180 likes | 388 Views
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Sự phát triển Hệ thống giáo dục đại học. II. I. H ướng phát triển của giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tớí. NỘI DUNG.
E N D
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Sự phát triển Hệ thống giáo dục đại học II I Hướng phát triển của giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tớí NỘI DUNG
I. Sự phát triển Hệ thống giáo dục đại học • Loại hình trường và mạng lưới trường ĐH, CĐ a) Các trường đại học và cao đẳng • 1987: 101 trường (63 trường ĐH, 38 trường CĐ) • 01/2011: 414 trường (188 trường ĐH, 226 trường CĐ). b) Về loại hình trường • 1987: 101 trường công lập, không có trường ngoài công lập; • 01/2011: 334 trường công và 80 trường ngoài công lập (50 ĐH và 30 CĐ) chiếm 19,3% . c) Về thực hiện quy hoạch mạng lưới: • 40/63 tỉnh, thành phố có trường đại học (đạt 63%); • 60/63 tỉnh, thành có trường cao đẳng (đạt 95%) • 62/63 tỉnh, thành có ít nhất 1 trường cao đẳng hoặc đại học (đạt 98%, trừ tỉnh Đăknông).
I. Sự phát triển Hệ thống giáo dục đại học (tiếp) d) Về cơ sở đào tạo sau đại học: Đến tháng 1/2011 cả nước có 146 cơ sở đào tạo sau đại học (51 viện nghiên cứu và 95 trường đại học) trong đó: • 109 cơ sở đào tạo tiến sĩ ; • 101 cơ sở đào tạo thạc sĩ (có 5 trường đại học ngoài công lập được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ). • Mở rộng quy mô đào tạo CĐ, ĐH, ThS, TS a) Số sinh viên trình độ đại học, cao đẳng tuyển mới: • Năm 1987: 34.110, • Năm 2010: 486.799 (tăng 14,3 lần), trong đó 55,28% nữ, 36,78% từ nông thôn, 6.01% dân tộc thiểu số.
I. Sự phát triển Hệ thống giáo dục đại học (tiếp) b) Về quy mô đào tạo cao đẳng, đại học: • Năm 1987 là 133.136; • Năm 2009 là 1.719.499 (tăng gần 13 lần); • Tổng quy mô đào tạo không chính quy khoảng gần 900.000 sinh viên (trong đó đào tạo từ xa khoảng 220.000 sinh viên). c) Số sinh viên tốt nghiệp: • Năm 1987 có 19.900; • Năm 2009 có 222.665 (tăng 11 lần).
I. Sự phát triển Hệ thống giáo dục đại học (tiếp) d) Quy mô đào tạo sau đại học: • Từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm đào tạo 650 tiến sĩ trong nước. • Năm 2010, các cơ sở đào tạo sau đại học trong nước đã tuyển được: 2.271 NCS; 32.229 học viên cao học. • Chỉ tiêu năm 2011: 3072 NCS; 37.965 cao học. • Số SV hiện đang học ở nước ngoài do Bộ GD&ĐT quản lý: 4.813 sinh viên, trong đó năm 2010 cử đi 1975 SV (760 TS, 582 ThS, 47 thực tập sinh, 683 ĐH).
I. Sự phát triển Hệ thống giáo dục đại học (tiếp) 3. Tăng cường hợp tác quốc tế về GDĐH a) Việt Nam đãký công nhận tương đương bằng cấp với 10 nước; b) Trong 2008 - 2009, đã ký 31 Điều ước quốc tế và Thoả thuận quốc tế về hợp tác trong lĩnh vực GDĐH ở cấp Chính phủ và cấp Bộ c) Từ năm 2000 đến nay đã cử 9.014 SV đi học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước và Hiệp định trong đó: 2.789 NCS; 2.180 cao học; 673 thực tập sinh; 3.469 đại học. d) Có trên 30 trường đại học có chương trình hợp tác quốc tế tốt, có hiệu quả, với nhiều chương trình đào tạo phối hợp (3+1 và 2+2). g) Gần 10.000 sinh viên nước ngoài đến học tại các trường đại học của Việt Nam. Bắt đầu có sinh viên nước ngoài đến học các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. h) Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế: xây dựng trường ĐH nghiên cứu; liên kết đào tạo; trao đổi sinh viên, giảng viên; hợp tác nghiên cứu khoa học.
Đánh giá chung về sự phát triển của Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam a) Những thành tựu nổi bật của giáo dục đại học: Cung cấp nhân lực có trình độ cao phục vụ phát triển đất nước; Năng lực đào tạo tăng hơn 3 lần, quy mô đào tạo tăng gần 13 lần; Hệ thống cơ sở đào tạo đại học đã phủ gần kín cả nước; Đầu tư của nhà nước cho giáo dục đại học tăng nhanh; Đã bắt đầu hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong cả nước (từ 2004); Quan hệ quốc tế phát triển tương đối nhanh cả cấp quốc gia và cấp trường.
Đánh giá chung về sự phát triển của Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam (tiếp) b) Những hạn chế chủ yếu Còn nhiều bất cập, trì trệ, lạc hậu về quản lí, quản trị, nội dung và phương pháp đào tạo trong giáo dục đại học; Chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. c) Nguyên nhân là còn nhiều hạn chế trong: Hoạt động sư phạm giáo dục đại học. Đổi mới quản lý, quản trị hệ thống giáo dục đại học; tính đồng bộ của chính sách quản lý, quản trị GDĐH. Tăng trách nhiệm, khuyến khích sáng tạo của từng cá nhân. Nguồn lực và cơ chế tài chính. Tiếp thu và phát triển tri thức mới, công nghệ mới.
II. Hướng phát triển của Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới 1. Phát triển chính sách, cơ chế • Xây dựng luật giáo dục đại học; • Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục đại học; • Tăng cường tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học. 2. Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH a) Phát triển hệ thống quản lý chất lượng GDĐH từ Trung ương đến các trường: đã có 77 tổ chức chuyên trách về đảm bảo chất lượng ở các CSGD ĐH, tiến tới hình thành hệ thống cơ quan KĐCL GD độc lập. b) Tạo sự giám sát xã hội về chất lượng đào tạo và động lực để nâng cao chất lượng đào tạo: ban hành tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh; triển khai chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”; Thực hiện Quy chế 3 công khai đối với các cơ sở giáo dục.
2. Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH (tiếp) c) Chuẩn hoá và nâng cao chất lượng các đầu vào • Chuẩn hoá chất lượng sinh viên được nhập học; • Chuẩn hoá giảng viên và cán bộ quản lý GDĐH; • Chuẩn hoá chương trình, điều kiện đào tạo đảm bảo hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; • Đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học; • Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học. 3. Phát triển trường đại học chất lượng cao • Phân tầng hệ thống giáo dục đại học • Xây dựng các trường ĐH xuất sắc, hiện đã có Trường ĐH Việt Đức (hợp tác với Đức), Trường ĐHKH&CNHN (hợp tác với Pháp). • Phát triển các khoa mạnh, ngành mạnh trong các trường ĐH hiện có: • Triển khai Đề án đào tạo CTTT hợp tác với các trường đại học tiên tiến trên thế giới, giảng dạy bằng tiếng Anh (đang có 35 CTTT trong 23 trường ĐH của Việt Nam); • Mở rộng Đề án để xây dựng khoa/ngành/trường đạt đẳng cấp quốc tế. • Triển khai các chương trình chất lượng cao hợp tác với nước ngoài.
4. Đổi mới quản lý, quản trị GDĐH • Rà soát lại các chỉ tiêu phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2020 (theo NQ 14, QĐ 121); • Hoàn thiện và triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học; • Đổi mới quản lý trong cơ quan Bộ GD&ĐT; • Phân công, phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng theo hướng nâng cao tự chủ và trách nhiệm xã hội. 5. Đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý • Triển khai Đề án đào tạo tiến sĩ làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020; • Xây dựng tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; triển khai quy hoạch cán bộ lãnh đạo trường giai đoạn 2010-2015; tiếp tục triển khai các khoá bồi dưỡng Hiệu trưởng.
6. Đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học • Đối cơ chế phân bổ Ngân sách nhà nước cho GDĐH • Thực hiện công khai tài chính và kiểm toán tài chính. • Tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng sinh viên. 7. Củng cố và phát triển kiểm định GDĐH • Hoàn thiện văn bản QPPL về kiểm định GDĐH; • Thành lập các tổ chức kiểm định độc lập. • Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra các hoạt động tự đánh giá và đảm bảo chất lượng đào tạo. 8. Đổi mới quản lý và tăng cường hoạtđộng KHCN • Khuyến khích công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí có giá trị ở nước ngoài. • Hình thành tổ chức chuyên trách về quản lý sở hữu trí tuệ ở các trườngđại học, cao đẳng; chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả NCKH, phát triển thị trường KHCN.
9. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục đại học • Triển khai các chương trình hợp tác quốc tế để thực hiện đào tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài, chương trình nâng cao chất lượng giảng dạy và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam tới năm 2020. • Phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ WB, ADB để triển khai các dự án vốn vay xây dựng các đại học xuất sắc và tăng cường năng lực cho các cơ sở GDĐH. • Xây dựng và triển khai đề án thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.
Hoạt động hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học đại học Việt Nam • Nhà nước ban hành các văn bản định hướng đổi mới GDĐH • Triển khai Dự án Giáo dục đại học 2 với vốn vay của WB (65 triệu USD, 7/2007 – 6/2012): Phát triển chính sách quản lý, quản trị GDĐH; Tăng cường năng lực cho các CSGDĐH. • Triển khai Chương trình vay vốn của WB phát triển giáo dục ĐH theo phương thức vay DPL (150 triệu USD, 6/2008 – 6/2012). • Vay vốn của WB, ADB (400 triệu USD) để phát triển 2 trường ĐH xuất sắc (VGU, USTH); hợp tác với nước ngoài để phát triển các trường ĐH xuất sắc khác. • Triển khai các Đề án, chương trình đào tạo giảng viên, cán bộ khoa học: Đề án 322, 911, VEF, các hiệp định, các chương trình hợp tác, liên kết với các trường đại học tiên tiến trên thế giới …
TRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE