180 likes | 621 Views
CHƯƠNG IV: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU (1945 - 2000). Tiet 8. BÀI 6: NƯỚC MĨ NỘI DUNG BÀI HỌC I. NƯỚC MĨ TỪ 1945 - 1973 1. Kinh tế 2. Khoa học – kĩ thuật 3. Tình hình chính trị - xã hội II. NƯỚC MĨ TỪ 1973 – 1991 1. Kinh tế 2. Chính trị 3. Chính sách đối ngoại
E N D
CHƯƠNG IV: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU (1945 - 2000) Tiet 8 BÀI 6: NƯỚC MĨ NỘI DUNG BÀI HỌC I. NƯỚC MĨ TỪ 1945 - 1973 1. Kinh tế 2. Khoa học – kĩ thuật 3. Tình hình chính trị - xã hội II. NƯỚC MĨ TỪ 1973 – 1991 1. Kinh tế 2. Chính trị 3. Chính sách đối ngoại III. NƯỚC MĨ TỪ 1991 - 2000 Năm học 2008 - 2009
KIỂM TRA BÀI CŨ: 1/ Nêu khái quát những thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới hai? 2/ Thành tựu và khó khăn về kinh tế - xã hộicủa các nước Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới hai?
CHƯƠNG IV: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU (1945 - 2000) BÀI 6: NƯỚC MĨ I. NƯỚC MĨ TỪ 1945 - 1973 1. Kinh tế Sau chiến tranh nền kinh tế Mĩ có bước phát triển nhảy vọt như thế nào?
* Sự phát triển của nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Công nghiệp: Tăng trung bình là 24% + Năm 1948, sản lượng Công nghiệp Mĩ chiếm tới 56,5% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. - Nông nghiệp: Tăng trung bình là 27%, năm 1949 sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp hai lần của Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại (1949) - Tài chính: Mĩ có trữ lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới, nắm 3/4 trữ lượng vàng toàn thế giới. - Thương mại: Mĩ chiếm 50% số tàu thuyền đi lại trên biển. => Kinh tế phát triển mạnh, tài chính giàu có nhất thế giới -> Trong hai thập niên đầu sau chiến tranh Mĩ đã trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
Vì sao nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh lại có sự phát triển như vậy? * Nguyên nhân của sự phát triển: - Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân lực dồi dào, đất nước lại không bị chiến tranh tàn phá. - Do Mĩ đã áp dụng nhanh chóng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. - Do tập trung sản xuất và tư bản cao. - Do quân sự hóa nền kinh tế buôn bán vũ khí.
* Hạn chế: - Vị trí của MĨ ngày càng giảm sút. - Tuy phát triển nhanh nhưng không ổn định. - Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng. - Sự cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản và Tây Âu. 2. Khoa học - kỹ thuật Những thành tựu về khoa học - kỹ thuật mà Mĩ đạt được sau chiến tranh là gì? - MĩLànơi khởi đầu củacuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đạivà đã đạt được nhiều thành tựu kì diệu. - Sáng tạo ra nhiều công cụ sản xuất mới: Máy tự động, máy điện tửtự động.
- Khám phá ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nhiệt hạch, nguyên tử,… - Tìm ra các vật liệu mới: Pôlime, vật liệu tổng hợp… - Đứng đầu về chinh phục vũ trụ: đưa ngườ lên mặt trăng => Đời sống vật chất và tinh thần của người dân Mĩ được nâng cao, bộ mặt đất nước đổi thay nhanh chóng. 3. Tình hình chính trị - xã hội * ĐỐI NỘI Sau chiến tranh tình hình nước Mĩ ra sao? -Chính sách đối nội chủ yếu của MĨ nhằm cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước
- Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền ở Mĩ: + Về hình thức hai Đảng này là đối lập nhau nhưng trên thực tế là thống nhất với nhau, cùng bảo vệ cho 10 tập đoàn tư bản lớn. - Xã hội Mĩ lục đục, rối ren: Sự phân cực giàu nghèo, mâu thuẫn nội bộ… + Các tệ nạn xã hội phát triển. + Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ. => Xã hội Mĩ không phải là một xã hội lí tưởng về sự công bằng và tốt đẹp để loài người vươn tới. * Chính sách đối ngoại Sau chiến tranh Mĩ theo đuổi chính sách đối ngoại là gì?
* Chính sách đối ngoại - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. - Mục tiêu: + Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt CNXH. + Đàn áp phong trào cách mạng thế giới. + Khống chế, chi phối các nước Đồng minh - Thực hiện: Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, gây chiến tranh xung đột ở nhiều nơi tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975), can thiệp lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới. - Mĩ còn bắt tay với các nước lớn XHCN: 2/1972 Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, 5/1972 thăm Liên Xô nhằm thực hiện hòa hoãn với 2 nước lớn để dễ bề chống lại phong trào cách mạng thế giới.
II. Nước Mĩ từ 1973 – 1991 * Kinh tế : - Từ 1973- 1982, kinh tế khủng hoảng suy thoái do tác động của khủng hoảng năng lượng 1973. - Từ 1983 kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại vẫn đứng đầu thế giới song không bằng trước về sức mạnh kinh tế - tài chính. * Chính trị: Thường xuyên bê bối * Đối ngoại: Có nhiều thay đổi. - Sau thất bại ở Việt Nam, vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu tăng cường chạy đua vũ trang, đối đầu với Liên Xô.
III. Nước Mĩ từ 1991 - 2000 * Kinh tế: - Trong suốt thập niên 90, Mĩ có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng hàng đầu thế giới. * Khoa học kỹ thuật: - Tiếp tục phát triển chiếm 1/3 phát minh của thế giới. * Đối ngoại: + Liên Xô tan vỡ, Mĩ vươn lên theo “một cực” chị phối và lãnh đạo thế giới song rất khó. + Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy chủ nghĩa khủng bố sẽ là yếu tố khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỷ XXI.
4. Sơ kết bài học: - Củng cố: Yêu cầu HS phát biểu về nội dung chính của bài học. - Dặn dò: HS ôn bài, trả lời câu hỏi cuối bài học (SGK).