170 likes | 359 Views
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ. BÀI 8. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN. GVHD: Th.S Phạm Thị Thu Thanh SVTH: Nguyễn Thị Trang. 2) Nhà nước bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
E N D
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCMKHOA GIÁODỤC CHÍNH TRỊ BÀI 8 PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN GVHD: Th.S Phạm Thị Thu Thanh SVTH: Nguyễn Thị Trang
2) Nhà nước bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Nhà nước bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân bằng những cách nào? ?
a) Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết Các quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện của Nhà nước được quy định trong: và trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước Hiến pháp Luật Giáo dục Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Bộ luật Dân sự
HIẾN PHÁP 1992 Điều 36 Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng. Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiêp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn. Các đoàn thể nhân dân, trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Điều 38 Nhà nước đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn; chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật nhất là những người có trình độ cao, công nhân lành nghề và nghệ nhân; tạo điều kiện để các nhà khoa học sáng tạo và cống hiến; phát triển nhiều hình thức tổ chức, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh.
LUẬT GIÁO DỤC Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế ư xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Điều 18: Nghiên cứu khoa học 1. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước. 2. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
b) Nhà nước thực hiện chủ trương nâng cao dân trí Xây dựng một hệ thống trường học trong cả nước, bao gồm: Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học Tiểu học Trung học phổ thông GD mầm non Trung học cơ sở
Nhà nước dành một khoản tài chính lớn để xây dựng trường sở, đảm bảo cho học sinh có điều kiện học tập ngày càng tốt Thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục trong cả nước XOÁ BỎ
c) Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục “Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc, là làm sao cho đất nước tôi được hoàn toàn độc lập và dân tôi ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học. Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh nặng, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Cho sinh viên vay vốn để học tập
d) Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học. Có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sáng tạo Robocon Trí tuệ Việt Nam
đ) Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ? Em hãy kể những ưu đãi mà Nhà nước đã dành cho học sinh, sinh viên giỏi.
Khuyến khích tạo điều kiện bảo đảm cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển Cấp học bổng cho sinh viên học giỏi trong các trường đại học, cao đẳng mở trường chuyên ở cấp trung học phổ thông
Tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực, tiến tới trình độ quốc tế Dành ngân sách đưa người giỏi đi đào tạo ở các nước phát triển; khuyến khích, tạo điều kiện cho việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.