460 likes | 1.3k Views
MÔN HỌC : TỔ CHỨC SẢN XUẤT. Chương 1: Khái niệm về tổ chức sản xuất. Chương 2: Tổ chức quá trìnhsản xuất. Chương 3: Bố trí sản xuất. Chương 4: Định mức lao động tổ chức tiền lương. Chương 5: Tổ chức lao động trong sản xuất. Chương 6: Lập kế hoạch sản xuất. Số tiết : 15 – Số tín chỉ: 1.
E N D
MÔN HỌC : TỔ CHỨC SẢN XUẤT Chương 1: Khái niệm về tổ chức sản xuất Chương 2: Tổ chức quá trìnhsản xuất Chương 3: Bố trí sản xuất Chương 4: Định mức lao động tổ chức tiền lương Chương 5: Tổ chức lao động trong sản xuất Chương 6: Lập kế hoạch sản xuất Số tiết : 15 – Số tín chỉ: 1 Tài liệu tham khảo : -Giáo trình Tổ chức sản xuất- Nguyễn Thượng Chính -Sách Tổ chức sản xuất cơ khí –Trần Văn Địch
CHƯƠNG 1 : KHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC SX I.Khái niệm tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất là khoa học nghiên cứu tổ hợp các điều kiện và yếu tố tác động trong quá trình sản xuất trên cơ sở ứng dụng các kiến thức thực tế để hoàn thành kế hoạch theo đúng chỉ tiêu nhằm không ngừng nâng cao mức sống về kinh tế, xã hội, vật chất, văn hóa, tinh thần. 1. Đối tượng nghiên cứu khoa học của tổ chức sản xuất bao gồm: + Hình thức và phương pháp tổ chức của các nhà máy trên cơ sở sử dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật với sự tối ưu của nguồn vốn. + Các phương pháp nâng cao năng suất lao động và tiền lương.
CHƯƠNG 1 : KHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC + Các phương pháp giảm giá thành và nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận trên cơ sở sử dụng các bài toán về kinh tế.. 2. Hệ thống sản xuất: Đầu vào :+ Nguồn nhân lực+ Nhà máy thiết bị+ Khoa học kỹ thuật+ Thông tin Đầu ra :+ Sản phẩm+ Dịch vụ Quá trình chuyển hóa 3. Vị trí của chức năng sản xuất: - Tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho xã hội. - Quản trị doanh nghiệp gồm có 3 chức năng: + Chức năng Sản xuất =>Quyết định sự tồn tại,pt DN + Chức năng Marketing. + Chức năng Tài chính.
CHƯƠNG 1 : KHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC - Trên phạm vi nền kinh tế, chức năng sản xuất của các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ phong phú để nâng cao mức sống vật chất toàn xã hội - Trên phạm vi thế giới, khả năng sản xuất xét trên cả phương diện sức sản xuất và hiệu quả của nó sẽ là chìa khóa thành công của mỗi nước. II.Mối quan hệ giữa các chức năng và chức năng sản xuất: Tài chính Sản xuất Marketing
CHƯƠNG 1 : KHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC 1. Các chức năng này phụ thuộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong ba, doanh nghiệp không thể thành công. 2. Trên thực tế, việc tách rời các chức năng chỉ để nghiên cứu song nó cần thiết như nhau và phụ thuộc lẫn nhau. 3. Vị trí môn học: + Môn học tổ chức sản xuất chiếm vị trí trung gian giữa các môn học kinh tế và kỹ thuật. + Nội dung môn học được xây dựng trên kiến thức về kinh tế, kỹ thuật cùng với kinh nghiệm thực tế. +Các môn học kinh tế là cơ sở lý thuyết, xác định phương pháp giải quyết các vấn đề đặt ra đối với một nhà máy cơ khí trong các điều kiện cụ thể
+ Các môn học kỹ thuật nghiên cứu về nguyên liệu, vật liệu, chi tiết và thiết bị. III. Vai trò của người quản lý trong tổ chức sxuất: 1. Các kỹ năng cần thiết ở người quản lý sản xuất: - Khả năng kỹ thuật: Khi một quản lý ra quyết định về nhiệm vụ sản xuất để người khác thực hiện, họ cần phải hiểu biết hai khía cạnh chủ yếu: + Một : Hiểu biết cơ bản về qui trình công nghệ. + Hai :Hiểu biết đầy đủ về công việc phải quản trị. - Khả năng làm việc với con người. 2. Các họat động của người quản trị sản xuất: a- Vai trò của người quản trị sản xuất: Chức năng q.trị tác động trực tiếp lên 3 vấn đề cơ bản tối thiểu cần thiết cho sự thành công của cty.
- Cung cấp sản phẩm phù hợp với năng lực của công ty và nhu cầu của thị trường. + Cung cấp sản phẩm với mức chất lượng phù hợp với mong muốn của khách hàng. + Cung cấp sản phẩm với chi phí cho phép có được lợi nhuận và giá cả hợp lý. b- Các hoạt động của người quản trị: Người quản trị trong chức năng sản xuất thực hiện các hoạt động chủ yếu và ra các quyết định cơ bản sau: * Trong chức năng hoạch định: + Quyết định về tập hợp sản phẩm hoặc dịch vụ. + Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất.
CHƯƠNG 1 : KHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC + Lập kế hoạch bố trí nhà xưởng, máy móc thiết bị. + Thiết lập các dự án cải tiến và các dự án khác. + Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng. + Tổ chức thay đổi các quá trình sản xuất. + Lập kế hoạch trang bị máy móc thiết bị. * Trong chức năng tổ chức: + Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống sản xuất: tập trung hay phân tán, tổ chức theo sản phẩm, theo chức năng hỗn hợp. + Thiết kế nơi làm việc.
CHƯƠNG 1 : KHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC + Phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động. + Sắp xếp mạng lưới người cung ứng và nhận thầu. + Thiết lập các chính sách để bảo đảm sự hoạt động bình thường của máy móc thiết bị. * Trong chức năng kiểm soát: + Thực hiện sự kích thích nhiệt tình trong việc thực hiện các mục tiêu. + So sánh chi phí với ngân sách. + So sánh việc thực hiện định mức lao động.
CHƯƠNG 1 : KHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC + Kiểm tra chất lượng. + So sánh quá trình sản xuất với tiến độ. + So sánh tồn kho với mức hợp lý. * Trong chức năng lãnh đạo: + Thiết lập các điều khỏan hợp đồng thống nhất. + Thiết lập các hợp đồng lao động. + Thiết lập các chỉ dẫn & phân công công việc. + Chỉ ra các công việc cần làm gấp. * Trong chức năng động viên:
CHƯƠNG 1 : KHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC + Thực hiện những đòi hỏi qua các quan hệ lãnh đạo như mục tiêu, mong muốn. + Khuyến khích thông qua khen ngợi, công nhận và khen tinh thần khác. + Khuyến khích qua hệ thống vật chất. + Động viên qua các công việc phong phú, các công việc thay đổi. * Trong chức năng phối hợp: + Thực hiện phối hợp qua các kế hoạch thống nhất. + Phối hợp qua các cơ sở dữ liệu được tiêu chuẩn hóa.
+ Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết. + Báo cáo, cung cấp tài liệu và truyền thông. + Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế... + Chịu trách nhiệm với khách hàng về trạng thái đơn hàng. + Chức năng giáo dục và phát triển nhân sự. + Chỉ ra cách thức làm việc tốt hơn. + Khuyến khích c.nhân tìm ra cách làm việc tốt hơn. + Phân công công việc có lợi hơn cho sự ptriển của công nhân. + Giúp đỡ, đào tạo công nhân..
CHƯƠNG 1 : KHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày khái niệm tổ chức sản xuất + Đối tượng nghiên cứu khoa học của tổ chức sản xuất + Hệ thống sản xuất + Vị trí của chức năng sản xuất 2. Trình bày mối quan hệ giữa các chức năng và chức năng sản xuất 3. Trình bày vai trò của người quản lý trong tổ chức sản xuất