300 likes | 480 Views
Cây trồng biến đổi gen và Các chính sách quốc tế: Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh học và Bộ luật quốc tế về thực phẩm. Tiến sĩ Michael Hansen Nhà khoa học cao cấp Hiệp hội người tiêu dùng, Mỹ. Giới thiệu Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh học.
E N D
Cây trồng biến đổi gen và Các chính sách quốc tế: Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh học và Bộ luật quốc tế về thực phẩm Tiến sĩ Michael Hansen Nhà khoa học cao cấp Hiệp hội người tiêu dùng, Mỹ
Giới thiệu Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh học • Luật quốc tế đầu tiên và duy nhất về biến đổi gen/sinh vật biến đổi gen • Được thông qua: vào 29/01/2000 ở Montreal • Có hiệu lực: Từ 11/09/2003 • Vào 16/5/2011, có 161 bên có liên quan • Phần lớn các bên có liên quan thuộc các nước đang phát triển, với đa số ở Châu Phi • Không bất kỳ quốc gia thuộc “Nhóm Miami” đầu tiên là các nhóm có liên quan hiện tại (AACCUU)
Mục tiêu “Theo đúng với phương pháp phòng ngừa trong Nguyên tắc 15 của Tuyên bố Rio về Môi trường và Sự phát triển, mục tiêu của Hiệp ước này nhằm góp phần đảm bảo mức bảo vệ đầy đủ tại các ruộng chuyển đổi, xử lý và sử dụng những sinh vật biến đổi gen sống an toàn là kết quả của công nghệ sinh học hiện đại mà có thể gây ra tác hại đối với bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, xem xét những nguy cơ cho sức khỏe con người và đặc biệt tập trung vào sự vận chuyển qua biên giới”
Phạm vi Vận chuyển, xử lý và sử dung của tất cả sinh vật biến đổi gen sống (LMOs) có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, quan tâm đến sức khỏe con người Không bao gồm ‘sản phẩm của cái đó’
Sự quan trọng của Hiệp ước Đối với bộ luật quốc tế lần đầu tiên có sự thừa nhận rằng những sinh vật biến đổi gen thì khác với những sinh vật phát triển tự nhiên khác và có thể mang nhiều rủi ro và mối nguy đặc biệt và vì vậy cần được kiểm soát quốc tế Đối phó về vấn đề quốc tế* vận chuyển qua biên giới quốc tế (nhập và xuất khẩu) và sẽ đối phó với trách nhiệm pháp lý và bồi thường quốc tế *KHÓ KHĂN
Các nguyên tắc chung Nguyên tắc phòng ngừa Nguyên tắc về sự đồng thuận thông tin quan trọng đầu tiên (AIA) Thiết lập quyền nói ‘Không’ Chủ quyền quốc gia trong việc ra quyết định Các nghĩa vụ và trách nhiệm của người sản xuất/xuất khẩu
Sự thực thi trên quốc gia Điều khoản 2(1) – “Mỗi bên liên quan sẽ phải thực hiện các biện pháp hành chính cần thiết và hợp pháp để thực hiện các nghĩa vụ dưới Hiệp ước này”
Một tiêu chuẩn tối thiểu mà các Bên liên quan nên thực hiện – Điều khoản 2 (4): “Không có cái gì trong Hiệp ước này sẽ được hiểu như là sự ngăn cấm quyền của bên có liên quan thực hiện hành động để bảo vệ sự bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, đã cho thấy rằng hành động như vậy là phù hợp với mục tiêu và các điều khoản của Hiệp ước này và phù hợp với các nghĩa vụ khác của bên liên quan dưới luạt quốc tế.”
…. Sự phát triển gần đây nhất Hiệp ước bổ trợ Nagoya Kuala Lumpur về Nghĩa vụ pháp lý và Bồi thường cho Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh học
(Liên Hiệp Quốc Thập niên về An toàn sinh học) Chỉ dành cho phương tiện truyền thông, Không dành cho văn bản chính thức BAN HÀNH ẤN PHẨM Latvia trở thành quốc qua để phê duyệt Hiệp ước bổ trợ Nagoa – Kuala Lumpur về Trách nhiệm pháp lý và Bồi thường Montreal, ngày 7/12/2011 – Vào ngày 30/11/2011, Latvia trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt Hiệp ước bổ trợ Nagoa – Kuala Lumpur về Trách nhiệm pháp lý và Bồi thường cho Hiệp ước Cartagena về An toàn sinh học. Sự phê duyệt đầu tiên này diễn ra chỉ sau 1 năm Hiệp ước bổ trợ được áp dụng tại cuộc gặp thượng đỉnh đa dạng sinh học lịch sử được tổ chức vào tháng 10/2010 ở Nagoya, Nhật Bản. Hiệp ước bổ trợ nhằm góp phần vào sự bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học bằng việc đưa ra những luật pháp quốc tế và quy trình về trách nhiệm pháp lý và bồi thường trong những sự kiện thiệt hại do sinh vật biết đổi gen sống. Nó sẽ có hiệu lực trong vòng 90 ngày sau khi chi trả cho văn kiện phê duyệt. Hiện thời hiệp ước này có 36 chữ ký.
Hiệp ước bổ trợ Nagoya Kuala Lumpur về Nghĩa vụ pháp lý và Bồi thường cho Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh học • Việc áp dụng hiệp ước mới đã được tiến hành cuối hội nghị 5 ngày của nhóm cầm quyền của Hiệp ước Cartagena về An toàn sinh học • Hiệp ước bổ trợ mới cung cấp các luật pháp quốc tế và quy trình về trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho những thiệt hại đến đa dạng sinh học do những sinh vật biến đổi gen sống.
Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh học Điều khoản 18. Xử lý, Vận chuyển, Đóng gói và Định danh • Để tránh những tác động tiêu cực về sự bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, tính đến các nguy cơ cho sức khỏe con người, mỗi bên sẽ thiết lập những tiêu chuẩn cần thiết để yêu cầu những sinh vật biến đổi gen được vận chuyển qua biên giới trong phạm vi của Hiệp ước này được xử lý, đóng gói và vận chuyển trong những điều kiện về an toàn, quan tâm đến các luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh học Điều khoản 18. Xử lý, Vận chuyển, Đóng gói và Định danh 2. Mỗi bên liên quan sẽ thiết lập các tiêu chuẩn để yêu cầu các văn bản đi kèm: (a) Sinh vật biến đổi gen đang sống được dùng để sử dụng trực tiếp vào thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến, cần xác định rõ rằng chúng “có thể bao gồm” cả những sinh vật biến đổi gen còn sống và không có ý định cho việc đưa vào môi trường, cũng như một điểm liên hệ để biết thêm thông tin. Hội nghị của các bên liên quan được tổ chức như là cuộc gặp gỡ giữa các bên để đưa ra quyết định về những yêu cầu chi tiết cho mục đích này, bao gồm những quy định rõ về danh tính sản phẩm biến đổi gen và bất kỳ sự nhận dạng dị thường nào, không trễ hơn 2 năm từ sau ngày Hiệp ước này được đưa vào hoạt động.
Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh học Điều khoản 18. Xử lý, Vận chuyển, Đóng gói và Định danh (b) Những sinh vật biến đổi gen sống dành riêng cho mục đích sử dụng giới hạn được xem như những sinh vật biến đổi gen sống; và định rõ những yêu cầu cho việc xử lý, bảo quản, vận chuyển và sử dụng an toàn, điểm liên lạc để biết thêm thông tin, bao gồm tên và địa chỉ của cá nhân và tổ chức phân phối sinh vật biến đổi gen sống; và (c) Những sinh vật biến đổi gen sống được dự kiến đưa vào môi trường của phía nhập khẩu và các sinh vật biến đổi gen trong phạm vi của Hiệp ước, nhận dạng rõ như những sinh vật biến đổi gen sống; ghi rõ danh tính và đặc điểm liên quan, bất kỳ những yêu cầu cho xử lý, bảo quản, vận chuyển và sử dụng an toàn, điểm liên lạc để biết thêm thông tin, bao gồm tên và địa chỉ của các nhà xuất và nhập khẩu, và gồm cả tuyên bố rằng sự vận chuyển tuân theo những yêu cầu của Hiệp ước áp dụng cho người xuất khẩu. 3. Hội nghị của các bên liên quan được tổ chức như cuộc gặp gỡ giữa các bên có trách nhiệm đối với Hiệp ước này sẽ xem xét nhu cầu và các phương thức để phát triển các tiêu chuẩn liên quan đến các hoạt động định danh, xử lý, đóng gói và vận chuyển, trong sự tham khảo với các hội đồng quốc tế có liên quan khác.
Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh họcHội nghị các bên liên quan lần thứ 3, Curitiba, Brazil, 13-17/3/2006Xử lý, Vận chuyển, Đóng gói và Định danh 4. YêucầucácbênliênquanđốivớiHiệpướcvà Parties to the Protocol and nhữngthúcđầycácnhà chức tráchkhácthiếtlậpnhữngtiêuchuẩnđểđảmbảotàiliệukèmtheonhữngsinhvậtbiếnđổi gen sẽđượcđưavàosửdụngtrựctiếpnhưthựcphẩmhoặcthứcănchănnuôi, hoặcchoquátrìnhchếbiếntrongsảnxuấthànghóavàđượcchophéptrongphạm vi nhữngquyđịnhnộiđịa, phảitheonhữngquyđịnhcủaquốcgiavềnhậpkhẩuvàtuyênbốrõràng” a. Trongnhững trường hợpdanh tínhcủacácsinhvậtbiếnđổi gen sốngđượcnhậnbiếtthông qua cácphươngtiệnnhưhệthốngbảoquảndanh tính, cáimàhànghóađượcgửiđibaogồmnhữngsinhvậtbiếnđổi gen sốngsẽđượcsửdụngtrựctiếpnhưlàthựcphẩmhoặcthứcănchănnuôi, hoặcchoquátrìnhchếbiến; b. Trongnhững trường hơpdanhtínhcủacácsinhvậtbiếtđổi gen khôngđượcnhậnbiết qua cácphươngtiệnnhưhệthốngbảoquảndanh tính, cáimàhànghóađượcgửiđicóthểbaogồm 1 hoặcnhiềuhơnnhữngsinhvậtbiếnđổi gen sốngsẽđượcsửdụngtrựctiếpnhưlàthựcphẩmhoặcthứcănchănnuôi, hoặcchoquátrìnhchếbiến;
Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh họcHội nghị các bên liên quan lần thứ 3, Curitiba, Brazil, 13-17/3/2006Xử lý, Vận chuyển, Đóng gói và Định danh c) Những sinh vật biến đổi gen không được kiến đưa vào môi; d) Những tên thông thường, tên khoa học, vàtên thương mại của các sinh vật biến đổi gen sống; e) Mã chuyển đổi gen của sinh vật biến đổi gen sống hoặc,, như là chìa khóa để tiếp cận thông tin trong Nhà-sạch an toàn sinh học, mã nhận dạng khác thường của nó; f) Địa chỉ của Nhà-sạch an toàn sinh học để biết thêm thông tin Và chú ý rằng theo Điều khoản 24 của Hiệp ước, sự vận chuyển qua biên giới các sinh vật biến đổi gen sống giữa các bên liên quan và không liên quan sẽ phù hợp với mục tiêu của Hiệp ước, và những ghi chú khác về những yêu cầu đặc biệt trong đoạn này không được áp dụng cho sự vận chuyển như vậy.
Hiệp ước Cartagena về an toàn sinh họcHội nghị các bên liên quan lần thứ 3, Curitiba, Brazil, 13-17/3/2006Xử lý, Vận chuyển, Đóng gói và Định danh • Quyết định để xem xét và đánh giá, tại cuộc họp thứ năm, kinh nghiệm đạt được với sự thực thi của đoạn 4 ở trên, với sự xem xét một quyết định, tại cuộc họp thứ 6, để đảm bảo văn bản kèm theo những sinh vật biến đổi gen được dự kiến cho sử dụng trực tiếp như thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi, hoặc cho quá trình chế biến được bao hàm bởi đoạn 4 tuyên bố rõ rằng sản phẩm được gửi đi gồm những sinh vật biến đổi gen sẽ được sử dụng trực tiếp như thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi, hoặc cho quá trình chế biến, và bao gồm những thông tin chi tiết ở mục (c) và (f) của đoạn 4.
Các cụm từ quan trọng trong các thư tư vấn an toàn quản trị thực phẩm và thuốc của Mỹ • Thư cho MON 810 (Bắp Bt), ngày 26/9/1996 • “Monsanto đã đệ trình bản đánh giá tóm tắt về loại bắp có chứa gen biến đổi MON 810 vào ngày 6/6/1996” • “Dựa trên những đánh giá về dinh dưỡng và sự an toàn bạn đã thực hiện, chúng tôi hiểu răng Monsanto đã kết luật sản phẩm bắp có nguồn gốc từ giống mới này không về cốt lõi không khác về thành phần, sự an toàn và các thông số có liên quan khác của loại bắp hiện tại được bán trên thị trường, và bắp biến đổi gen không đặt ra các vấn đề sẽ đòi hỏi việc xem xét trước khi đưa ra thị trường hoặc thông qua bởi FDA.” • FDA không yêu cầu đánh giá an toàn trước khi đưa ra thị trường
Martineau, B. 2001. Thành quả đầu tiên: Sản phẩm cà chua Flavr Savr và sự ra đời của thực phẩm sinh học “Không chỉ về quan điểm cá nhân, cộng đồng các nhà khoa học nên đưa ra những dữ liệu công khai và xác thực; những kết quả nghiên cứu chỉ ra những thực phẩm này là an toàn cho tiêu thụ. . . tuyên bố ngụ ý ‘rằng những thực phẩm này là an toàn và không có bằng chứng khoa học cho tranh luận’ thì không giống như việc nói rằng ‘những kiểm nghiệm quy mô lớn đã được thực hiện và đây là kết quả.’ Thực tế, không có sự cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn, ‘không có bằng chứng khoa học để tranh cãi’ có thể được hiểu như là ‘không có bằng chứng khoa học’ (Martineau, 2001: 232-233)
Bộ luật quốc tế về thực phẩm • Tổ chức thiết lập tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hoa kỳ. Cùng với Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO) • Được thiết lập vào những năm 1960 để hỗ trợ cho các những đang phát triển về các vấn đề tình nguyện, tiêu chuẩn, hướng dẫn và các đề xuất liên quan đến an toàn thực phẩm • Năm 1996, Vòng đàm phán Uruguay Round của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại thiết lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) • Các tiêu chuẩn, hướng dẫn và đề xuất bộ luật đã xem xét vấn đề “pháp lý thương mại” • Các vấn đề về biến đổi gen đã đưa đến 2 vai trò quan trọng chính: Lực lượng Đặc nhiệm Liên chính phủ luật quốc tế về Thực phẩm Có nguồn gốc từ Công nghệ sinh học Hiện đại và Hội đồng Luật quốc tế về Dán nhãn
Bộ luật quốc tế về thực phẩm • Lực lương Đặc nhiệm Liên chính phủ Ad Hoc về Thực phẩm Có nguồn gốc từ Công nghệ sinh học Hiện đại (2000 – 2003; 2005--2008) • Chủ trì bởi Nhật Bản • Đã phát triển các văn bản chính: • Các nguyên tắc CAC/GL 44 về Phân tích Nguy cơ của Thực phẩm Có nguồn gốc từ Công nghệ sinh học Hiện đại • Hướng dẫn CAC/GL 45 cho Việc thực Đánh giá An toàn Thực phẩm Có nguồn gốc từ cây trồng chứa AND tái tổ hợp; được sửa đổi bổ sung năm 2008 • Hướng dẫn CAC/GL 60 Việc thực Đánh giá An toàn Thực phẩm Có nguồn gốc từ Động vật chứa AND tái tổ hợp
Bộ luật quốc tế về thực phẩm Hướng dẫn cho Việc thực Đánh giá An toàn Thực phẩm Có nguồn gốc từ cây trồng chứa AND tái tổ hợp (CAC/GL 45 2003) Mô tả đặc tính của sự Biến đổi Gen “30. Để cung cấp sự hiểu biết rõ ràng về ảnh hưởng của thành phần và sự an toàn của các thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng mang AND tái tổ hợp, sự mô tả sinh hóa và phân tử toàn diện của Biến đổi Gen nên được thực hiện.”
Bộ luật quốc tế về thực phẩm Hướng dẫn cho Việc thực Đánh giá An toàn Thực phẩm Có nguồn gốc từ cây trồng chứa AND tái tổ hợp (CAC/GL 45 2003) “31. Thông tin nên được cung cấp về việc ghép AND vào bộ gen cây trồng; cái này nên bao gồm: C) Cấu tạo của nguyên liệu gen được ghép vào tại mỗi điểm ghép bao gồm số bản sao và dữ liệu chuỗi của vật liệu được chèn vào và của khu vực xung quanh, đủ để xác định bất kỳ vật chất di truyền như là kết quả của vật liệu được đưa vào, hoặc, ở mặt thích hợp hơn, thông tin khác như bản ghi lại kết quả phân tích hoặc sản phẩm sản phẩm di truyền để xác định bất kỳ vật chất mới nào được đưa vào thực phẩm.”
Bộ luật quốc tế về thực phẩm Hướng dẫn cho Việc thực Đánh giá An toàn Thực phẩm Có nguồn gốc từ cây trồng chứa AND tái tổ hợp (CAC/GL 45 2003) “33. Thêm vào đó, thông tin nên được cung cấp: A) để chứng minh liệu sự sắp xếp vật liệu gen được sử dụng để ghép có được bảo tồn hoặc liệu sự tái sắp xếp có được thực hiện với sự hòa hợp; E) để chỉ ra liệu có bất kỳ bằng chứng nào đề xuất rằng một hoặc nhiều gen ở cây chủ bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi gen. F) để xác nhận sự định danh và di truyền của bất kỳ protein hợp nhất mới”
Các nguyên tắc CAC/GL 44 về Phân tích Rủi ro của Thực phẩm Có nguồn gốc từ Công nghệ sinh học Hiện đại (CAC/GL 44 2003) “18. Những người quản lý rủi ro nên quan tâm đến sự không chắc chắn được xác định trong đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp đo lường phù hợp để quản lý những điều không chắc chắn 19. Các biện pháp quản lý rủi ro có thể bao gồm như dán nhãn thực phẩm, các điều kiện để thông qua khi đưa ra thị trường và điều phối sau khi đưa ra thị trường” (đoạn 18, 19 CAG/GL 44-2003)
Các nguyên tắc CAC/GL 44 về Phân tích Rủi ro của Thực phẩm Có nguồn gốc từ Công nghệ sinh học Hiện đại (CAC/GL 44 2003) “Những ảnh hưởng không mong muốn do biến đổi gen có thể được chia làm 2 nhóm: những cái được “dự đoán” và những cái “không thể đoán trước”. . . Nhiều số liệu và thông tin cần để đánh giá ảnh hưởng không mong muốn bởi vì không có kiểm định độc lập nào có thể phát hiện tất cả những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra hoặc xác định, với sự chắc chắn, những cái liên quan đến sức khỏe con người. Những số liệu và thông tin này khi được xem xét toàn diện, sẽ cho thấy sự đảm bảo rằng thực phẩm không chắc chắn có những tác hại đến sức khỏe con người” In nghiêng được thêm vào (đoạn 16 và 17, CAG/GL 45-2003)
Bộ luật quốc tế về thực phẩm Hướng dẫn cho Việc thực Đánh giá An toàn Thực phẩm Có nguồn gốc từ cây trồng chứa AND tái tổ hợp (CAC/GL 45 2003) “Những kỹ thuật hóa sinh và sinh học phân tử cũng có thể được sử dụng để phân tích những thay đổi tiến năng ở cấp độ sao chép gen và dịch lại những thông tin có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn” (đoạn 16, CAG/GL 45-2003)
Phụ lục Bộ luật quốc tế về thực phẩm về Đánh giá tính chất gây dị ứng có thể của Hướng dẫn cho Việc thực Đánh giá An toàn Thực phẩm Có nguồn gốc từ cây trồng chứa AND tái tổ hợp “2. Hiện tại, không có kiểm định đáng tin cậy nào mà có thể căn cứ vào đó để tuyên đoán dị ứng ở cong người với một protein di truyền mới” (đoạn 2, Phụ lục, CAG/GL 45-2003)
Bộ luật quốc tế về thực phẩm • Hội đồng luật quốc tế về đặt nhãn hiệu thực phẩm (CCFL) • Họp tại Ottawa, Canada • Ủy ban luật quốc tế về thực phẩm, trong năm 1991, đã ủy quyền cho CCFL: “để đưa ra hướng dẫn làm thế nào để một thực phẩm có nguồn gốc từ ‘công nghệ sinh học hiện đại’ có thể được tạo ra và đưa đến người tiêu dùng.” • Tháng 7/2011, Bộ luật đã áp dụng hướng dẫn về dán nhãn cây trồng biến đổi gen.
Bộ luật quốc tế về thực phẩm • Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng: ”Ủy ban Luật quốc tế về thực phẩm đã tuyên bố rằng các chính phủ được tự do quyết định việc gán nhãn thực phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hiện đại, bao gồm những thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen. Việc dán nhãn nên được thực hiện theo đúng nội dụng nhãn được thông qua bởi Hội đồng luật thực phẩm quốc tế, để tránh những rào cản thương mại tiềm ẩn. Quyết định, mà sẽ giúp thông tin cho sự chọn lựa của người tiêu dùng đối với những sản phẩm biến đổi gen, đã được thực tại phiên họp lần thứ 34 của Hội đồng tại Geneva từ 4-9/7/2011. Hơn 600 đại biểu của 145 trên 184 nước thành viên, UN, các tổ chức liên chính phủ hoặc phi chính phủ đã tham dự.”