1 / 53

Chương II: Doanh thu và hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại

Chương II: Doanh thu và hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại. 1. Các khái niệm. 1.1 Hoạt động thương mại (HĐTM) : là hoạt động trao đổi, mua bán, cung ứng hàng hóa nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. T ’. T. Công ty. Nhà cung cấp. Khách hàng. H. H’. T < T ’.

kieve
Download Presentation

Chương II: Doanh thu và hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chương II: Doanh thu và hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại

  2. 1. Các khái niệm 1.1 Hoạt động thương mại (HĐTM) : là hoạt động trao đổi, mua bán, cung ứng hàng hóa nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

  3. T ’ T Công ty Nhà cung cấp Khách hàng H H’ T < T ’ 1.2 Chức năng của HĐTM

  4. 1.2 Chức năng của HĐTM - Chuyển hóa hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa T – H (hoạt động mua) hoặc H’ – T (hoạt động bán) hoặc H – H’ (hàng đổi hàng - barter) - Là cầu nối giữa sản xuất và thị trường - Thực hiện chức năng kích thích sản xuất

  5. 1.3 Doanh thu Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ,… không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp thương mại bao gồm: • Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ trên thị trường nội địa.

  6. 1.3 Doanh thu • Doanh thu bán hàng ra nước ngoài (xuất khẩu) • Doanh thu bán hàng nhập khẩu trong nội địa • Hoa hồng do xuất khẩu ủy thác, nhập khẩu ủy thác • Chênh lệch giá từ hoạt động tạm nhập tái xuất hoặc chuyển khẩu.

  7. 1.3 Doanh thu • Giá bán hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, trang bị, thưởng cho người lao động • Doanh thu từ hoạt động gia công (tiền gia công, trị giá nguyên phụ liệu, nhiên liệu,…) • Danh thu bán hàng & tiền hoa hồng do làm đại lý, ký gởi bán hàng • Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản, kho, cửa hàng, mặt bằng siêu thị…

  8. 1.4 Luân chuyển hàng hoá (LCHH) • LCHH ở doanh nghiệp thương mại được hiểu là trị giá hàng hóa được luân chuyển qua các khâu mua hàng, dự trữ và bán hàng trong 1 kỳ kinh doanh. • Thời gian LCHH: là thời gian cần thiết để thực hiện 1 chu kỳ kinh doanh.

  9. 360 M V = = Dbq t 360*Dbq t = M 1.4 Luân chuyển hàng hoá (LCHH) • Tốc độ LCHH: được hiểu trong 2 khái niệm sau - Thời gian lưu chuyển 1 vòng: - Số vòng LCHH trong 1 kỳ kinh doanh:

  10. (d1/2 + d2 + d3 + …. + dn-1 + dn/2) Dbq = n - 1 1.4 Lưu chuyển hàng hoá (LCHH) Trong đó: d1, d2, …: dự trữ hàng hóa ở những kỳ khảo sát ở trong chu kỳ kinh doanh M : doanh thu trong kỳ kinh doanh

  11. 2. Nội dung LCHH • Phân tích LCHH chính là phân tích hoạt động mua hàng, dự trữ và bán hàng. bán hàng thị trường trong nước nước ngoài: xuất khẩu mua hàng từ nước ngoài: nhập khẩu trong nước

  12. 3. Phân tích hoạt động xuất khẩu

  13. 3. Phân tích hoạt động xuất khẩu • Phương pháp phân tích: chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê so sánh ở con số tuyệt đối và tương đối. • Nội dung phân tích: 8 nội dung

  14. Nội dung Phân tích hoạt động xuất khẩu 1. Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng/giảm xuất khẩu 2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 4. Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường

  15. Nội dung Phân tích hoạt động xuất khẩu 5. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế 6. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức kinh doanh xuất khẩu 7. Phân tích tình hình xuất khẩu theo điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 8. Phân tích hiệu quả của hoạt động xuất khẩu

  16. 3.1 Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng/giảm xuất khẩu 3.1.1 Mục tiêu phân tích: • Thu thập số liệu và xây dựng chỉ tiêu kinh tế để đánh giá sự tăng/giảm về kim ngạch xuất khẩu qua các năm. • Nhận xét, đánh giá về quy mô, tốc độ tăng/giảm của hoạt động xuất khẩu; nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng xuất khẩu của công ty. • Đề xuất các giải pháp gia tăng quy mô và tốc độ xuất khẩu của doanh nghiệp.

  17. 3.1.2 Ví dụ phân tích Bảng 2.1: Tình tình kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty Tiền Phong ĐVT: 1.000 USD (Nguồn: Công ty Tiền Phong)

  18. 3.2 Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 3.2.1 Mục tiêu phân tích: • Thu thập số liệu phản ánh tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu qua các năm • Đánh giá những mặt được và hạn chế của doanh nghiệp trong công tác ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng. Nghiên cứu các nhân tố (khách quan và chủ quan) tác động đến từng khâu ký kết - thực hiện hợp đồng. • Đề xuất giải pháp tăng khả năng ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng đã ký.

  19. 3.2.2 Ví dụ phân tích Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo của công ty TNHH Vạn Tường

  20. 3.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 3.3.1 Mục tiêu phân tích: • Thu thập số liệu về tình hình xuất khẩu của từng mặt hàng (nhóm ngành hàng) và lập các chỉ tiêu kinh tế, biểu bảng phục vụ cho công tác phân tích • Đánh giá và rút ra được những thành công, và tồn tại ở từng mặt hàng kinh doanh • Đề xuất giải pháp nhằm phát triển những thành công và hạn chế những tồn tại ở từng mặt hàng từ đó làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

  21. 3.3.2 Ví dụ phân tích Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng của Công ty giày da Tp. Hồ Chí Minh ĐVT: 1.000 USD ( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)

  22. 3.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường • Thị trường trực tiếp: là thị trường mà ở đó sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu được tiêu thụ trực tiếp. • Thị trường trung gian: là thị trường mua hàng xuất khẩu dưới dạng thô, ít qua chế biến hoặc là thành phẩm xuất khẩu sau đó qua chế biến hoặc không qua chế biến ở nước người mua, sau đó tái bán qua các nước khác.

  23. 3.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường • Câu hỏi: Là 1 nhà quản trị doanh nghiệp xuất khẩu, bạn chủ trương xuất khẩu sang thị trường trực tiếp hay thị trường trung gian? Tại sao?

  24. 3.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường 3.4.1 Mục tiêu phân tích: • Đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu trên từng thị trường mà doanh nghiệp triển khai thâm nhập • Nghiên cứu những nhân tố tác động hiện tại và tương lai đến khả năng xuất khẩu của công ty trên từng thị trường. • Đề xuất những giải pháp duy trì và phát triển thị trường.

  25. 3.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường • BT: Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty thủy sản Cà Mau sang các thị trường. Đề xuất những giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

  26. Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu sang các thị trường của công ty thủy sản Cà Mau ĐVT:1000USD (Nguồn:Phòng Kinh doanh)

  27. 3.5 Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế Mục tiêu phân tích: • Thu thập số liệu; đánh giá và rút ra những ưu điểm, hạn chế của doanh nghiệp trong việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp qua các năm. • Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu của công ty. • Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu.

  28. 5. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế Hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế: • Tăng khả năng xuất khẩu • Chi phí thanh toán thấp • Thủ tục thanh toán đơn giản • Rủi ro trong thanh toán thấp

  29. 5. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế • Câu hỏi: Trên cương vị nhà quản trị của 1 DN xuất khẩu (gỗ, nông sản, giày dép) bạn sẽ lựa chọn phương thức thanh toán nào? Tại sao?

  30. 5. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế: • Thế và lực trong kinh doanh của doanh nghiệp • Quan hệ kinh tế hoặc tổ chức giữa bên mua và bên bán • Năng lực đàm phán • Trị giá của thương vụ

  31. Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế • Uy tín của đối tác • Sự hiểu biết của cán bộ xuất nhập khẩu về các phương thức thanh toán • Khả năng khống chế đối tác trong việc trả tiền hoặc giao hàng • Chính sách thanh toán của nước mà đối tác có quan hệ thương mại với doanh nghiệp

  32. 6. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức kinh doanh xuất khẩu Mục tiêu phân tích: • Thu thập số liệu; đánh giá và rút ra những thành công, hạn chế của doanh nghiệp trong việc sử dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp qua các năm. • Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. • Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu.

  33. Các phương thức kinh doanh xuất khẩu 6.1 Xuất khẩu tại chỗ: Đặc điểm: • Hợp đồng ngoại thương • Hàng hóa không xuất ra khỏi nước người bán • Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan và các thủ tục khác để được hoàn thuế.

  34. 6.2 Xuất khẩu ủy thác Hình thức doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó. Ưu điểm: • Duy trì khách hàng, thị trường… • Phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh nghiệp

  35. 6.2 Xuất khẩu ủy thác Hạn chế: • Có thể bị tham gia vào các tranh chấp thương mại • Bên đi ủy thác không thực hiện tốt các nghĩa vụ: thủ tục và thuế xuất khẩu… bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm liên đới.

  36. Tiền công gia công MM, TB, NPL, BTP Tổ chức quá trình sản xuất Bên đặt gia công Bên nhận gia công Mẫu hàng Sản phẩm hoàn chỉnh 6.3 Gia công hàng xuất khẩu

  37. 6.3 Gia công hàng xuất khẩu Ưu điểm: • Thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam • Doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm: tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu, làm thủ tục xuất khẩu,… • Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít • Giải quyết việc làm cho người lao động

  38. 6.3 Gia công hàng xuất khẩu Hạn chế: • Hiệu quả xuất khẩu thấp • Phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao • Doanh nghiệp khó có thể xây dựng chiến lược phát triển ổn định và lâu dài

  39. 6.4 Xuất khẩu tự doanh Doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (thu mua hoặc sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu. Ưu điểm: • Chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí kinh doanh • Tăng uy tín công ty, nhãn hiệu sản phẩm

  40. 6.4 Xuất khẩu tự doanh Hạn chế: • Chi phí kinh doanh cao cho tiếp thị, tìm kiếm khách hàng • Vốn kinh doanh lớn • Đỏi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp riêng

  41. 6.5 Đại lý bán hàng tại nước ngoài Doanh nghiệp thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng. Ưu điểm: • Doanh nghiệp không cần đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thương mại ở nước ngoài • Phát triển thương hiệu và thị phần ở nước ngoài

  42. 6.5 Đại lý bán hàng tại nước ngoài Hạn chế: • Dễ bị chiếm dụng vốn • Giải quyết tranh chấp rất phức tạp

  43. 6.6 Tạm nhập, tái xuất khẩu Doanh nghiệp nhập khẩu hàng của một nước, sau đó tái xuất khẩu sang một nước khác mà không qua chế biến.

  44. 6.7 Chuyển khẩu Là việc mua hàng từ một nước (vùng lãnh thổ) mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam để bán sang một nước (vùng lãnh thổ) khác mà không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

  45. 6.7 Chuyển khẩu Ưu điểm: • Doanh nghiệp thực hiện vai trò là nhà môi giới thương mại để kiếm lời • Doanh nghiệp có thể không cần bỏ vốn mà vẫn có thể kiếm lời • Chi phí kinh doanh và thủ tục hành chính thấp hơn so với hình thức tạm nhập tái xuất

  46. 6.7 Chuyển khẩu • Hạn chế: Đòi hỏi trình độ của nhà kinh doanh phải cao, phải rất am hiểu về thị trường, giá cả, các phương thức thanh toán quốc tế.

  47. 6.8 Xuất khẩu mậu biên Doanh nghiệp tự tổ chức đưa hàng hóa đến các khu kinh tế cửa khẩu biên giới để xuất khẩu. Đặc điểm: • Doanh nghiệp ít khi ký hợp đồng xuất khẩu. • Không nhất thiết phải thanh toán bằng ngoại tệ mạnh • Ở thời điểm giao nhận hàng hóa có đại diện của người bán và người mua.

  48. 6.8 Xuất khẩu mậu biên Ưu điểm: • Mở rộng khả năng thâm nhập hàng hóa vào các nước láng giềng • Tăng doanh thu bán hàng Hạn chế: • Rủi ro trong kinh doanh cao

  49. 7 Phân tích tình hình xuất khẩu theo điều kiện thương mại quốc tế Incoterms - tùy chọn - các phiên bản có giá trị ngang nhau - nghĩa vụ của người mua, người bán (Incoterms 2000 – 13 điều kiện, Incoterms 2010 – 11 điều kiện)

  50. 7 Phân tích tình hình xuất khẩu theo điều kiện thương mại quốc tế Incoterms Người mua Người bán Nghĩa vụ

More Related