350 likes | 626 Views
Nguyễn Xuân Trung. “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020”. Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu. Đánh giá chất lượng FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010 theo mục tiêu phát triển bền vững.
E N D
Nguyễn Xuân Trung “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020” Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2011
Mục tiêu nghiên cứu • Đánh giá chất lượng FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010 theo mục tiêu phát triển bền vững. • Đưa ra những quan điểm chiến lược về FDI; những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng FDI trong Chiến lược PT KT-XH 2011-2020
Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp phân tích tài liệu, bao gồm: Phân tích thống kê, tổng hợp và khái quát hóa; Phương pháp so sánh và đối chiếu lịch sử; Phương pháp qui nạp. • Phương pháp chuyên gia • Khảo sát thực tế đời sống người lao động tại một số doanh nghiệp FDI.
Nội dung trình bày • Khung phân tích chất lượng FDI tại Việt Nam • Thực trạng chất lượng FDI tại Việt Nam • Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam
Khái niệm FDI chất lượng “Chất lượng FDI” là “Sự phản ánh mức độ đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững ở nước nhận đầu tư trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định”. “FDI (có) chất lượng” là FDI có đóng góp “tích cực” cho sự “phát triển bền vững” của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước trong “hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể”.
Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI chất lượng • Chính sách của nước tiếp nhận đầu tư. • Khả năng đối ứng của doanh nghiệp trong nước • Cơ sở hạ tầng cứng và mềm • Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước. • Sức mua của thị trường trong nước. • Mục tiêu của các nhà đầu tư. • Năng lực thực sự của nhà đầu tư.
Nội dung đánh giá chất lượng FDI • Hiệu quả của đồng vốn FDI, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và cân đối trong phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. • Đóng góp cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô • Nâng cao năng lực công nghệ cho nước nhận đầu tư: xem xét khả năng chuyển giao công nghệ của khu vực FDI. • Sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển công nghiệp phụ trợ. • Một số ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và một số vấn đề xã hội • Tác động đến môi trường, tài nguyên
Căn cứ đánh giá • So sánh với các mục tiêu kế hoạch, chiến lược. Ngoài ra, cũng có thể căn cứ theo những đánh giá của các nhà khoa học, so sánh với tiềm năng của nền kinh tế và tiềm năng của đất nước. • Dựa trên những tác động đến sự cân đối phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, và nâng cao khả năng cạnh tranh của nước tiếp nhận đầu tư. • So sánh các chỉ số của những tiêu chí đặt ra với chỉ số tương đương của các nước có điều kiện tương đồng;so sánh với các mức trung bình của thế giới.
2.1. Tổng quan thu hút FDI 2001-2010 • FDI tại Việt Nam so với thế giới và khu vực • Những vấn đề về con số FDI • Con số ảo • Giới hạn hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam - Qui mô dự án nhỏ - Chưa đạt yêu cầu định hướng
VẤN ĐỀ PHÂN CẤP ĐẦU TƯ • Nghị định số 108/2006/NĐ-CP tháng 9/2006 của Chính phủ • Thực tế, phân cấp kém hiệu quả, do: - Phân cấp mạnh cho các tỉnh thành và cả KCN, KKT trong khi Việt Nam có khá nhiều tỉnh và khu kinh tế. - Phân cấp trong điều kiện nền tảng chưa đáp ứng yêu cầu. + Qui hoạch tổng thể chưa rõ ràng và chi tiết + Năng lực bộ máy quản lý ở cấp tỉnh còn hạn chế và sự thiếu tâm huyết. +Sự phối hợp giữa TW và địa phương chưa chặt chẽ. -Công tác kiểm tra, giám sát chưa đạt yêu cầu -Tính cục bộ địa phương, chạy đua thành tích
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn và phát triển kinh tế • Về đóng góp của FDI thực hiện trong tổng vốn thực hiện toàn xã hội: Hình 2.1. Cơ cấu đầu tư theo hình thức sở hữu (giá hiện hành) (%) Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả
Hiệu quả sử dụng vốn và phát triển kinh tế (tiếp) • Hiệu quả hoạt động khu vực FDI và tăng trưởng kinh tế: Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên mức trung bình 14,6% trong thời kỳ 2001-2005 và 19,3% GDP năm 2009. Thứ nhất, về hệ số ICOR: Giai đoạn 1999-2009, ICOR của khu vực NN, tư nhân và FDI lần lượt là: 7,76; 3,54; và 7,91. Giai đoạn 2006 – 2010, ICOR của khu vực NN, tư nhân và FDI lần lượt khoảng10,2; 5 và trên 9,7.
Hiệu quả sử dụng vốn và phát triển kinh tế (tiếp) Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp FDI:nổi lên một số vấn đề như sau: - Xu hướng áp đảo của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Xu hướng chuyển dịch tương đối sang các ngành thâm dụng lao động - Năng suất của các doanh nghiệp FDI: (đo bằng doanh thu) kém các DNNN và cũng thua mức NSLĐ chung. • FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế • FDI giúp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ • Tập trung theo vùng, khu kinh tế
2.3. FDI với ngân sách nhà nước • Các doanh nghiệp FDI đóng góp khá lớn vào ngân sách nhưng vẫn bị coi là chưa đóng góp tương xứng cho ngân sách nếu xét trong tương quan vốn giải ngân và nộp ngân sách.(Nguyên nhân chính do sự chuyển giá của các doanh nghiệp FDI nhằm trốn thuế). • Vấn đề chuyển giá
2.4. FDI và các cân đối vĩ mô • Về cán cân tài khoản vốn • Về cán cân thương mại của khu vực FDI • Tác động đến cán cân tổng thể và ổn định kinh tế vĩ mô
2.5. FDI với nâng cao năng lực công nghệ • Chuyển giao công nghệ rất hạn chế • TFP giai đoạn 2004-2009 của khu vực kinh tế NN, tư nhân và FDI lần lượt là: 8,6; 3,1 và -17,6. • BC năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2010: 67% DN FDI thuộc ngành sx có GTGT thấp (khoảng 5% DN sxCN hiện đại như CNTT và TT; khoảng 5% vào lĩnh vực DVKH-CN; 3,5% vào ngành bảo hiểm, tài chính có kỹ năng quản lý hiện đại, lao động trình độ cao. • Nếu xem các NĐT Mỹ, Nhật, EU là trung tâm công nghệ thì VN vẫn thu hút rất ít nhà đầu tư này,
Hình 2.5: Cơ cấu đầu tư đăng ký theo đối tác, tính đến 23/6/2011(những dự án còn hiệu lực)
2.6 Liên kết DN FDI với DN Việt Nam trong chuỗi giá trị • Liên kết giữa DN trong nước và DN FDI cũng như giữa DN FDI với công ty mẹ rất yếu kém; công nghiệp phụ trợ chưa phát triển • Nguyên nhân: Về phía nhà đầu tư nước ngoài -Do vẫn còn ít TNC lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. - Do lĩnh vực đầu tư và định hướng thị trường của các TNC Nguyên nhân từ phía DN trong nước - Năng lực yếu kém và sự thiếu chủ động của bản thân các DN nội đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe củacác DN FDI.
Nguyên nhân từ phía DN trong nước (tiếp) - Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt yêu cầu phát triển - Chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng không tốt Các nguyên nhân khác - Vấn đề thiếu thông tin từ cả hai phía - Sự cạnh tranh về nguồn lực của DN FDI với DN trong nước - Vấn đề quy hoạch cũng đóng góp vào sự yếu kém của các quan hệ này - Tác động của hội nhập, nhiều DN từ bỏ sản xuất và NK sản phẩm và phân phối ở thị trường Việt Nam
2.7. FDI với lao động và một số vấn đề xã hội i/ Tạo việc làm vẫn chưa tương xứng, trong khi khu vực này đóng góp tới 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và gần 20% GDP ii/ Tính ổn định việc làm kém Hình 2.8: Cơ cấu Lao động tại doanh nghiệp FDI theo số năm làm việc Nguồn: Viện Công nhân và Công đoàn – số liệu khảo sát năm 2009
iii/ Tiền lương thấp: có 42,5% lao động trong doanh nghiệp FDI phải làm thêm giờ kiếm sống ngoài thời gian làm việc khá vất vả chính thức Bảng 2.19: Thu nhập của công nhân theo địa phương qua khảo sát 2009 (Đv: %) Nguồn: Viện Công nhân và Công đoàn – số liệu khảo sát năm 2009
iv. Điều kiện làm việc hạn chế: Đình công gia tăng Bảng 2.22. Phân loại đình công theo loại hình doanh nghiệp 1995 -2010 Nguồn: Ban Chính sách – Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bảng 2.23: Phân loại đình công theo đối tác đầu tư nước ngoài năm 2010 Nguồn: Viện Công nhân và Công đoàn
v/ Tình trạng bất cân bằng giới Bảng 2.26: Tỷ trọng và thu nhập của lao động tại các DN VNR 500 Nguồn: Dữ liệu các BXH VNR500, Vietnam Report
2.8. Vấn đề bảo vệ môi trường • Ô nhiễm môi trường • Cạn kiệt tài nguyên • Công nghệ tiêu tốn năng lượng, xả thải ra môi trường • Nguyên nhân có những tác động xấu đến môi trường Một là, luật pháp, CS thực hiện chưa nghiêm, xử phạt nhẹ Hai là, chi phí xử lý thải tốn kém, trách nhiệm của DN chưa cao Ba là, các cơ quan chức năng nhà nước còn buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát.
2.9. Kết luận và những nguyên nhân cơ bản • Chất lượng FDI tại Việt Nam còn thấp • Nguyên nhân - Mô hình phát triển - Chính sách, luật pháp chưa đồng bộ: chiến lược thu hút và sử dụng FDI, qui hoạch, phân cấp, kiểm tra giám sát … - Năng lực kinh tế trong nước kém - Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, hạ tầng yếu kém, thủ tục hành chính phức tạp, phân biệt đối xử giữa các DN
3. Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam
3.1. Quan điểm đối với FDI Một là, khẳng định vai trò quan trọng của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của VN. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách đúng mức thực tế FDI bởi vì FDI có điểm tích cực nhưng cũng có điểm tiêu cực. Cần thay đổi tư duy đối với FDI, không phải cứ nhiều FDI là tốt, và tìm các biện pháp thu hút thật nhiều FDI bất chấp sự không phù hợp của nó. Hai là, phải sàng lọc, không thu hút FDI bằng mọi giá; cần phân chia ra các dự án ưu tiên, hạn chế và cấm. Và gắn chiến lược thu hút FDI với giám sát chặt chẽ quá trình thực thi. Ba là, phải đặt yếu tố công nghệ lên ưu tiên hàng đầu trong thu hút FDI giai đoạn tới. Bốn là, nâng cao chất lượng FDI phải gắn liền với điều chỉnh mô hình tăng trưởng (tái cấu trúc nền kinh tế).
Quan điểm… Năm là, FDI phải phù hợp với mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tức là cần phải có chiến lược cụ thể đối với FDI. Sáu là, phải tập trung thu hút nhiều TNC hàng đầu thế giới từ các nước Mỹ, EU, Nhật và phải có chính sách phù hợp để các TNC này thiết lập các trung tâm R&D tại Việt Nam. Bảy là, sẵn sàng chấp nhận xu hướng FDI vào Việt Nam giảm đi hoặc không tăng trong thời gian tới.
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng FDI • Các ban ngành và địa phương cần có đồng thuận và thực hiện quyết liệt tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo tinh thần của Trung ương và chỉ đạo Chính phủ. (2) Nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI (3) Thu hút nhiều TNC hàng đầu thế giới đầu tư và thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài (4) Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách
Giải pháp… (5) Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với FDI • Về mặt tổ chức quản lý: Chính sách thu hút FDI cần phải định rõ những tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chí về công nghệ và môi trường… làm cơ sở cho các quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư. • Về giám sát, điều hành: tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý và cấp phép dự án FDI ở các địa phương, và tình hình thực hiện nghĩa vụ cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các FIE. (6) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (7) Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng