240 likes | 495 Views
Sự vô lý của yêu sách chữ U của Trung Quốc. Lê Vĩnh Trương , Lê Trung Tĩnh Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông 2013. 1 . Sự vô lý của yêu sách chữ U của Trung Quốc 2 . Vì sao mọi người phải hiểu rõ sự vô lý của yêu sách chữ U ?. 1 . Sự vô lý của yêu sách chữ U của Trung Quốc
E N D
Sự vô lý của yêu sách chữ U của Trung Quốc Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông 2013
1. Sự vô lý của yêu sách chữ U của Trung Quốc 2. Vì sao mọi người phải hiểu rõ sự vô lý của yêu sách chữ U ? Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
1. Sự vô lý của yêu sách chữ U của Trung Quốc • 1a. Đường chữ U không liên quan gì đến chủ quyền các quần đảo bên trong • 1b. Đường chữ U đi ngược lại với luật biển quốc tế • 1c. Biển Đông không phải là biển lịch sử của Trung Quốc • 1d. Yêu sách chữ U không nghiêm túc và đầy mâu thuẫn Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
4a. Đường chữ U không liên quan gì đến chủ quyền các quần đảo bên trong đó Chính phủ và học giả Trung Quốc thường kết hợp đường chữ U với chủ quyền với các quần đảo bên trong Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Macclesfield. Tuy nhiên đây là sự dối trá vì: • Ngay cả khi các đảo này được coi như ngang với đất liền, đường chữ U (màu đỏ) của Trung Quốc cũng vượt quá ranh giới trung tuyến (đường xanh). • Đường chữ U vượt ra ngoài vấn đề chủ quyền các quần đảo trong nó. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
4a. Đường chữ U không liên quan gì đến chủ quyền các quần đảo bên trong đó 2. Thật dối trá khi cho rằng đường chữ U vẽ ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa các quần đảo, vì vào năm 1947chưa có các khái niệm trên. 3. Các đảo bên trong đường chữ U không thể hưởng quy chế đường cơ sở thẳng, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, và không thể tương đương đất liền. Do đó một ranh giới như đường chữ U là lố bịch và ngang ngược. Do đó việc kết hợp đường chữ U và chủ quyền các đảo và quần đảo bên trong đó là một sự dối trá có chủ ý làm rối ren tình hình của Trung Quốc. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
4b. Đường chữ U đi ngược lại với luật biển quốc tế Vùng biển 12 hải lý quanh các đảo của Hoàng Sa,Trường Sa (màu xanh). Vùng biển các nước được hưởng theo Luật Biển, 200 hải lý từ đường cơ sở (xanh dương). Vùng biển Trung Quốc muốn là của họ (đường đỏ). Đường đỏ ăn sâu vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước khác. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
4b. Đường chữ U đi ngược lại với luật biển quốc tế Trung Quốc đòi chiếm 75% Biển Đông để lại ít hơn 5% cho mỗi nước khác, rõ ràng là không công bằng. Luật biển Liên Hiệp Quốc UNCLOS hoàn toàn không có cơ sở cho đường chữ U của Trung Quốc. Vì đường chữ U vượt quá ranh giới trung tuyến. Năm 1996, Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS. Nghĩa vụ thành viên UNCLOS đã gián tiếp bác bỏ đường chữ U của Trung Quốc. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
4c. Biển Đông không phải là biển lịch sử của Trung Quốc Trung Quốc không thỏa mãn hai điều kiện sau: Trung Quốc không thực hiện chủ quyền của mình một cách liên tục, hòa bình và lâu dài trên Biển Đông Trung Quốc không được sự chấp nhậncông khai hoặc sự im lặng không phản đối của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này USS John S. McCain thăm Đà Nẵng Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
4c. Biển Đông không phải là biển lịch sử của Trung Quốc Trong suốt lịch sử thế giới, tàu thuyền tất cả các nước tự do dùng Biển Đông. Các triều đại phong kiến Trung Quốc không hề tuyên bố hay thi hành chủ quyền trên Biển Đông. Vào thế kỷ 17, các chúa Nguyễn thành lập các đội Hoàng Sa để quản lý và khai thác Hoàng Sa. Trung Quốc cưỡng đoạt Hoàng Sa và xâm chiếm Trường Sa bằng bạo lực, hoàn toàn không hòa bình. Đình An Vĩnh - nơi xuất phát của Đội Hoàng Sa Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
4c. Biển Đông không phải là biển lịch sử của Trung Quốc Trung Quốc chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách biển Đông theo đường chữ U. Tháng 5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên đưa đường chữ U vào trong thư ngoại giao gởi lên Liên Hiệp Quốc phản đối đệ trình ranh giới thềm lục địa tại CLCS của Việt Nam và chung của Việt Nam và Malaysia. Ngay sau đó Trung Quốc đã bị phản đối mạnh mẽ từ các nước Việt Nam, Malaysia, Philippines, và Indonesia. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
4c. Biển Đông không phải là biển lịch sử của Trung Quốc Thư phản đối đường chữ U của Indonesia gởi lên Liên Hiệp Quốc, nêu rõ đường chữ U là phi pháp và đi ngược lại với luật biển quốc tế Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
4d. Yêu sách chữ U không nghiêm túc và đầy mâu thuẫn Yêu sách chữ U là một yêu sách không nghiêm túc, dựa trên một bản đồ không có tọa độ rõ ràng, thay đổi tùy tiện. Yêu sách chữ U mâu thuẫn ngay với quan điểm chính thức của Trung Quốc đã nêu trong Tuyên bố ngày 4/9/1958 về các vùng biển Trung Quốc. Trong Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992, Trung Quốc cũng chỉ đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý quanh những vùng đất yêu sách chủ quyền chứ không xác định “vùng nước lịch sử” như đường chữ U. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Tóm lại, yêu sách chữ U Kết hợp yêu sách chữ U với chủ quyền các quần đảo bên trong là một sự dối trá để làm rối ren tình hình. Tham lam, không công bằng,đi ngược lại với luật quốc tế, UNCLOS 1982. Không thể là một yêu sách vùng biển lịch sử. Không nghiêm túc, mâu thuẫn ngay với quan điểm của Trung Quốc. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
5. Vì sao mọi người cần hiểu rõ sự vô lý của yêu sách chữ U ? Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Sự nguy hiểm của yêu sách chữ U đối với Việt Nam NếuTrung Quốc thực hiện thành công yêu sách chữ U: Việt Nam sẽ mất phần gạch hồng (với giả thiết là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chỉ có lãnh hải và chưa kể vùng biển trong thềm lục địa kéo dài). Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 15
Sự nguy hiểm của yêu sách chữ U đối với Việt Nam NếuTrung Quốc thực hiện thành công yêu sách chữ U: Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn trong việc sở hữu hoàn toàn hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vẽ đường cơ sở thẳng và tuyên bố thềm lục địa bao quanh hai quần đảo này. Việt Nam sẽ mất không những chỉ hai quần đảo này mà còn cả vùng biển bao quanh chúng (các hình tròn đỏ mang tính minh họa) Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 16
Mất ? Việt Nam không thể: khai thác dầu khí, đánh bắt cá, đi ra du lịch, đưa tàu quân sự ra Biển Đông, tự do di chuyển trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Tất cả vì yêu sách vô lý và vô lối chữ U. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 17
Sự nguy hiểm của yêu sách chữ U đối với khu vực và thế giới Các nước lân cận Biển Đông (Philippines, Malaysia, Brunei) đều bị yêu sách chữ U ăn sâu vào vùng biển của nước mình. Do đặc thù vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông, yêu sách chữ U ảnh hưởng đến cả ASEAN, và các trung tâm kinh tế Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Căng thẳng trên Biển Đông- chủ đề chính tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á 2012. Mặc dầu Trung Quốc luôn khẳng định lập trường “không quốc tế hóa vấn đề biển Đông". Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 18
Sự nguy hiểm của yêu sách chữ U đối với khu vực và thế giới Yêu sách chữ U gây xáo trộn và mất ổn định an ninh khu vực và toàn cầu do Biển Đông là huyết mạch vận chuyển của thế giới. Trung Quốc luôn rao giảng về sự trỗi dậy hòa bình của mình. Tầu sân bay Thi Lang. Trung Quốc đang đóng hàng loạt tàu sân bay để tăng ưu thế quân sự trên Biển Đông. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 19
Sự nguy hiểm của yêu sách chữ U đối với khu vực và thế giới Yêu sách chữ U nếu được thực hiện, dầu chỉ một phần nhỏ, cũng sẽ là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm của việc một nước lớn ngang nhiên chiếm đoạt các nước khác. Lược đồ xung đột biển giữa Trung Quốc với các nước xung quanh cho thấy số lượng xung đột tăng dần từ 1949 đến 2010. Then they came for me--and there was no one left to speak for me. Martin Niemöller (1892-1984) nói về Đức quốc xã, ông bị đày 7 năm trong trại tập trung. http://www.ushmm.org/wlc/en/article.php?ModuleId=10007392 Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 20
Fukuzawa Yukichi (1835 – 1901) • Phúc Trạch Dụ Cát • Nhà tư tưởng của phong trào Khai sáng ở Nhật Bản, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành cường quốc. Tác giả « Thoát Á Luận ». « Quốc gia là nơi người dân xứ sở đó ở. Nhật Bản là nơi dân Nhật ở. Anh quốc là nơi dân Anh ở. Người Nhật cũng như người Anh, đều là con người, được tạo hóa sinh ra trong cùng trời đất. Nên không có đạo lý nào cho phép dân hai nước chà đạp lên quyền lợi của nhau. Không một đạo lý nào cho phép người này làm hại người kia. Cũng không có lý lẽ nào dung thứ cho việc một nhóm người này xâm phạm quyền lợi của một nhóm người kia. Đạo lý đó đúng với mọi trường hợp, không phụ thuộc vào đa số hay thiểu số. Kể cả đó là một triệu người hay một trăm triệu người cũng vậy. …. Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập…» Trích sách « Khuyến học » của Fukuzawa Yukichi Dịch giả Phạm Hữu Lợi Nhà Xuất bản Trẻ Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Bài trình bày này tập trung vào việc nói lên các điểm vô lý của yêu sách chữ U của Trung Quốc.Các cách thức, đề nghị có thể để giải quyết vấn đề sẽ được trình bày trong một tài liệu khác. • Chân thành cảm ơnông Nguyễn Hồng Thao và ông Dương Danh Huy • vì các góp ý và các tài liệu được dùng. • Chân thành cảm ơn các tác giả của các hình ảnh được dùng. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Các bạn có thể có thêm kiến thức thông tin tại: Nghiên Cứu Biển Đông: http://nghiencuubiendong.vn Trung Tâm dữ liệu Hoàng Sa: http://hoangsa.org Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông: http://seasfoundation.org Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh