280 likes | 591 Views
CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH Văn bản pháp luật: Luật DN 2005; NĐ 88/2006. I. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình kinh tế tư nhân, là một trong những thành phần kinh tế của nền kinh tế thị trường.
E N D
CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH Văn bản pháp luật: Luật DN 2005; NĐ 88/2006
I. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình kinh tế tư nhân, là một trong những thành phần kinh tế của nền kinh tế thị trường. Nhà nước khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này hoạt động.
1. Khái niệm: Tại khoản 1, Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. 1.Người nước ngoài có được thành lập DNTN tại VN không? 2.Đối tượng nào không được phép thành lập NDTN?
2. Đặc điểm: Từ định nghĩa trên có thể thấy trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn và chỉ có thể là do một cá nhân làm chủ sở hữu duy nhất. Chủ doanh nghiệp cũng chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Theo định nghĩa này thì doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm cơ bản sau; - Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh; - Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ; - Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán. - Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo quy định chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Xét về mặt pháp lý đây là đặc điểm rất quan trọng của doanh nghiệp tư nhân. Khi doanh nghiệp tư nhân có nợ nần thì chủ doanh nghiệp phải đem toàn bộ tài sản của mình(không phân biệt là tài sản riêng hay tài sản của doanh nghiệp) để trả cho các chủ nợ.
Chế độ trách nhiệm tài sản này của doanh nghiệp tư nhân khác với công ty. Khi công ty có các khoản nợ thì bản thân các thành viên chịu trách nhiệm bằng phần vốn đã góp vào công ty chứ không chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Quan hệ nợ nần của công ty là quan hệ công ty với (các) chủ nợ chứ không phải là quan hệ của các thành viên với chủ nợ. Ngược lại, quan hệ nợ nần của doanh nghiệp tư nhân là quan hệ chủ doanh nghiệp và (các) chủ nợ, không phải chỉ có doanh nghiệp và chủ nợ.
Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân là một ưu thế mà doanh nghiệp này có thể dễ dàng vay các khoản tín dụng lớn từ ngân hàng. Khi cung cấp tín dụng, ngân hàng có thể căn cứ vào toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp chứ không phải chỉ căn cứ vào tài sản của doanh nghiệp. Toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp là một bảo đảm chắc cho việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm vô hạn cũng có những điểm đáng lưu ý sau: Thứ nhất, trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp trong quan hệ với chủ doanh nghiệp trong trường hợp chủ doanh nghiệp không phải là người điều hành doanh nghiệp. Trách nhiệm này được giải quyết trên cơ sở hợp đồng của chủ doanh nghiệp với người điều hành doanh nghiệp và các quy định trong pháp luật hợp đồng.
Thứ hai, vấn đề tài sản của vợ chồng. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng có tài sản riêng. Các tài sản riêng của vợ(hoặc của chồng) không phải là tài sản của chủ doanh nghiệp và không đem ra thanh toán nợ của chủ doanh nghiệp . Thứ ba, chế độ trách nhiệm vô hạn cũng có nhược điểm làm cho các chủ doanh nghiệp tư nhân không dám đầu tư vào những lĩnh vực, khu vực có nhiều rủi ro cao. Điều đó có thể dẫn đến sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế và có những nhu cầu của xã hội không được đáp ứng.
3.Các vấn đề về vốn và tài chính - Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự khai. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư. - Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký, thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
4. Quản lý doanh nghiệp tư nhân. - Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Cho thuê doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình, nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.
6. Bán doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tưnhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này.
7. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 TV hoặc 2 TV. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây: - Có đủ các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân). Hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn. - Chủ doanh nghiệp tư nhân có thoả thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
II. HỘ KINH DOANH 1. Khái niệm. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh. 2. Đặc điểm: - Chủ hộ KD có thể là cá nhân VN hoặc hộ gia đình. - Qui mô của hộ KD thường nhỏ(sử dụng không quá 10 lao động). - Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. - Chủ hộ KD chịu trách nhiệm vô hạn.
3. Thành lập hộ KD và đăng ký KD. - Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Hộ gia đình. => Có quyền thành lập hộ kinh doanh và chỉ được đăng ký kinh doanh một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. */ Đăng ký KD. Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
Thẩm quyền cấp GCNĐKKD: cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. - Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. - Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh. - Nếu tạm ngừng kinh doanh từ 30 (ba mươi) ngày trở lên, hộ kinh doanh thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 1 (một) năm.
- Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.