660 likes | 970 Views
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT GIA HỘI TỔ SỬ - ĐỊA. TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM. HUẾ, NGÀY 6/12/2012. BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM. A. Biển và đại dương thế giới.
E N D
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT GIA HỘI TỔ SỬ - ĐỊA TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam HUẾ, NGÀY 6/12/2012
BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
A. Biển và đại dương thế giới Biển là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại lục (còn gọi là bờ biển). (Thủy vực là một vùng trũng bất kỳ trên bề mặt Trái Đất có chứa nước thường xuyên, bất kể nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, với hình thái với quy mô khác nhau) Đại dương thế giới là toàn bộ các thủy vực có chứa nước mặn của Trái Đất và không phân biệt ranh giới. Như vậy, trên hành tinh của chúng ta chỉ tồn tại duy nhất một đại dương thế giới. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Đại dương thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Đại dương thế giới có 4 đại dương, nối thông với nhau 13 triệu km2 93 triệu km2 180 triệu km2 76 triệu km2 Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
1. Biển Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982: Một nước ven biển có 5 vùng biển: Nội thủy Lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế Vùng thềm lục địa. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
2. Đảo và quần đảo *ĐẢO: là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Nguồn gốc hình thành của đảo có thể là: Một bộ phận của đất liền bị tách ra do hiện tượng sụt lún của lục địa (ví dụ đảo Grơnlen của Đan Mạch...) Núi lửa phun ở đáy biển, đại dương (Haoai...) Do san hô ... Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
2. Đảo và quần đảo *Quần đảo gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, có quan hệ với nhau về mặt phát sinh và cùng mang một tên chung (ví dụ: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Philipin...). Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
a.Vùng biển nước ta: Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km và vùng biển thuộc chủ quyền nước ta rộng khoảng hơn 1 triệu km2. - Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Cả nước có 28 tỉnh/thành phố có biển B. Một số vấn đề về biển, đảo Việt Nam 1. Khái quát Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Lược đồ28 tỉnh, thành phố có biển Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển Việt Nam (Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam) Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển Việt Nam (Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam) Đường cơ sở Đường cơ sởlà đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển Việt Nam (Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam) Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển Việt Nam (Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam) Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở, có chiều rộng là 12 hải lý. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển Việt Nam (Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam) Vùng tiếp giáp lãnh hảilà vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải, có chiều rộng là12 hải lý. Trong vùng này, Nhà nước có quyền thực hiện biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư... Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển Việt Nam (Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam) 188 hải lí Vùng đặc quyền kinh tếlà vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng là 188 hải lý (hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý). Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng các nước khác đặt ống dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo công ước về luật biển năm 1982. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển Việt Nam (Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam) 200m <350 hải lý Thềm lục địalà phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa, có bề rộng tối đa không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển Việt Nam (Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam) Như vậy theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Sơ đồ khái quát của vùng biển Việt Nam Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
b. Các đảo và quần đảo Vùng biển nước ta có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
b. Các đảo và quần đảo - Hệ thống đảo ven bờ chiếm hơn ½ tổng số đảo, phân bố tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
b. Các đảo và quần đảo - Một số đảo có diện tích khá lớn và dân số khá đông: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo. Còn lại, phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ. - Các đảo xa bờ gồm: Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và hai quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
2. Tiềm năng để phát triển kinh tế của biển nước ta: a - Khai thác và nuôi trồng hải sản b - Khai thác khoáng sản c - Du lịch biển – đảo d - Giao thông vận tải biển Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
a. Khai thác, nuôi trồng hải sản - Tiềm năng của vùng biển nước ta: + Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ,... Có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị như tôm he, tôm hùm, tôm rồng,.. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản khác. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Nghìn tấn 2500 2226.6 2091.7 1946.7 1876.3 2000 1791.1 1823.7 1500 1000 500 0 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hải sản khác Trong đó cá Tổng số a.Khai thác, nuôi trồng hải sảnBiểu đồ sản lượng khai thác thủy sản biển Sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp khả năng cho phép hai lần, trong khi sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
b. Khai thác khoáng sản biển - Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa ti tan có giá trị xuất khẩu. - Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa). - Nghề làm muối Cánh đồng muối Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
b. Khai thác khoáng sản biển - Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa là dầu, khí (trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí) Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
c. Du lịch biển - đảo - Phú Quốc, Cát Bà, vịnh Hạ Long, biển Nha Trang, biển Đà Nẵng… - Dịch vụ lặn đáy biển, lướt sóng biển… Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
d. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển - Hiện nước ta có hơn 90 cảng biển. Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
3. Một số vấn đề về môi trường biển, đảo Việt Nam a. Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể do khai thác chưa hợp lý. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
3. Một số vấn đề về môi trường biển, đảo Việt Nam Hình thức khai thác hủy diệt: Nổ mìn đánh cá Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Khai thác rong tảo chưa theo quy hoạch Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Khai thác san hô làm mất nơi cư trú của sinh vật biển Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
b. Ô nhiễm nôi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt. Nguyên nhân: do khai thác và vận chuyển khoáng sản, phát triển du lịch biển ồ ạt, chất thải ô nhiễm... 3. Một số vấn đề về môi trường biển, đảo Việt Nam Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Rác ở bờ biển Ống nước thải đổ thẳng ra biển Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Chợ thủy sản buổi sáng Bãi biển Long Hải (Vũng Tàu) tràn ngập rác thải của du khách Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
HẬU QUẢ Tôm chết, cá chết Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
HẬU QUẢ Rừng ngập mặn đang bị ảnh hưởng Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
HẬU QUẢ Thủy triều đen – sau tràn dầu Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
=> Môi trường biển Việt Nam đang phải chịu các áp lực từ: Đô thị hóa nhanh Gia tăng dân số Nông nghiệp Khai khoáng Phát triển công nghiệp Lâm nghiệp Hàng hải Du lịch Năng lượng Khai thác thủy sản Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 4. Một số biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên biển - đảo BIỆN PHÁP Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ. - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ. 4. Một số biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên biển - đảo BIỆN PHÁP Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân vùng biển về bảo vệ môi trường biển - Thực hiện các hành động, chiến dịch nhằm bảo vệ môi trường biển. 4. Một số biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên biển - đảo BIỆN PHÁP Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
5. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển, hải đảo và thềm lục địa • Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. • Việt Nam có nhiều lợi ích ở Biển Đông. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT GIA HỘI TỔ SỬ - ĐỊA TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Câu 1: Biển Đông có vị trí địa chiến lược quan trọng, chủ yếu do • A. là một trong những vùng biển rộng nhất thế giới. • B. là đường giao thông hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới. • C. có nguồn tài nguyên phong phú bậc nhất thế giới. • D. có rất nhiều nước nằm ven bờ. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Câu 2: Quốc gia nào dưới đây không nằm ven Biển Đông? • A. Mianma. • B. Campuchia. • C. Brunây. • D. Thái Lan. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Câu 3. Nước ta có đường bờ biển dài • A. 1260 km. • B. 2260 km. • C. 3260 km. • D. 4260 km. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Câu 4: Số tỉnh (thành phố) giáp biển của nước ta là • A. 28. • B. 29. • C. 30. • D. 32. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam