1 / 29

Chương I: Những vấn đề cơ bản về Phân tích hoạt động kinh doanh

Chương I: Những vấn đề cơ bản về Phân tích hoạt động kinh doanh. 1. Khái niệm.

aelwen
Download Presentation

Chương I: Những vấn đề cơ bản về Phân tích hoạt động kinh doanh

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chương I: Những vấn đề cơ bản về Phân tích hoạt động kinh doanh

  2. 1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

  3. 2. Đối tượng của PTKD - các chỉ tiêu kinh tế phản ánh quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh - các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó…

  4. 3. Các phương pháp phân tích 3.1 Phương pháp phân tích thống kê 3.1.1 Phương pháp so sánh: 3.1.1.1 Tiêu chuẩn so sánh: • Tài liệu năm trước (kỳ trước). • Các mục tiêu đã dự kiến (Tài liệu kế hoạch, định mức). • Các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh.

  5. 3.1.1 Phương pháp so sánh 3.1.1.2 Điều kiện so sánh: Chỉ tiêu dùng để so sánh phải: • Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. • Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. • Phải cùng một đơn vị đo lường.

  6. Mức biến động của chỉ tiêu Trị số kỳ phân tích Trị số kỳ gốc = - 3.1.1 Phương pháp so sánh 3.1.1.3 Kỹ thuật so sánh: • So sánh bằng số tuyệt đối:

  7. Ví dụ: Tình hình doanh thu qua các năm ở công ty X trong giai đoạn 2008-2010 Đvt: triệu đồng (Nguồn: Phòng kinh doanh)

  8. Kỳ gốc cố định: 2008 ĐVT: triệu đồng (Nguồn: Phòng kinh doanh)

  9. Kỳ gốc liên hoàn ĐVT: triệu đồng (Nguồn: Phòng kinh doanh)

  10. Chỉ tiêu kỳ phân tích Số tương đối hoàn thành kế hoạch = X 100 % Chỉ tiêu kỳ gốc 3.1.1 Phương pháp so sánh • So sánh bằng số tương đối: * Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ: So sánh số tương đối hoàn thành kế hoạch là so sánh kết quả vừa tính được với 100%.

  11. Trị số của 1 bộ phận x 100% Số tương đối kết cấu = Trị số của tổng thể 3.1.1 Phương pháp so sánh * Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.

  12. 3.1.1 Phương pháp so sánh • Ví dụ: Tình hình doanh thu qua các năm ở công ty X trong giai đoạn 2008-2010 Đvt: triệu đồng (Nguồn: Phòng kinh doanh)

  13. Trị số của kỳ phân tích Số tương đối động thái = Trị số của kỳ gốc 3.1.1 Phương pháp so sánh * Số tương đối động thái: Kỳ gốc có thể cố định hay liên hoàn.

  14. 3.1.1 Phương pháp so sánh • Ví dụ: Tình hình doanh thu qua các năm của công ty X trong giai đoạn 2008-2010 Đvt: triệu đồng (Nguồn: Phòng kinh doanh)

  15. 3.1.2 Phương pháp loại trừ • Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. • Gồm 2 phương pháp: thay thế liên hoàn và số chênh lệch.

  16. 3.1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn Quy tắc: • Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu. • Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc.

  17. 3.1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn Trình tự áp dụng Bước 1: Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích: Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất. Theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: A = a . b . c • Kỳ phân tích: A1 = a1.b1.c1 • Kỳ gốc là: A0 = a0.b0.c0 • ΔA = A1 - A0và %A = A1/A0

  18. 3.1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn Bước 2: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. a0.b0.c0 • Thế lần 1: a1.b0.c0 • Thế lần 2: a1.b1.c0 • Thế lần 3: a1.b1.c1 Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.

  19. 3.1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích: Ở con số tuyệt đối • Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = ΔAa • Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 = ΔAb • Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 = ΔAc ΔAa + ΔAb + ΔAc = ΔA

  20. 3.1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn Ở con số tương đối: • Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0/a0.b0.c0 = %Aa • Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0/a1.b0.c0 = %Ab • Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1/a1.b1.c0 = %Ac %Aa x %Ab x %Ac = %A

  21. 3.1.2.2Phương pháp số chênh lệch • Tuân thủ đầy đủ các bước của thay thế liên hoàn, chỉ khác khi xác định ảnh hưởng của từng nhân tố: • Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1-a0) .b0.c0 • Ảnh hưởng của nhân tố b: = a1.(b1 -b0) .c0 • Ảnh hưởng của nhân tố c: = a1.b1.(c1-c0)

  22. Bài tập (Nguồn: Phòng KD)

  23. Bài tập

  24. 3.2 Phương pháp liên hệ cân đối Là phương pháp mà trong đó chỉ tiêu kinh tế được xác định thông qua mối quan hệ của chúng với các nhân tố khác.

  25. Doanh số mua hàng trong kỳSố tiền trả cho người bán trong kỳSố tiền đã thu từ khách hàng trong kỳ ĐVT: triệu đồng

  26. 3.3 Phương pháp logic biện chứng - thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty qua các thời kỳ kinh doanh - các nhân tố tác động, các dự báo kinh tế => những đánh giá, kết luận về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

  27. 3.4 Phương pháp khảo sát thực tế • Khảo sát thực tế hoạt động của công ty ở các khâu kinh doanh để tạo cơ sở thực tiễn sát thực nhằm giúp củng cố các đánh giá nhận định về tình hình hoạt động của công ty. • Kết quả xử lý các số liệu điều tra khảo sát dùng để phân tích định lượng: phân tích thị trường, khả năng cạnh tranh, …

  28. 3.5 Phương pháp chuyên gia • Tham vấn các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản trị có kinh nghiệm,… nhằm đánh giá tình hình kinh doanh của DN.

  29. 4. Trình tự PTKD của DN 4.1 Thu thập và xử lý số liệu. 4.2 Xây dựng các biểu bảng, các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của DN. 4.3 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động của DN. 4.5 Xây dựng định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể.

More Related