170 likes | 378 Views
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG. ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN: NGỮ VĂN. GV: LÊ THỊ THANH HIỆP. ĐỀ RA:. Câu 1(2đ) : Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Việt Bắc”?
E N D
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN: NGỮ VĂN GV: LÊ THỊ THANH HIỆP
ĐỀ RA: Câu 1(2đ) : Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Việt Bắc”? Câu 2(2đ): Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề gì? Vì sao ông chuyển sang hoạt động văn nghệ? Kể tên 3 tác phẩm tiêu biểu của ông. Câu 3(6đ) : Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn” Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
ĐÁP ÁN: Câu 1: • Thảo luận theo bàn? • Cử đại diện trình bày. TỐ HỮU VIỆT BẮC
Câu 1: - VB là quê hương CM, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, Chính phủ, bộ đội trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ; - Sau chiến thắng ĐBP, tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng;
- Tháng 10/1954, các cơ quan TW của Đảng, CP rời chiến khu VB về thủ đô Hà Nội; - Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của CM được mở ra. Nhân sự kiện LS trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ “Việt Bắc”.
Câu 2: -Thảo luận theo bàn? - Cử đại diện trình bày.
Câu 2: -Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn học nghề hàng hải với mơ ước được mở mang tầm nhìn, học nghề khai khoáng với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc, học nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo. - Lỗ Tấn chuyển sang hoạt động văn nghệ vì mục đích:
+ Dùng ngòi bút phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân. + Lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa, đưa dân tộc thoát khỏi tình trạng u mê, tăm tối, nô lệ. - Ba TP tiêu biểu: “A.Q chính truyện”, “Cố hương”, “Thuốc”
Câu 3: 1.Tìm hiểu đề:- Thể loại: NLVH- Nội dung cần NL: Hình tượng cây xà nu- Thao tác LL: Phân tích( chính), kết hợp với bình luận, …
2. Lập dàn ý: A. MỞ BÀI: - Giới thiệu khái quát về tác phẩm và hình tượng cây xà nu. - Chuyển ý. CÂY XÀ XU
B. THÂN BÀI - Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm, đặc biệt là phần đầu và cuối TP. - Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xô Man: + Trong sinh hoạt: Tnú cầm đuốc xà nu soi cho Dít giần gạo, lũ trẻ làng Xô Man mặt lem luốc khói xà nu, Tnú và Mai đốt khói xà nu xông bảng nứa để học chữ…
+ Trong những sự kiện trọng đại: giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng dẻ tẩm dầu xà nu, ngọn lửa xà nu soi rõ xác những tên lính giặc… - Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xô Man: + Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời (“phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”)như dân làng Xô Man ham tự do.
+ Cây xà nu phải chịu nhiều đau thương bởi quân thù tàn bạo (“hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”) như dân làng Xô Man nhiều người bị giết hại. + Cây xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nỗi ( “cạnh 1 cây mới ngã gục có 4, 5 cây con mọc lên”) như các thế hệ dân làng Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu.
-->Khi viết về CXN, nhà văn chủ yếu sử dụng phép tu từ nhân hóa nên CXN ở đây có thể là biểu tượng của Tây Nguyên, của Miền Nam và hơn nữa còn là của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đau thương mà anh dũng.
C.KẾT LUẬN: - Qua hình tượng CXN, người đọc hiểu biết thêm về cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên và nhất là thêm yêu quý, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ cũng như của dân tộc VN ta. - Hình tượng RXN cho thấy TP của Nguyên Ngọc thiết tha hướng về sự sống, để ca ngợi sự sống đẹp nồng nàn, bất khuất và bất diệt. - Đấy là điều chủ yếu làm nên chất nhân văn sâu đậm trong thiên truyện ngắn.
KẾT THÚC! CHÚC CÁC EM ÔN THI TỐT! ĐẠT KẾT QUẢ CAO!