70 likes | 264 Views
Đầu Độc Nhau. Cá Khô-Tôm Khô "Kỹ Nghệ" Giữ Tươi Thực Phẩm ở Chợ. Thưa quí bạn , Cái slide show nầy thu thập một số thật nhỏ những chuyện đầu độc nhau qua cách chế biến thực phẩm kinh hoàng. Tất cả đều trích từ những tờ báo chánh thức của nhà nước với đầy đủ nguồn gốc xuất xứ.
E N D
Đầu Độc Nhau Cá Khô-Tôm Khô "Kỹ Nghệ" Giữ Tươi Thực Phẩm ở Chợ Thưa quí bạn , Cái slide show nầy thu thập một số thật nhỏ những chuyện đầu độc nhau qua cách chế biến thực phẩm kinh hoàng. Tất cả đều trích từ những tờ báo chánh thức của nhà nước với đầy đủ nguồn gốc xuất xứ. Quí bạn có thì giờ thì xem qua chi tiết , ít thì giờ thì xem lướt qua các điểm chánh. Qúi bạn không quan tâm, hay đã biết những chuyện nầy rồi thì bỏ qua luôn. Còn lý do tại sao nguời ta làm như vậy thì mời các bạn trả lời, bà con nhiều người đang lắng nghe. Thay vì để quí bạn đọc như là một bài viết chết, tôi dùng hình thức PPS nầy để giúp cho người đọc đở ngán và lướt nhanh mà không bỏ sót những điều chánh yếu. Đây là một cái slide show trong loạt “Đầu Độc Nhau” . Giết nhau bằng cách làm cho bịnh hoạn trầm kha trước khi chết thì quả thât chỉ có loài người. Các loài khác không làm như vậy. Nhấn space bar hay mouse để đổi trang Huỳnh Chiếu Đẳng 18-Nov-07
Theo báo Người Lao Động Nguồn tin: http://www.nld.com.vn/tintuc/suc-khoe/116356.asp Webpage tại Việt Nam Tẩm bột màu, xịt thuốc diệt kiến... Cơ sở sản xuất mà bạn tôi đưa đến rộng khoảng hơn 200 m2 nằm trên bờ biển thuộc địa phận xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Nơi đây chuyên chế biến các loại khô cá lù đù, cá hồng, cá chỉ vàng, cá mối... Vào thăm khu vực sản xuất, người quản lý bật mí: “Hàng khô thường là để lâu và đem đi xa, kể cả đưa ra Bắc, nên thường phải tẩm ướp rất kỹ nếu không chỉ vài ngày là khô bị hư, không bán cho ai được cả”. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên về tình trạng mất vệ sinh trong chế biến cá khô, người quản lý ở xưởng giải thích: “Kiến rất thích đục cá khô, vì vậy phải xịt thuốc chống kiến. Tuy nhiên, sau 3 ngày thì thuốc bay hơi hết nên khi đưa hàng ra chợ thường phải tiếp tục xịt thuốc đều đều. Tôm cá khô càng để lâu càng phải xịt nhiều thuốc!”. Theo giới kinh doanh thực phẩm khô: Tôm khô cũng thường được tẩm ướp hóa chất khá nhiều. Tôm nguyên liệu mua về, loại ngon được lựa chọn chế biến riêng. Phần còn lại được luộc sơ, lột vỏ, tẩm ướp gia vị, hóa chất, trong đó không thể thiếu phẩm màu để tôm săn, cứng và màu sắc bắt mắt. Tại chợ đầu mối thủy hải sản khô Bình Hưng, huyện Bình Chánh - TPHCM, theo Ban Quản lý chợ mỗi ngày có khoảng 6 tấn thủy hải sản khô các loại từ các tỉnh miền Trung, miền Tây về chợ. Ghi nhận thực tế chúng tôi nhận thấy có khá nhiều loại tôm khô được bày bán với giá từ 85.000-300.000 đồng/kg. Theo những người chuyên chế biến tôm khô thì loại càng rẻ tiền càng được tẩm ướp nhiều. Đặc biệt, một loại khô mà người bán gọi là ruột vịt (làm từ ruột con vịt) có màu đỏ au, được ép cuộn tròn như trái chuối ép. Nhìn vào ai cũng thấy đây là sản phẩm rất mất vệ sinh nhưng giá bán đến 32.000 đồng/kg. “Mối hàng chủ yếu là những người bán hàng rong, nhất là ở các khu vực trường học” - chị chủ hàng khoe.
Và lạm dụng hóa chất diệt khuẩn, chống mốc Một kỹ sư trong ngành chế biến thủy hải sản ở TPHCM cho biết, các loại thủy sản trước khi chế biến đều được xử lý bằng hóa chất. Để khử trùng, tẩy trắng, người ta thường sử dụng clorin, chất này nếu sử dụng nhiều sẽ để lại mùi hôi khó chịu, dính vào quần áo có thể bị rách. Riêng cá khô có lớp da bên ngoài tươi như vừa phơi xong là do được phun rửa bằng sorbitol (chất tạo độ ngọt, độ bóng...), nồng độ cho phép sử dụng là khoảng 3,5 g/kg cá khô. Đối với những đơn vị chế biến thủy sản công nghiệp, liều lượng sử dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nên sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng những cơ sở nhỏ, chế biến thủ công thì việc sử dụng rất tùy tiện, không theo đúng quy định. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi một người trong giới chế biến, kinh doanh thủy hải sản khô khẳng định: Nhiều nơi chế biến, kinh doanh cá khô còn sử dụng cồn, ôxy già, thậm chí cả nước tẩy nền nhà có tên gọi là P3 để tẩy cá khô bị nấm mốc, nhất là vào mùa mưa. Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, cho biết trong một lần đi công tác ở một tỉnh miền Tây, ông đã chứng kiến cảnh tiểu thương bán cá khô ở Khu Thương mại Cái Khế (Cần Thơ) đã dùng một xô nước pha hóa chất giống như nước xà phòng để rửa khô cá lóc bị ẩm mốc. Nhiều loại hóa chất rất độc Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, cho rằng bản thân các loại thủy hải sản sau khi chết một vài giờ là bị phân hủy. Khi đạm bị phân hủy sẽ tạo ra histamine (là chất chuyển hóa dở dang của chất đạm, thường có trong cá biển). Bảo quản không tốt thì lượng histamine càng nhiều, tạo độc tố cao, con người ăn vào sẽ bị dị ứng ngay. Lượng histamine trong cá khô thường rất cao. Hơn nữa trong quá trình phơi, sấy tôm cá, vi sinh, nấm mốc phát triển làm cá khô bị phân hũy, tạo ra “gói độc chất” rất nguy hiểm. Chất này có thể không gây dị ứng ngay tức khắc mà gây tác hại lâu dài trong 5, 10 năm sau, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể con người. Điều này đã được các nhà y tế dự phòng cảnh báo. Đối với các loại thuốc diệt kiến, diệt ruồi có nhiều dạng nhưng thường là rất độc. Nếu thuộc loại gây tê, hoặc loại tác động lên hệ thần kinh, hô hấp làm cho kiến chết... con người ăn phải sẽ bị ngộ độc ngay hoặc ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Trưởng Phòng Thí nghiệm công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, cho biết: Hiện nay, có rất nhiều loại hóa chất để sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tôm cá nguyên liệu càng không bảo đảm chất lượng thì càng bị nhà sản xuất sử dụng nhiều hóa chất. Thậm chí họ còn sử dụng một số loại hóa chất mà tên gọi chỉ là tên thương mại nên các ngành chức năng khó kiểm soát được. Một số hóa chất thường dùng để chống mốc như benzoat natri, chống vi khuẩn như natrinitric... Còn clorin chủ yếu là chất sát trùng, tẩy trắng, có mùi hôi, sử dụng nhiều sẽ có vị đắng... Mọi loại hóa chất, dù được Bộ Y tế cho phép, nhưng sử dụng quá liều, không kiểm soát vẫn gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là gây bệnh ung thư. Các nhà chuyên môn cũng có lời khuyên: Khi mua tôm cá khô, người tiêu dùng nên chọn lựa những sản phẩm không bị vụn nát, không có mùi lạ, có màu sắc tự nhiên,... và phải rửa thật kỹ trước khi chế biến... S. Nhung Tin Bên Lề Ceng Fui Yen, lô sản xuất 901082 E, ngày sản xuất 22-10-2004, hạn dùng 21-10-2007), do Công ty TNHH Dược phẩm Welip - Malaysia sản xuất, Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2 nhập khẩu, có chứa hai dược chất không có trong thành phần thuốc đã đăng ký, đó là Cyproheptadin hydroclorid (thuốc chống dị ứng, nhưng có tác dụng kích thích ăn và gây buồn ngủ, nồng độ khoảng 0,5 mg/viên) và Dexamethasone (kháng viêm nhóm corticoides, nhiều tác dụng phụ có hại, nồng độ khoảng 0,02 mg/viên). Được biết, tình trạng thuốc có nguồn gốc dược thảo pha lẫn thuốc tân dược hiện nay khá phổ biến. Dùng lâu ngày, các loại thuốc này sẽ dẫn đến những biến chứng không ai lường hết. Ph.Sơn
Nguồn tin kế tiếp: http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Ky-nghe-giu-tuoi-thuc-pham-o-cho/50749712/407/ Webpage tại Việt Nam "Kỹ Nghệ" Giữ Tươi Thực Phẩm ở Chợ Thứ hai, 17 Tháng tư 2006, 08:48 GMT+7 Tẩy trắng mực, lòng bò bằng thuốc tẩy; làm tươi thịt, cá biển đã ươn tới mức có dòi bên trong bằng hàn the, formol... Công nghệ giữ tươi, làm tươi cá, mực, thịt... kinh hoàng như thế đang được áp dụng hằng ngày ở ở một số chợ ở TP HCM, Bình Dương. 10h tại chợ An Bình (thuộc xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), nơi cung cấp thực phẩm cho hàng chục nghìn công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần và khu chế xuất Linh Trung, người đàn ông bán thịt cao to lần lượt cho thịt heo đã chuyển màu đỏ sẫm vào một cái xô. Ông ta đổ nước có pha hàn the vào xô thịt lắc đều, khoảng 1-2 phút sau vớt ra. Những miếng thịt đã chuyển sang màu đỏ hồng được ông ta dùng một mảnh mền cáu bẩn lau khô rồi bày trở lại lên sạp. Chỉ vào hũ đựng hàn the đặt trên sạp, hỏi: "Bộ anh bỏ hàn the vô thịt hả?". Ông ta lớn tiếng: "Ở đâu chẳng vậy! Không ướp hàn the thì chiều còn thịt đâu để mấy người ăn?". Thưa quí bạn người phóng viên tưởng là hàn the, hoặc người đầu độc tưởng là hàn the, theo tôi nó chính là muối diêm (nhóm nitrit, cấm dùng tại Mỹ). Nitrit tạo màu đỏ hồng của thịt nạt. Các tiệm thực phẩm VN tại Mỹ dùng đèn màu hồng để mà con mắt bà con mình. HCĐ
Cứ khoảng từ 10h trở đi, thời điểm thịt, cá bắt đầu ngả màu và ôi thiu, tiểu thương bắt đầu dùng hàn the để ướp. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở các chợ nằm gần khu vực các khu công nghiệp và khu chế xuất. Tiểu thương ướp, tẩm hàn the công khai ngay tại sạp. Nhiều người bán cá sau khi ướp hàn the còn ngụy trang vài cục nước đá nhỏ trên mâm cá cho người mua... yên tâm. Hàn the lại tiếp tục được sử dụng vào buổi chiều, tối với liều lượng càng lúc càng tăng. Lòng bò, mực ươn thì được làm trắng bằng thuốc tẩy cho bắt mắt. Tại chợ An Bình, mọi người còn rỉ tai nhau về một tiểu thương nổi tiếng với việc "hô biến" cá thối, lúc nhúc dòi thành cá mới chết. Một tiểu thương bán cá lâu năm cho biết, những ai ăn phải loại cá này đầu lưỡi sẽ tê cứng lại vì chát. Cách ngôi chợ này không xa, hẻm 561 xa lộ Đại Hàn (phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM) nổi tiếng là "bãi đáp" của thịt heo chết, heo bệnh. Nhiều người đến đây mua thịt mang về bán lại. Những chợ tự phát xung quanh khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) cũng diễn ra tình trạng ướp hàn the công khai. Trong đó, khu chợ tự phát trên đường Bùi Văn Ba là trầm trọng nhất. Ngay cả những chợ Phạm Thế Hiển (quận 8), Nhị Thiên Đường (quận 8), Bà Chòi (huyện Nhà Bè), Bà Chiểu (quận Bình Thạnh)... và cả ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền cũng xảy ra tình trạng này.
Bác sĩ Nguyễn Đỗ Như Tuệ (khoa Nhi, Bệnh viện Hùng Vương) cho biết: "Hàn the là chất hóa học không màu, dễ tan trong nước, có tính sát khuẩn nhưng rất độc. Khi vào cơ thể người, chỉ được đào thải khoảng 80%, còn lại sẽ tích tụ trong người vĩnh viễn. Triệu chứng dễ nhận biết là rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi khó chịu... Với trẻ em sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não. Ngoài ra, hàn the còn làm tổn thương các tế bào gan, thoái hóa cơ quan sinh dục, gây vô sinh và là một trong những tác nhân gây ung thư. Đặc biệt, trẻ em ăn phải thực phẩm có lượng hàn the 1-2g/kg thể trọng sẽ bị tử vong sau 10-12 giờ". Bất kể hàn the độc hại đến như vậy, bất kể các quy định cấm sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm, không màng đến sức khỏe của khách, nhiều tiểu thương kinh doanh cá thịt vẫn ngày ngày sử dụng "công nghệ" kinh khủng nói trên để kiếm lợi cho mình. (Theo Thanh Niên) Các bạn vào nơi đây: http://huynhchieudang.googlepages.com/home Sẽ thấy nhiều tin tức về an toàn thực phẩm. Thưa quí bạn hàn the được người Việt Nam mình xài từ khuya, từ cả trăm năm nay chớ đâu mới đây. Hàn the hiện diện nhiều nhất trong bánh đúc, kế đó là nem và những loại dưa chua. Người ta bỏ hàn the vào thực phẩm chế biến để làm cho nó dòn. Bánh đúc là bột tẻ nhảo tựa như bánh ích (nếp), bánh dầy (nếp), pha them hàn the (borax) vào là nó trở thành dòn. HCĐ Các bạn cứ click mouse ngay hàng chữ http:/xanh là vào ngay webpage (Na2B4O7·5H2O) Hàn the Borax