĂN HỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
NỘI DUNG • Thế nào là thuốc kháng sinh? • Vì sao phải nói về tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? • Vì sao có tồn dư kháng sinh? • Vì sao lại phải quan tâm đến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? • Làm thế nào để hạn chế tồn dư kháng sinh trong thực phẩm?
Thế nào là kháng sinh? • Kháng sinh là những chất ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng: • Ức chế hoặc • Tiêu diệt vi sinh vật một cách đặc hiệu Kháng sinh là gì?
Kháng sinh tác động lên vi sinh vật như thế nào? • Ức chế sự thành lập vách tế bào • Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào • Ức chế sự tổng hợp protein • Ức chế sự tổng hợp acid nucleic
Vì sao phải nói về tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? • Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi được phổ biến từ nhiều năm qua. • Có nhiều ưu điểm, song có một vấn đề nảy sinh là để lại sự tồn dư trong sản phẩm • Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe cộng đồng
Vì sao phải nói về tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? • Tháng 4/2002 Chính phủ đã có công lệnh yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý thuốc kháng sinh trong chăn nuôi • Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm là mối lo ngại của xã hội • Kháng sinh tồn dư trong sản phẩm động vật là vấn đề chung của toàn xã hội
Trong sản phẩm từ ong tồn dư kháng sinh có ở đâu? • Tất cả các chất kháng sinh, hóa chất sử dụng trong nuôi ong đều được lưu lại trong các sản phẩm của ong là mật, sữa ong chúa và sáp... • Sự tồn dư của kháng sinh trong các sản phẩm của ong là rất lâu so với sản phẩm từ các động vật khác.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG THÚ Y Ở VIỆT NAM • Đa dạng, nhiều chủng loại • Có 36 loại với 143 loại biệt dược, 34 hãng sản xuất • Các nước trong khu vực có số lượng ít hơn • Một số loại kháng sinh mới dùng trong nhân y bị cấm không dùng trong thú y, ở Việt Nam vẫn dùng rộng rãi trong chăn nuôi, thú y.
Vì sao có tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? • Dùng quá nhiều loại, không kiểm soát được. • Do sử dụng vào phòng, điều trị bệnh và làm chất phụ gia thức ăn • Điều kiện vệ sinh môi trường phức tạp, ô nhiễm người chăn nuôi phải sử dụng kháng sinh để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. • Thuốc phòng trị bệnh trong chăn nuôi được dùng tùy tiện, không theo hướng dẫn
Vì sao có tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? • Có thể nhiễm lẫn vào thức ăn do tiếp xúc với môi trường có chứa kháng sinh. • Có thể tồn dư do lỗi kỹ thuật sử dụng thường xuyên kháng sinh trong chăn nuôi như:+ Kháng sinh cho vào thức ăn với mục đích kích thích tăng trọng cho gia súc.
Vì sao có tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? • Kháng sinh cho vào nước uống để phòng bệnh trong mùa dịch bệnh. • Kháng sinh cho vào nước uống để chữa bệnh cho con vật. • Kháng sinh cho thêm vào thức ăn cho vật nuôi để bảo quản sản phẩm từ động vật lâu hư.
Vì sao có tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? • Có thể cho thẳng kháng sinh vào thực phẩm với mục đích ức chế, tiêu diệt vi sinh vật để bảo quản thực phẩm, tránh hư hỏng. • Do vận chuyển sản phẩm đi xa, cho kháng sinh vào thực phẩm để bảo quản.
Vì sao lại quan tâm đến tồn dư kháng sinh và hóa chất trong thực phẩm? • Tất cả những nguyên nhân trên làm cho sản phẩm chăn nuôi tồn dư kháng sinh, có ảnh hưởng không tốt đối với người tiêu thụ. Bất cứ kháng sinh nào dùng để chữa bệnh cho người và động vật, nếu còn tồn dư một lượng dù nhỏ nhất cũng có thể gây kháng thuốc của E.Coli. Khi E.Coli đã kháng thuốc thì nó có thể chuyền plasmid kháng thuốc của nó cho các loại vi khuẩn gây bệnh khác sống trong đường ruột.
Vì sao lại quan tâm đến tồn dư kháng sinh và hóa chất trong thực phẩm? • Ảnh hưởng ngay lập tức sau khi tiêu thụ sản phẩm:- Phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh,...- Gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh,...
Vì sao lại quan tâm đến tồn dư kháng sinh và hóa chất trong thực phẩm? • Ảnh hưởng muộn hơn khi tiêu thụ thực phẩm tồn dư kháng sinh:- Gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn.- Gây tốn kém về mặt kinh tế.
Vì sao lại quan tâm đến tồn dư kháng sinh và hóa chất trong thực phẩm? • Tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc. • Các loại vi sinh vật kháng thuốc này có thể truyền sang người • Khó khăn trong điều trị bệnh cho con người
Một số nguy cơ của tồn dư kháng sinh trong sản phẩm • Nguy cơ về độc tố • Nguy cơ về vi sinh • Nguy cơ về miễn dịch bệnh lý • Nguy cơ về môi trường
Vì sao lại quan tâm đến tồn dư kháng sinh và hóa chất trong thực phẩm? • Làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, tạo ra con giống yếu ớt: • Không sống được khi không có kháng sinh. • Một số kháng sinh, hóa dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ. • Chloramphenicol có thể gây suy tủy
LÀM GÌ DÂY? Tồn dư kháng sinh sẽ làm giảm giá trị sử dụng của mật ong, không xuất khẩu được.
Kháng sinh tồn dư ở đâu? • Mật ong • Sữa ong chúa • Sáp • Nền sáp • Các sản phẩm khác (keo ong,…)
Làm thế nào để hạn chế tồn dư kháng sinh trong thực phẩm? • Xử lý kịp thời, nghiêm túc, cách ly các đàn ong bệnh. Nếu cần có thể hủy bỏ cả đàn ong bệnh. • Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết • Dùng các biện pháp sinh học trong phòng chống bệnh ở ong
LƯU Ý KHI DÙNG KHÁNG SINH • Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng • Lựa chọn thuốc hợp lý: • Thuốc phải có tác dụng tốt nhất, đặc hiệu • Thuốc phải được dung nạp tốt • Tùy thuộc vào loại con bệnh • CẦN THEO DÕI CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC
LƯU Ý K HÔNG Sử dụng kháng sinh trong mùa khai thác mật. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh mới và đặc trị trong điều trị bệnh của con người
LƯU Ý • Khi đàn ong thực sự mắc bệnh • Sử dụng kháng sinh đúng mục đích CHỈ SỬ DỤNG KHÁNG SINH KHI:
Một số loại kháng sinh cấm dùng trong chăn nuôi ong • Streptomycin • Sulfamid • Nitrofuran • Chloramphenicol (CAP) • Enrofloxacine • Norflozacine • Teracyclin
Các loại kháng sinh thường dùng trong nuôi ong • Kanamycine • Amoxycilline • Gentamycine Nên dùng