1 / 55

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NVIVO 7 TRONG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NVIVO 7 TRONG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN). NỘI DUNG CHÍNH:. Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu định tính Giới thiệu chung về quy trình phân tích dữ liệu định tính

keaton-knox
Download Presentation

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NVIVO 7 TRONG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NVIVO 7 TRONG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN)

  2. NỘI DUNG CHÍNH: • Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu định tính • Giới thiệu chung về quy trình phân tích dữ liệu định tính • Ứng dụng phần mềm NVIVO 7 trong phân tích dữ liệu định tính

  3. I. Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu định tính • Quá trình ra đời và phát triển của phương pháp nghiên cứu định tính • Quy trình nghiên cứu định tính • Các dạng tài liệu trong nghiên cứu định tính • Các phương pháp chọn mẫu • Các phương pháp thu thập thông tin

  4. 1. Quá trình ra đời và phát triển của phương pháp nghiên cứu định tính • Bắt đầu được sử dụng nhiều tại Châu Âu với hai lý do chính: • Những người Châu Âu muốn tìm hiểu về các nền văn hóa ngoại lai, • Các nhà triết học học theo chủ nghĩa triết học hiện đại của Kant muốn trở lại với ý tưởng phân biệt 2 loại tri thức: (i) tri thức thực tế và (ii) tri thức lý thuyết của Aristote • Ban đầu, phương pháp nghiên cứu này chỉ là một công cụ trong việc khai thác thông tin của mô hình chủ nghĩa thực chứng

  5. 1. Quá trình ra đời và phát triển của phương pháp nghiên cứu định tính • Giai đoạn đầu: • Giai đoạn phát triển đầu tiên – giai đoạn được R. Rosaldo gọi là thời kỳ của những nhà dân tộc học đơn độc (Lone Ethnographer), các nhà nghiên cứu đi tới các miền đất xa xôi và mang về những câu chuyện kể về cuộc sống của những người nước ngoài. • Giai đoạn tiếp theo:cố gắng đưa phương pháp định tính trở thành một phương nghiên cứu nghiêm túc nhất có thể trong đó bao gồm cả việc sử dụng những thống kê đơn giản.

  6. 1. Quá trình ra đời và phát triển của phương pháp nghiên cứu định tính • Giai đoạn tiếp theo • Những năm giữa thập niên 70 của thế kỷ XX: • Chủ nghĩa thực chứng dần yếu thế • Các xu hướng mới tăng lên nhanh chóng (VD: xu hướng nghiên cứu hiện tượng học, xu hướng chú giải văn bản cổ, xu hướng nghiên cứu ký hiệu học, xu hướng nghiên cứu hậu cấu trúc luận…) • Khả năng làm việc với những dữ liệu thuộc chính thể luận và phong phú ngày càng săc nét • Thời kỳ của những ranh giới mờ nhạt (Denzin và Lincoln) – Từ 1970 – 1986 • Khoa học xã hội trở nên gần gũi hơn với khoa học nhân văn • Ranh giới giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn dần trở nên mờ nhạt.

  7. 1. Quá trình ra đời và phát triển của phương pháp nghiên cứu định tính Những năm giữa thập niên 80: - Thời kỳ của “khủng hoảng và mô tả”. (Denzil và Lincol ) • Là giai đoạn hậu hiện đại tại các nước phương Tây: tái cấu trúc và đặt ra câu hỏi với tất cả những giả thuyết nghiên cứu trước đây • Các nhà nghiên cứu định tính đã chứng tỏ khả năng có thể nắm bắt những thực tế cuộc sống và đưa những trải nghiệm trên vào nghiên cứu. • Phương pháp nghiên cứu định lượng và cách thức khai thác thông tin của thực chứng luận: bỏ qua những thay đổi lớn lao của thời kỳ hậu hiện đại • Các phương pháp nghiên cứu định tính: phản ánh được toàn bộ những mâu thuẫn cực kỳ điển hình của giai đoạn lịch sử này

  8. 1. Quá trình ra đời và phát triển của phương pháp nghiên cứu định tính Ngày nay: • Phương pháp định tính đang phát triển ngày càng mạnh với: • Khả năng giải thích, thấu hiểu, • Cấu trúc chặt chẽ • Sử dụng các công cụ thu thập thông tin độc lập với phương pháp định lượng.

  9. Nghiên cứu định tính là gì? • Nghiên cứu định tính là 1 loại hình nghiên cứu khoa học nhằm: • Tìm hiểu đáp án cho các câu hỏi nghiên cứu • Sử dụng cách thức giới hạn quy trình nghiên cứu một cách có hệ thống • Thu thập những bằng chứng • Cung cấp những phát hiện chưa rõ ràng trong những giai đoạn trước • Cung cấp những phát hiện mở rộng hơn giới hạn chủ đề nghiên cứu

  10. Nghiên cứu định tính là gì? • Tìm kiếm những cách hiểu nhất định về vấn đề/chủ đề nghiên cứu thông qua viễn cảnh là nhóm tham gia nghiên cứu • Hiệu quả đặc biệt trong việc nghiên cứu những thông tin mang tính văn hóa: giá trị, ý kiến, hành vi, và những bối cảnh xã hội hoặc những nhóm đặc thù.

  11. 2. Quy trình nghiên cứu định tính

  12. 3. Các dạng tài liệu thường gặp trong nghiên cứu định tính • Field note • Audio/Video • Recording • Transcripts

  13. Field note • Mẫu Field note

  14. Audio/Video

  15. Record

  16. Transcripts

  17. Transcripts

  18. 4. Các phương pháp chọn mẫu • Chọn mẫu có chủ đích • Chọn mẫu chỉ tiêu • Chọn mẫu quả bóng tuyết

  19. Chọn mẫu có chủ đích • Là phương pháp phổ biến nhất • Chọn tập hợp những người tham gia dựa theo những tiêu chí có tính đại diện liên quan tới 1 câu hỏi nghiên cứu • Ví dụ: những phụ nữ HIV dương tính tại khu vực thành thị • Cỡ mẫu có thể ấn định hoặc không ấn đinh trước khi thu thập thông tin vì cỡ mẫu phụ thuộc vào: • Nguồn cung cấp thông tin • Hạn định về thời gian • Mục tiêu nghiên cứu.

  20. Chọn mẫu có chủ đích • Cỡ mẫu trong chọn mẫu có chủ đích thường được xác định/hạn chế dựa vào điểm bão hòa – thời điểm trong quá trình thu thập thông tin khi dữ liệu mới không cung cấp thêm thông tin có giá trị cho vấn đề nghiên cứu • Khi sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích nên phân tích và xem lại dữ liệu trong mối liên kết với việc thu thập thông tin.

  21. Chọn mẫu chỉ tiêu • Chọn mẫu chỉ tiêu đôi khi bị cho rằng là 1 dạng của chọn mẫu có chủ đích. • Người nghiên cứu sẽ quyết định số lượng đối tượng tham gia với những đặc điểm cần có. • Những đặc điểm cần có, ví dụ: • Lứa tuổi, địa điểm thường trú, • Giới tính, Tầng lớp xã hội, Trình độ học vấn, • Tình trạng hôn nhân, • Thói quen sử dụng các biện pháp tránh thai, • Tình trạng nhiễm HIV • …

  22. Chọn mẫu chỉ tiêu • Các tiêu chí trong chọn mẫu chỉ tiêu cho phép: • Tập trung vào những đối tượng có nhiều kinh nghiệm nhất liên quan tới chủ đề nghiên cứu, • Hiểu biết sâu về vấn đề đó. • Người tiến hành chọn mẫu chỉ tiêu thường: • Thâm nhập vào cộng đồng – sử dụng các cách tuyển chọn để tiếp cận với vị trí, văn hóa và tổng thể nghiên cứu • Tìm những đối tượng phù hợp với những tiêu chí đã đề ra cho đến khi đáp ứng đủ chỉ tiêu.

  23. Chọn mẫu có chủ đích – Chọn mẫu chỉ tiêu Giống nhau: • Cả hai phương pháp trên đều tìm cách xác định đối tượng dựa trên các tiêu chí lựa chọn. Khác nhau:

  24. Chọn mẫu quả bóng tuyết • Chọn mẫu quả bóng tuyết là dạng chọn mẫu theo chuỗi • Đôi khi được coi là 1 dạng của phương pháp chọn mẫu có chủ đích. • Dựa vào những người tham gia chính thức hoặc không chính thức để thường sử dụng các mạng lưới xã hội để giới thiệu/tiến cử cho nhà nghiên cứu với những người có khả năng tham gia hoặc đóng góp vào nghiên cứu. • Sử dụng để tìm kiếm và tuyển chọn “tổng thể ẩn” –nhóm đối tượng các nhà nghiên không dễ dàng tiếp cận được thông qua các phương pháp chọn mẫu khác.

  25. 5.Các phương pháp thu thập thông tin • Sử dụng những thông tin có sẵn: • Những thông tin có thể thu thập được từ các nguồn tài liệu sẵn có mà không cần tiến hành nghiên cứu thực địa, • Đã được những nhà nghiên cứu trước thu thập, những thông tin này cũng có thể sử dụng để phân tích theo một khía cạnh khác, lý thuyết khác, quan điểm khác • Thực địa: là hoạt động chủ yếu của quá trình thu thập thông tin định tính. Thuật ngữ “Đi thực địa”: • Người nghiên cứu liên lạc trực tiếp với cá nhân từng người tham gia vào nghiên cứu để tìm hiểu về môi trường của những người này, • Tạo mối quan hệ gần gũi với các đối tượng cũng như bối cảnh sẽ thực hiện nghiên cứu để có thể hiểu được cả những điều chi tiết nhỏ nhặt và thực tế của cuộc sống hằng ngày.

  26. Các phương pháp thu thập thông tin khi tiến hành thực địa

  27. Các phương pháp thu thập thông tin khi tiến hành thực địa

  28. Các phương pháp thu thập thông tin khi tiến hành thực địa

  29. II. Giới thiệu chung về quy trình phân tích dữ liệu định tính • Định nghĩa • Các kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính • Thời điểm tiến hành phân tích • Quy trình tiến hành phân tích • Sử dụng các phần mềm hỗ trợ

  30. 1. Định nghĩa • “phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính” quan tâm tới quá trình phân tích các dữ liệu định tính của nghiên cứu định tính.

  31. 1. Định nghĩa Phân tích dữ liệu định tính là quá trình: • Nghiên cứu các dữ liệu dạng chữ • Tập trung vào việc gọi tên/đặt tên cho các dữ liệu dạng chữ trên • Kể những câu chuyện mà nhà nghiên cứu quan sát thấy. • Tìm hiểu mối liên hệ giữa nhóm dữ liệu này với các nhóm dữ liệu khác • Tìm hiểu đặc điểm của người trả lời đồng ý hoặc từ chối trả lời về những vấn đề cụ thể. • Người nghiên cứu có thể phân tích và tái cấu trúc lại các dữ liệu dạng chữ nhằm giúp người đọc hiểu được ý nghĩa sâu xa của những dữ liệu

  32. 1. Định nghĩa • Quá trình phân tích dữ liệu định tính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng, kinh nghiệm của cá nhân nhà nghiên cứu với trực giác, cảm giác nhạy bén và một quy trình phân tích thông tin/dữ liệu một cách hợp lý và nghiêm túc.

  33. Yếu tố cá nhân trong nghiên cứu định tính • Về cơ bản không có quy tắc chuẩn mực nào cho quá trình phân tích dữ liệu định tính • Có thể sử dụng các bản hướng dẫn với điều kiện phải rất linh hoạt và biết đánh giá vì: • Mỗi nghiên cứu định tính là 1 nghiên cứu riêng biệt có những cách tiếp cận dùng để phân tích đặc thù • Ở tất cả các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu định tính, cách tiếp cận với vấn đề nghiên cứu phụ thuộc vào kỹ năng, vào việc đào tạo, hiểu biết và khả năng thực hiện cũng cách phân tích của mỗi cá nhân người phân tích.

  34. Yếu tố cá nhân trong nghiên cứu định tính? • Yếu tố cá nhân con người có thể xem như con dao hai lưỡi trong quá trình điều tra và phân tích dữ liệu định tính vì: • Là điểm mạnh nổi bật • Là điểm yếu cơ bản của quá trình này.

  35. 2. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính • Sau khi thu thập xong dữ liệu, thông thường tất cả các nhà nghiên cứu đều muốn: • Xác định chủ đề và các tiểu chủ đề • Xây dựng codebook • Mô tả lại hiện tượng • Đưa ra các so sánh • Xây dựng, thể hiện và kiểm tra các mô hình (các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu) • Quá trình phân tích dữ liệu phải đáp ứng được những mục tiêu nêu trên

  36. 2. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính

  37. Phân tích dữ liệu dạng chữ • Kỹ thuật phân tích từ ngữ và các đoạn văn bản bao gồm: • Phép phân tích những từ ngữ quan trọng trong hoàn cảnh cụ thể (KWIC) • Đếm từ • Phân tích những mạng lưới có ý nghĩa

  38. Phân tích dữ liệu dạng mã hóa • Phân tích lý thuyết nền, • Phân tích giản đồ, • Quy nạp phân tích, • Phân tích nội dung căn bản, • Sử dụng từ điển nội dung • ....

  39. 3. Thời điểm thích hợp tiến hành phân tích dữ liệu định tính? • Survey: dựa trên kiểm định có tiêu chuẩn hoặc những thiết kế cho nghiên cứu thực nghiệm thì ranh giới giữa thu thập và phân tích dữ liệu khá rõ ràng. • Nghiên cứu định tính: ranh giới giữa 2 quá trình này là không rõ ràng vì: • Mang tính khám phá • Thay đổi linh hoạt • Ví dụ: • Trong quá trình thực địa, những ý tưởng phân tích sẽ trực tiếp xuất hiện. • Các mẫu hình sẽ dần sắc nét. • Giai đoạn đầu của fieldwork có xu hướng chung chung và dễ thay đổi theo sự biến đổi của dữ liệu

  40. Lời khuyên: thu thập – phân tích Việc phân tích thông tin định tính nên diễn ra đồng thời với quá trình thu thập thông tin vì: • Nếu quá tập trung vào việc phân tích, bỏ qua việc thu thập thông tin: • Câu hỏi/ vấn đề nghiên cứu gốc – thế mạnh của nghiên cứu định tính bị cản trở. • Tạo ra những kết luận quá sớm – điều rất cần tránh trong nghiên cứu • Bỏ qua những thông tin có khả năng gợi mở phân tích/khả năng xác thực cho câu hỏi nghiên cứu chính • Mất thông tin và không bao giờ thu thập được lại nữa • Có khả năng thất bại trong giai đoạn cuối – giai đoạn chứng thực thông tin • Nếu hai quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin cùng diễn ra: chất lượng của cả hai quá trình này cùng phải được cải thiện. Bởi vậy, người nghiên cứu không chỉ được tập trung vào việc thu thập dữ liệu để khẳng định lý thuyết ban đầu

  41. Lời khuyên: mô tả tập trung • Cùng với quá trình phân tích dữ liệu cần chú ý: • Mô tả tập trung: những dữ liệu phong phú, chi tiết và cụ thể sẽ giúp nghiên cứu định tính: • Cung cấp cho người đọc khả năng hiểu về thực tế, con người và hoàn cảnh cụ thể thông qua cách nghiên cứu bối cảnh, • Các dấu hiệu và ý nghĩa của các sự việc. • Tạo nền tảng cho tất cả các phần trong báo cáo

  42. Lời khuyên: tổ chức dữ liệu • Tổ chức dữ liệu theo hệ thống hợp lý: • Dữ liệu của phương pháp nghiên cứu định tính rất lớn và không có 1 hệ thống khuôn mẫu rõ ràng như trong nghiên cứu định lượng • Cần phải hoàn thành quá trình thu thập thông tin đủ và thông tin cần trước khi tiến hành phân tích • Dữ liệu nên được ghi chép trong 1 hệ thống bằng việc gán nhãn cho các phần dữ liệu

  43. Lời khuyên: bảo vệ dữ liệu • Bảo vệ dữ liệu: Phải có những bản photo dự phòng để ở 1 nơi khác nhằm giữ an toàn cho dữ liệu tránh khỏi những sự cố đáng tiếc như: • Dữ liệu bị làm xáo trộn, • Bị mất hoặc • Bị cháy

  44. 4. Quy trình tiến hành phân tích • Theo Glasser, Strauss và Morse, quá trình phân tích dữ liệu định tính gồm 3 giai đoạn chính như sau: • Thu gọn dữ liệu: làm sạch và tổ chức thông tin • Thể hiện thông tin: cô đọng và tổ chức sơ đồ phân tích thông tin • Phác thảo phần kết luận và kiểm định kết quả

  45. 4. Quy trình tiến hành phân tích

  46. Phân tích ban đầu • Quy trình phân tích dữ liệu định tính có xu hướng tiếp tục và lặp lại quy trình nghiên cứu định tính • Việc phân tích ban đầu sẽ tiếp tục cho đến khi nào chủ đề nghiên cứu được nhà nghiên cứu làm rõ

  47. Tạo các bản ghi • Trong toàn bộ quá trình phân tích dữ liệu định tính, người nghiên cứu nên có những bản ghi nhớ (ví dụ: ghi lại những điều bạn phát hiện thấy từ dữ liệu) • Ý nghĩa: khi người nghiên cứu nảy sinh ý hoặc hiểu hơn về chủ đề nghiên cứu, họ có thể bổ sung thêm vào phần dữ liệu cần nghiên cứu.

  48. Nhập và lưu trữ thông tin • Các văn bản thường dùng trong nghiên cứu định tính: những bản gỡ băng từ ghi âm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, bản ghi chép thực địa của quan sát… • Để đảm bảo tính nguyên gốc của thông tin cũng như tùy thuộc vào mục đích sử dụng dữ liệu, văn bản gỡ băng có thể có các mức độ khác nhau: • Gỡ băng sơ lược: chỉ lấy những thông tin chính hoặc những đoạn văn bản cần thiết phục vụ cho nghiên cứu • Gỡ băng chi tiết: ghi chép lại toàn bộ các thông tin một cách chi tiết, chính xác và trung thực.

  49. Nhập và lưu trữ thông tin Lời khuyên : • Bản thân ngươì nghiên cứu nên thực hiện toàn bộ hoặc một vài bản dỡ băng • Ngươì nghiên cứu nên đánh máy và tổ chức lại thông tin từ các bản viết tay, ghi chép trong quá trình thu thập thông tin nhằm • Hiểu sâu sắc và đầy đủ về ý nghĩa cũng như hoàn cảnh thu thập dữ liệu. • Thấy được sự chuyển đổi thông tin từ quá trình thực địa tới quá trình phân tích đầy đủ • Cảm nhận sắc thái, ý nghĩa của dữ liệu được bộc lộ dần trong toàn bộ quá trình tích lũy thông tin. • Dỡ băng hoặc nghe lại toàn bộ các bản ghi âm mất thời gian nhưng rất quan trọng, không thể bỏ qua

More Related