380 likes | 1.04k Views
TRƯỜNG DH SÀI GÒN. Môn: Tâm lí học đại cương. Lớp: DSA1111 Bài thuyết trình: Trí nhớ. KÍNH CHÀO CÔ & CÁC BẠN!. NHÓM: BA ĐỨA MÌNH. Yến Nhi Thảo Như Hồng Thủy. Nội dung thuyết trình. 1.Khái niệm chung về trí nhớ 2.Các quá trình cơ bản của trí nhớ 3.Quên&quy luật của sự quên
E N D
TRƯỜNG DH SÀI GÒN Môn: Tâm lí học đại cương Lớp: DSA1111 Bài thuyết trình: Trí nhớ
KÍNH CHÀO CÔ & CÁC BẠN!
NHÓM: BA ĐỨA MÌNH • Yến Nhi • Thảo Như • Hồng Thủy
Nội dung thuyết trình • 1.Khái niệm chung về trí nhớ • 2.Các quá trình cơ bản của trí nhớ • 3.Quên&quy luật của sự quên • 4.Làm thế nào để có trí nhớ tốt? • 5.Kết luận
Theo các bạn hình vừa rồi có bao nhiêu trái tim ? 8 Trái tim
1.Khái niệm chung về trí nhớ • 1.1.Định nghĩa trí nhớ • Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng,bằng cách ghi nhớ,gìn giữ,nhận lại&nhớ lại những điều mà con người đã trải qua.
1.2.Mức độ của trí nhớ • Trí nhớ tái hiện:mức cao nhất,nhớ lại mà không cần gặp lại • VD:
1.2.Mức độ của trí nhớ • Trí nhớ tái nhận:thấp hơn,có gặp lại thì mới nhớ • VD: • Trí nhớ khai thông:mức thấp nhất,gặp lại cũng không nhớ
1.3.Vai trò của trí nhớ • Giúp con người tích lũy vốn kinh nghiệm&đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống • Là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác&tri giác
1.4.Cơ sở sinh lí của trí nhớ • Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành,giữ lại&gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời&sự diễn biến của các quá trình lí hóa trong vỏ não&phần dưới vỏ.
2.Các quá trình cơ bản của trí nhớ • 2.1.Quá trình ghi nhớ • Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết “ấn tượng” của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não • - Ghi nhớ không chủ định • - Ghi nhớ có chủ định: ghi nhớ máy móc&ghi nhớ có ý nghĩa • - Học thuộc lòng&thuật nhớ
2.2.Quá trình gìn giữ • Gìn giữ là quá trình củng cố vững chắc những giấu vết đã hình thành được trên vỏ não trong quá trinh ghi nhớ • Có 2 hình thức gìn giữ: • - Tiêu cực:tri giác đi tri giác lại nhiều lần đối với tài liệu một cách giản đơn • - Tích cực:nhớ lại trong óc tài liệu đã ghi nhớ,không phải tri giác lại tài liệu đó
2.3.Quá trình nhận lại&nhớ lại • Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó • Nhớ lại là làm sống lại những hình ảnh của sự vật hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây mà không cần dựa vào sự tri giác lại những đối tượng đã gây nên hình ảnh đó
3.Quên&quy luật của sự quên Quên là biểu hiện của sự không nhận lại hay nhớ lại được hoặc là nhận lại nhớ lại sai Sinx+cosx=? Sin2x=3sinxcosx
Quy luật của sự quên - Thường quên những cái không liên quan đến đời sống - Quên khi gặp những kích thích mới lạ hoặc những kích thích mạnh - Sự quên diễn ra theo trình tự xác định:chi tiết quên trước,ý chính quên sau. “Miếng ngon nhớ lâu,đòn đau nhớ đời” - Ở giai đoạn đầu mới ghi nhớ,tốc độ quên khá nhanh&tốc độ quên giảm dần về sau
4.Làm thế nào để có trí nhớ tốt? - Hãy nhìn cho kĩ - Liên tưởng một cách có hình ảnh - Tập trung vào tiếng động - Gắn liền người với hoàn cảnh
4.Làm thế nào để có trí nhớ tốt? • Tách tên người thành những từ độc lập VD:vocabulary - Tăng tốc độ - Thiết kế bộ “số-ảnh”
5.Kết luận - Trí nhớ là yếu tố cơ bản để con người có thể tích lũy hiểu biết&kinh nghiệm vận dụng vào cuộc sống - Trí nhớ có tính chất quyết định đời sống tâm lí con người,quyết định sự hình thành&phát triển nhân cách con người - Trí nhớ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập
CẢM ƠN CÔ & CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE