120 likes | 272 Views
Tiểu dự án: Cải thiện điều kiện đi lại cho người dân xóm Ba, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Người trình bày: Nguyễn Thị Chanh Trưởng Nhóm cộng đồng. 1. Bối cảnh của xóm. Xóm Ba có 78 hộ, 317 nhân khẩu, 15 hộ thiệt thòi.
E N D
Tiểu dự án:Cải thiện điều kiện đi lại cho người dân xóm Ba, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình Người trình bày: Nguyễn Thị Chanh Trưởng Nhóm cộng đồng
1. Bối cảnh của xóm • Xóm Ba có 78 hộ, 317 nhân khẩu, 15 hộ thiệt thòi. • Cụm dân cư chúng tôi gồm 10 hộ gia đình. Việc đi lại của chúng tôi không thuận tiện: bị một con suối nhỏ ngăn cách với cụm dân cư khác và đường trục chính. • Mùa mưa lũ, cầu bị cuốn trôi, người dân gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
1. Bối cảnh của xóm (tiếp) • Các cháu học sinh phải nghỉ học • Đã có một số vụ tai nạn giao thông xảy ra khi người dân qua cầu • Người dân không đi chợ mua thức ăn được • Giao lưu, buôn bán không thuận tiện • Xóm mất nhiều thời gian để làm cầu tạm, nhưng chỉ được một thời gian ngắn, cầu tạm lại bị sạt lở, cuốn trôi
2. Thực hiện tiểu dự án (TDA) • Xóm chúng tôi được dự án PCMM hỗ trợ ngân sách từ Quỹ Cộng đồng quản lý là 40 triệu đồng. • Chúng tôi đã họp dân bầu ra Nhóm nòng cốt (NNC) để tham gia các khóa tập huấn của dự án, giúp dân thực hiện viết dự án và thực hiện dự án
2. Thực hiện TDA (tiếp) • Nhóm nòng cốt tổ chức họp xóm lựa chọn ưu tiên, xác định 4 vấn đề ưu tiên cần giải quyết. • Việc làm cầu được ưu tiên số 1
2. Thực hiện TDA (tiếp) • Cụm dân cư chúng tôi họp thành lập Nhóm cộng đồng, lập kế hoạch viết đề xuất Tiểu dự án “Cải thiện điều kiện đi lại cho người dân”. • TDA được thẩm định bởi toàn xóm và chính quyền xã. • Cả xóm tham gia đóng góp hàng trăm ngày công xây cầu, cùng giám sát, đánh giá TDA.
3.Kết quả đạt được • Chỉ trong 10 ngày, một chiếc cầu kiên cố dài 14m, rộng 2m hoàn thành có đổ dầm bê tông cốt thép vững chắc. • Cả xóm gồm 78 hộ đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, thuận tiện. • Các cháu học sinh sẽ không phải nghỉ học vào ngày mưa lũ • Người dân vô cùng vui sướng, phấn khởi.
4. Họp nhóm công khai tài chính • Tổng kinh phí cho dự án: 27,700,500 đ; dự án hỗ trợ: 14,400,500 đ; dân đóng góp 13,300,000 đ (bằng công lao động) • Tất cả mọi khoản thu - chi đều được thông báo công khai rõ ràng.
5. Xây dựng quy chế bảo vệ và sử dụng cầu • Xóm đã họp, xây dựng quy chế, cử ra tổ bảo vệ cầu. • Hộ ông Thông ở gần được cử làm bảo vệ cầu • Theo dõi, ngăn chặn xe cơ giới nặng không qua cầu • Trên cầu chỉ dùng chỉ dùng cho người qua lại, xe máy, xe đạp, xe cải tiến; • Thường xuyên kiểm tra sau khi mưa lũ có bị hỏng thì sửa chữa khắc phục ngay; • Nếu người nào phá hoại phải đền đích đáng và khen thưởng cho những ai phát giác được kẻ phá hoại. • Hàng năm, mỗi hộ đóng góp 20,000đ để kiểm tra tu bổ cầu.
6. Một vài cảm nhận về dự án PCMM • Dự án hiệu quả và bền vững. • Người dân được tham gia, bàn bạc, quyết định và trực tiếp thực hiện, nên hiệu quả cao. • Mọi việc đều có sự công khai, minh bạch nên có sự thống nhất cao • Người dân được nâng cao năng lực: biết tổ chức, lập kế hoạch, tính toán thu chi, viết dự án…, bản thân được lựa chọn làm Thúc đẩy viên cho dự án.
7. Một số khó khăn, tồn tại • Việc kêu gọi người dân tham gia dự án ban đầu gặp khó khăn. • Trình độ dân trí người dân còn thấp nên khó khăn trong hoàn thiện chứng từ, báo cáo….
Xin chân thành cảm ơn Quý vị đại biểu đã chú ý lắng nghe