240 likes | 498 Views
CHIẾN LƯỢC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM CỦA VINASA . Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam Hà Nội, 9/2005. NỘI DUNG . Quan điểm của VINASA về Chiến lược Lựa chọn hướng đột phá 1 thị trường và 3 sản phẩm đột phá chiến lược 5 chương trình trọng tâm Kết luận.
E N D
CHIẾN LƯỢC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM CỦA VINASA Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam Hà Nội, 9/2005
NỘI DUNG • Quan điểm của VINASA về Chiến lược • Lựa chọn hướng đột phá • 1 thị trường và 3 sản phẩm đột phá chiến lược • 5 chương trình trọng tâm • Kết luận
Quan điểm của VINASA về Chiến lược Vị trí tương lai: CAO ! Vị trí hiện nay: THẤP Lực tác động đặc biệt Ch. trình trọng tâm 1 Ch. trình trọng tâm 2 Ch. trình trọng tâm 3 Ch. trình trọng tâm 4 Ch. trình trọng tâm 5
Lựa chọn hướng đột phá Là những hướng có tốc độ tăng trưởng vượt trội và Việt Nam có tiềm năng cùng lợi thế so sánh tương đối(theo đánh giá của VINASA dựa trên số liệu từ các báo cáo của WITSA, ASOCIO, JISA, KIPA, NASSCOM và tình hình phát triển của ngành CNFMVN) Game online Embedded Export to JPN ERP IT industry Package SW GDP
Hướng đột phá chiến lược thứ nhất:Đột phá thị trường Nhật Bản TẦM NHÌN: Trong 3 thị trường phần mềm trọng yếu của thế giới là Mỹ, EU, Nhật, các DNPM Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so sánh tốt nhất tại thị trường Nhật, có cơ hội chiếm vị trí quan trọng trong thị trường gia công, XK phần mềm của Nhật Bản, đồng thời Nhật Bản có điều kiện thuận lợi để trở thành thị trường gia công xuất khẩu phần mềm lớn nhất của Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Doanh số xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sang Nhật có thể đạt 400 triệu USD vào năm 2010 và có khả năng vượt 1 tỷ USD vào năm 2013.
Đột phá thị trường Nhật Bản Mục tiêu tới năm 2010: • Đạt doanh số 400 triệu USD gia công, XK phần mềm sang Nhật, tốc độ tăng trưởng bình quân 60%/ năm, phần mềm nhúng chiếm 30% doanh số. • Có 25.000 kỹ sư và lập trình viên đủ trình độ và chuyên làm cho thị trường Nhật. • Có 10 DN lớn qui mô trên 500 lập trình viên và khoảng 800 DN vừa và nhỏ làm tập trung cho thị trường Nhật. • Có 1000 chuyên gia, kỹ sư cầu nối hợp tác phần mềm Việt - Nhật • 10 CMM5, 50 CMM4, 200 công ty ISO 9000
Đột phá thị trường Nhật Bản Kịch bản tăng trưởng (2005 = 35 triệu USD)
Các giải pháp đột phá: • Liên minh DN gia công, xuất khẩu phần mềm sang Nhật (clustering) để thực hiện các hợp đồng gia công phần mềm cho Nhật Bản • Biz matching, Japanese Desk tại Hà Nội và tp.HCM, Trung tâm giới thiệu và xúc tiến thương mại phần mềm tại Nhật • Viện công nghiệp phần mềm Việt Nam: hỗ trợ nâng cao năng lực của các DN trong hợp tác với Nhật • Tạo bước đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Đào tạo kỹ sư CNTT trong môi trường tiếng và văn hóa Nhật Bản (chương trình JBIC ODA ...); Đào tạo BSE theo chương trình ngắn hạn (AOTS, CICC) • Đẩy mạnh sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản - Hợp tác VITEC & VINASA
Hướng đột phá chiến lược thứ 2:2) Phát triển Game Online TẦM NHÌN: Game sẽ là phương thức giải trí không thể thiếu trong xã hội hiện hiện đại. Thị trường game thế giới đang bùng nổ, thị trường game trong nước sẽ tăng trưởng mãnh liệt trong những năm tới. Sản xuất phần mềm game không vượt quá tầm năng lực của các DN VN và rất phù hợp với con người Việt Nam, công nghiệp game sẽ trở thành 1 bộ phận quan trọng của ngành phần mềm VN.
Hướng đột phá chiến lược thứ 2:2) Phát triển phần mềm Game và dịch vụ Mục tiêu tới năm 2010: • Đạt doanh số 150 triệu USD từ các loại trò chơi trên máy tính & thiết bị khác (do trong nước phát triển). • Có trên 10.000 chuyên gia phát triển các loại game. • Có 05 DN lớn qui mô trên 200 lập trình viên và khoảng 150 DN vừa và nhỏ chuyên phát triển các loại trò chơi nói trên. • Game online trong nước dần chiếm lĩnh thị trường trong nước
Giải pháp đột phá: • Chủ động giao lưu, hợp tác, học hỏi các DN nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc,...) • Tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế phần mềm và giải trí điện tử “Int’l Softmart and Gameshow” • Thành lập Vườn ươm các DN sản xuất phần mềm trò chơi trên máy tính & thiết bị điện tử, phát động các cuộc thi viết games • Liên kết giữa các DN phần mềm với các tập đoàn công nghệ lớn liên quan (Intel, Cisco, IBM, HP, Nokia, Motorola, LG, Samsung, v.v.) • Xây dựng Trung tâm đào tạo, trung tâm R&D chuyên về games.
Hướng đột phá chiến lược thứ 3:Sản xuất phần mềm nhúng (Embedded) TẦM NHÌN: Việt nam có thể trở thành một quốc gia có tên tuổi trên thế giới trong việc gia công và phát triển các hệ thống nhúng vào năm 2015
Sản xuất phần mềm nhúng (Embedded) Mục tiêu tới năm 2010: • Doanh số 150 triệu USD từ phần mềm nhúng, tốc độ tăng trưởng bình quân 50-60% / năm, xuất khẩu 90% doanh thu. • Có 10.000 chuyên gia về phần mềm nhúng • Có 5 DN lớn qui mô trên 500 lập trình viên và khoảng 100 DN vừa và nhỏ chuyên làm phần mềm nhúng.
Giải pháp đột phá: • Liên kết doanh nghiệp - trường đại học đào tạo kỹ sư phần mềm nhúng • Liên kết giữa các DN phần mềm với các DN phần cứng (Hitachi, Sony, Sanyo, Nokia, Motorola, LG, Samsung, v.v.) • Viện công nghiệp phần mềm: Trung tâm đào tạo phần mềm nhúng, Trung tâm R&D, Test Labs,... • Xây dựng Vườn ươm các DN chuyên về phần mềm nhúng
Hướng đột phá chiến lược thứ 4:Phát triển thị trường và các giải pháp ERP TẦM NHÌN: Ứng dụng ERP là xu thế phát triển tất yếu của các DN VN để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, do vậy thị trường dịch vụ tư vấn, triển khai ERP và giải pháp ERP sẽ tăng trưởng nhanh, liên tục, ổn định, có qui mô có thể chiếm 15-20% doanh thu ngành phần mềm Việt Nam
Hướng đột phá chiến lược thứ 4:Phát triển thị trường và các giải pháp ERP Mục tiêu tới năm 2010: • Đưa hệ thống ERP vào áp dụng cho 35% các DN lớn của Nhà nước, trong đó chú ý nâng cao tỷ trọng sử dụng phần mềm nội địa. • Đưa giải pháp ERP vào áp dụng cho khoảng 15% số lượng doanh nghiệp Việt Nam. • Phổ biến lợi ích, các kiến thức về ERP cho các DN trong các hiệp hội ngành nghề của khối DN VN. • Có 50 DN phần mềm làm tư vấn và cung cấp Giải pháp ERP, với 4000 LTV, đạt doanh số 60 triệu USD/năm, trong đó: 50 triệu USD cho thị trường nội địa và 10 triệu USD cho xuất khẩu.
Các giải pháp: • Liên minh nhóm DN phần mềm ERP (chia sẻ thông tin, kinh nghiệm ...) • Đào tạo về ERP, đào tạo chuyên gia ERP • Kết nối giữa Liên minh DN phần mềm ERP với các hiệp hội ngành nghề khác để phổ biến, nâng cao nhận thức DN về ứng dụng ERP • Kết nối DN phần mềm ERP với các trường Đại học để xây dựng các chương trình, mô hình thực tập vận hành ERP trong trường đại học như là một giáo trình thực tập. • Giải thưởng cho DN tiêu biểu ứng dụng ERP
5 chương trình trọng tâm • Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực • Xúc tiến phát triển thị trường • Liên kết hợp tác, liên minh DN (DN phần cứng, DN phần mềm, khách hàng, trường ĐH, đối tác quốc tế, v.v.) • Viện công nghiệp phần mềm Việt Nam/Vinasa • Truyền thông và Chính sách
KIẾN NGHỊ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC • Đào tạo: Thay đổi chính sách về đào tạo, giao MPT trách nhiệm quản lý, qui hoạch và đào tạo nhân lực cho ngành CNTT, cho phép DN được lập các cơ sở đào tạo chính qui. • Công nghệ: Hỗ trợ thành lập Viện công nghiệp phần mềm Việt Nam (chuẩn công nghiệp của ngành phần mềm, R&D, Test Labs, các modul đào tạo theo nhu cầu DN và phục vụ các hướng đột phá). • Thị trường: Hỗ trợ thành lập Trung tâm xúc tiến thij trường và xuất khẩu phần mềm, các chính sách kích cầu CNTT trong nước.
VIỆN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VINASA Các sản phẩm chính: • Chuẩn công nghiệp của ngành phần mềm Việt Nam • Các giáo trình đào tạo của Việt Nam và chứng chỉ được các DNPM công nhận • Đào tạo chuyên gia ứng dụng CNTT • Đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp • Chuỗi các cơ sở đào tạo phi chính qui tại các địa phương, theo giáo trình, qui trình thống nhất • Các chương trình đào tạo theo nhu cầu DN và phục vụ các hướng đột phá (embeded, game, ERP, Nhật Bản,..) • R&D, Test Labs, Vườn ươm DNPM,...
TRUNG TÂM XÚC TIẾN THỊ TRƯỜNG VÀ XKPM Các sản phẩm chính: • Báo cáo nghiên cứu, phân tích thị trường tổng thể và các thị trường chuyên biệt hàng năm • Phòng giới thiệu, tư vấn giải pháp phần mềm cho các đơn vị ứng dụng • Phòng xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm tại Nhật • Các hoạt động XTTM, phát triển thị trường cho các DNPM • Tư vấn chính sách ứng dụng CNTT và phát triển thị trường cho Nhà nước