350 likes | 658 Views
Thực trạng cạnh tranh ở Việt Nam. Nội dung của phần trình bày này: Thành tựu, cơ cấu kinh tế và các đặc điểm khác Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam Các hành vi phản cạnh tranh (Một số nội dung trong Báo cáo sẽ được đề cập trong 3 bài trình bày khác)
E N D
Thực trạng cạnh tranh ở Việt Nam Nội dung của phần trình bày này: • Thành tựu, cơ cấu kinh tế và các đặc điểm khác • Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam • Các hành vi phản cạnh tranh (Một số nội dung trong Báo cáo sẽ được đề cập trong 3 bài trình bày khác) F:\Table of content.doc
Thành tựu, cơ cấu kinh tế: GDP đầu người theo giá hiện hành (USD)
Thành tựu, cơ cấu kinh tế: GDP đầu người ở một số nước
Thành tựu, cơ cấu kinh tế: Dịch chuyển cơ cấu kinh tế giai đoạn 1986-2004
Thành tựu, cơ cấu kinh tế: Vốn đầu tư ưu đãi theo Luật KKĐT trong nước
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam Một số đặc điểm của nền kinh tế trước năm1986: • Nền kinh tế tập trung; kinh tế tư nhân không được thừa nhận; nhà nước độc quyền trong đa số các lĩnh vực kinh tế; Khái niệm “thi đua xã hội chủ nghĩa” được sử dụng thay cho khái niệm cạnh tranh • Hàng hoá khan hiếm, phân phối theo chế độ tem phiếu • Giá cả bị bóp méo; các chỉ tiêu hiện vật được sử dụng trong đa số các trường hợp (hệ thống số liệu MPS được sử dụng thay cho hệ SNA)
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) • Khung khổ pháp lý yếu kém, thiếu rất nhiều luật và pháp lệnh • Các hoạt động xuất nhập khẩu chỉ được thực hiện trong khuôn khổ các nước XHCN; không có các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và các luồng hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) Sau năm 1986: • Thực hiện các giải pháp cải cách kinh tế; từng bước thiết lập các quan hệ kinh tế theo cơ chế thị trường; kinh tế tư nhân được thừa nhận và khuyến khích phát triển (Hiến pháp 1992) • Ổn định tế vĩ mô: kiểm soát lạm phát, hạn chế thâm hụt ngân sách; tự do hoá giá cả và tỷ giá • Hoàn thiện khung khổ pháp lý • Đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) Chính sách công nghiệp: • Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước “Công nghiệp hoá và hiện đại vào năm 2002”; vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước • Có một số chiến lược phát triển ngành cụ thể như: ngành điện, cơ khí, ô tô, dệt may, • Chính sách công nghiệp chưa chú trọng đúng mức tới các ngành thu hút nhiều lao động; giành tỷ lệ vốn đầu tư khá lớn cho các ngành thay thế nhập khẩu, sử dụng nhiều vốn
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) Chính sách công nghiệp: • Việc thành lập các Tổng công ty đã tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng đối với khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ • Nghị quyết kỳ họp thứ 5 của Ban Chấp hành TƯ khoá 9 về phát triển kinh tế tư nhân là hướng tích cực trong việc tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) Chính sách thương mại: • Đã xây dựng chương trình xuất-nhập khẩu đầu tiên cho5 năm 2001-2005 • Giảm thiểu việc sử dụng các rào cản phi thuế quan (NTBs); hạn chế khối lượng nhập khẩu đối với khoảng 20 sản phẩm; hạn ngạch dệt may được phân bổ theo quy chế đấu thầu • Mức thuế quan bị thay đổi thường xuyên; mức thuế trung bình không quá cao nhưng cơ cấu phức tạp; được áp dụng cho 3 nhóm nước: MFN, CEPT và mức chung
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) Chính sách thương mại: • Các đối tác xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh cùng với quá trình hội nhập • Một số sản phẩm của Việt Nam đã có thể cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại (phích TQ, Bia Vạn lực TQ đã bị bật khỏi thị trường Việt Nam)
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) Chính sách đầu tư: • Huy động đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau: Ngân sách (23.4%), tín dụng và ODA (15.3%), SOEs (17.5%), tư nhân 21.2%, FDI (22.6%) • Hiện tượng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả và nợ tồn đọng thể hiện sự bất cập trong chính sách đầu tư • Các dự án FDI ít tập trung vào nông nghiệp; các dự án khuyến khích đầu tư trong nước vẫn được ưu tiên cho các SOEs
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) Chính sách đầu tư: • Chính sách đầu tư còn sự phân biệt giữa các khu vực kinh tế và các ngành kinh tế (ví dụ: Luật KKĐT trong nước và Luật đầu tư nước ngoài, hệ thống 2 giá)
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) Chính sách tư nhân hoá và cải cách SOEs: • Kế hoạch cổ phần hoá SOEs được thực hiện từ năm 1992 với tốc độ khá chậm • Kế hoạch 5 năm về cải cách SOE được xây dựng tháng 3 năm 2001. Theo kế hoạch này,1800 trong số 5500 SOEs sẽ được cải cách, trong đó cổ phần hoá (1440); sáp nhập gần 200 SOEs. Hầu hết các SOEs này có vốn điều lệ dưới VND 10 tỷ.
Các chính sách kinh tế có liên quan tới tình hình cạnh tranh ở Việt Nam (tiếp) Chính sách mua sắm của Chính phủ: • Trước 1994, Việt Nam không có các quy định về đấu thầu cạnh tranh mở rộng • Hiện nay các phương pháp và thủ tục đấu thầu được quy định trong Nghị định 66/2003/ND-CP. Tuy nhiên còn nhiều bất cập được trình bày trong báo cáo • Đã có dự thảo lần 9 (Dự thảo mới hơn? ) về Pháp lệnh đấu thầu
Các hành vi phản cạnh tranh • Bán kèm (Tied selling): Hành vi ép người mua phải mua kèm sản phẩm hoặc dịch vụ thì mới mua được sản phẩm hoặc dịch vụ mà anh ta muốn. Ví dụ: Để mua được một chiếc xe máy Honda Wave a, người mua phải mua kèm mũ bảo hiểm Đề nghị các quý vị cung cấp thêm ví dụ, nguồn?
Các hành vi phản cạnh tranh • Độc quyền kinh doanh (Exclusive dealing): là hành vi mà người sản xuất hoặc người cung ứng hạn chế các nhà phân phối kinh doanh các sản phẩm cạnh tranh và yêu cầu họ chỉ được kinh doanh các sản phẩm của nhà sản xuất hoặc người cung ứng đó. Hành vi này nhằm tạo rào cản cho những người mới nhập cuộc và vì vậy có ảnh hưởng xấu tới cạnh tranh Ví dụ: Vụ kiện Quán Cây dừa về việc chỉ được bán loại bia do Nhà máy bia Việt Nam sản xuất, không được bán các loại bia khác Đề nghị các quý vị cho thêm ví dụ, nguồn?
Các hành vi phản cạnh tranh • Từ chối kinh doanh (Refusal to deal): Các công ty ở các khâu khác nhau của cùng một hệ thống sản xuất-cung ứng thoả thuận (thoả thuận theo chiều dọc) với nhau không mua hoặc bán sản phẩm từ một số khách hàng nhất định Ví dụ: Người sử dụng dịch vụ S-phone không thể gửi tin nhắn cho những người sử dụng dịch vụ Vinaphone và Mobilephone do bị từ chối kết nối mạng Đề nghị các quý vị cho thêm ví dụ, nguồn?
Các hành vi phản cạnh tranh 5.4. Duy trì giá bán lẻ (Resale price maintenance): Người sản xuất áp đặt giá bán lẻ các sản phẩm và bắt buộc các mạng lưới bán lẻ bán theo giá đó. Đôi khi mức giá trần và mức giá sàn cũng được áp đặt. Khi tiến hành áp đặt việc duy trì giá bán lẻ, giá hàng hoá sẽ giống nhau tại tất cả các điểm bán lẻ bất kể sự khác biệt về vị trí, tính chất và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên hành vi này không phải lúc nào cũng được coi là hành vi phản cạnh tranh Đề nghị các quý vị cho ví dụ, nguồn?
Các hành vi phản cạnh tranh • Phân biệt giá (Price Discrimination): Việc nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng định giá cho cùng loại sản phẩm với các mức giá khác nhau, bán cho người này giá cao hơn và bán cho người kia giá thấp hơn. Ví dụ: Hệ thống 2 giá phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài có thể coi là hành vi phân biệt giá? Đề nghị các quý vị cho ví dụ, nguồn?
Các hành vi phản cạnh tranh • Ép giá (Predatory pricing): Hành vi bán sản phẩm với giá thấp hơn chi phí sản xuất nhằm mục đích loại đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường Ví dụ: Việc bán ép giá của công ty nước giải khát Coca-Cola Đề nghị các quý vị cung cấp thêm ví dụ, nguồn?
Các hành vi phản cạnh tranh • Ấn định giá (Price Fixing): Là hành vi được các đối thủ cạnh tranh có tác động trực tiếp đến giá cả sử dụng rộng rãi. Dạng đơn giản nhất của hành vi này là thoả thuận về giá đối với một số hoặc tất cả khách hàng. Ở mức tối thiểu, các cartel định các mức giá cao hơn mức giá của nhà sản xuất có hiệu quả thấp nhất trên thị trường. Ngoài các thoả thuận đơn giản về giá, các hành vi sau đay cũng được coi là ấn định giá: • Các thoả thuận tăng giá; • Các thoả thuận về công thức chuẩn được sử dụng để tính giá; • Các thoả thuận duy trì tỷ lệ cố định giữa giá cả của các sản phẩm cạnh tranh nhưng không phải là sản phẩm đồng nhất; • Các thoả thuận huỷ bỏ các mức giảm giá hoặc thiết lập các mức giảm giá thông nhất; • Các thoả thuận về điều kiện bán chịu ddược mở rộng cho khách hàng; • Các thoả thuận huỷ bỏ các sản phẩm được trả giá thấp khỏi thị trường nhằm hạn chế lượng hàng cung ứng và giữ giá cao;
Các hành vi phản cạnh tranh • Các thoả thuận không giảm giá mà không báo trước cho các thành viên khác của cartel; • Các thoả thuận bám theo giá công bố; • Các thoả thuận không bán sản phẩm trừ khi các điều kiện về giá được thoả mãn; • Các thoả thuận sử dụng giá thống nhất làm điểm khởi đầu cho việc đàm phán. Ví dụ 1: Các hãng Taxi ở Tp. Hồ Chí Minh thoả thuận ấn định giá cước thống nhất. Việc ấn định giá cước Taxi của HTX Sao Việt đã bị Hiệp hội Taxi Tp. Hồ Chí Minh phản ứng quyết liệt Ví dụ 2: Các ngân hàng thương mại quốc doanh với thị phần trên 75% đã thoả thuận ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay Đề nghị các quý vị cung cấp thêm ví dụ, nguồn?
Các hành vi phản cạnh tranh • Thoả thuận hạn chế sản lượng (Agreement to ouput restriction):Đối với thoả thuận này, các công ty thường đồng ý hạn chế sản lượng cung ứng theo mức tỷ lệ với doanh số bán hàng của hộ tại thời điểm trước đó. Mụcđích của việc hạn chế sản lượng cung ứng nhằm tăng giá của sản phẩm trên thị trường. Ví dụ 1: Việc đập bỏ trên 1 triệu m2 kính thành phẩm của Công ty kính nổi Việt Nam được coi là hành vi hàn chế sản lượng nhằm kiểm soát giá của sản phẩm này trên thị trường. Ví dụ 2: Việc ngừng bán đường của 8 doanh nghiệp của Công ty Đường Cổ phần Biên Hoà từ ngày 1 tháng 6 năm 2003 nhằm tăng giá đường Đề nghị các quý vị cung cấp thêm ví dụ, nguồn?
Các hành vi phản cạnh tranh • Thông thầu (Bid rigging or Collusive bidding): Là thoả thuận giữa các bên dự thầu sao cho một trong số các bên dự thầu đó sẽ thắng thầu. Thoả thuận này có thể được thực hiện bởi việc một hoặc một số bên dự thầu đồng ý rút hồ sơ dự thầu hoặc các bên dự thầu đồng ý có một bên đặt giá thầu thấp hơn và sau đó các bên còn lại đặt giá cao hơn mức giá quy định của gói thầu Ví dụ: Gói thầu số 5, 6, 7 của Dự án nâng cấp đường quôc lộ 27B do đơn vị quản lý giao thông vận tải Ninh Thuận là trường hợp của thông thầu Các trường hợp thông thầu khác được nêu trong báo cáo cũng thuộc phạm vi các dự án của tỉnh Ninh Thuận Đề nghị các quý vị cung cấp thêm ví dụ, nguồn?
Xin cám ơn các quý vị đã quan tâm theo dõi. Mong nhận được ý kiến góp ý vào phiếu xin ý kiến góp ý