330 likes | 675 Views
KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN. Giảng viên: Nguyễn Văn Vũ An 0917.917.003 nguyenvanvuan@gmail.com. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN. 1. Khái niệm kinh tế học phát triển
E N D
KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN Giảng viên: Nguyễn Văn Vũ An 0917.917.003 nguyenvanvuan@gmail.com
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN 1. Khái niệm kinh tế học phát triển Vừa đề cập đến việc phân phối có hiệu quả các nguồn lực sản xuất khan hiếm và duy trì tăng trưởng bền vững như kinh tế học truyền thống; đồng thời còn đề cập đến các cơ chế tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị trong cả khu vực tư nhân và nhà nước, để cải thiện quy mô đời sống thấp kém ở các nước đang phát triển.
2. Tăng trưởng kinh tế là gì? Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
3. Phát triển kinh tế là gì? • Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Tăng trưởng và phát triển • Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Tăng trưởng và phát triển • Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ).
Đo lường tăng trưởng kinh tế • Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế.
Thế nào là tăng trưởng bền vững • Tăng trưởng kinh tế bền vững là khái niệm hiện đại để xác định mục tiêu và các nhân tố tốt cho một nền kinh tế nhờ tăng trưởng bền vững. Theo đó, tăng trưởng không chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà phải gắn với phát triển bền vững, chú trọng tới cả ba nhân tố : kinh tế, xã hội và môi trường. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, tăng thu nhập cần phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa đói nghèo.
Các nhân tố khiến tăng trưởng bền vững • Bảo vệ môi trường • Dựa vào sức mạnh nội tại • Bình đẳng trong thu nhập • Xác lập một thị trường lao động thống nhất • Xây dựng một hệ thống an sinh xã hội lành mạnh
Phát triển bền vững • “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng với nhu cầu của hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng của các thế hệ sau với những vấn đề của thế hệ này. Hội nghị Rio de Janeiro, 1992
Quan niệm hiện đại về sự phát triển Phát triển kinh tế được xem như một quá trình mà: - Thu nhập bình quân đầu người thực tế của một nước tăng trong một thời gian dài; - Với tiêu chí là số người sống dưới "mức nghèo tuyệt đối" (absolute poverty) không tăng lên; - Và phân phối thu nhập ít bất bình đẳng hơn.
Mục tiêu phát triển kinh tế • Không chỉ tăng trưởng GDP, PCI mà còn phát triển bền vững, giảm nghèo, phát triển con người,… • Nghèo-Giàu: Không chỉ PCI mà còn mức sống vật chất, tinh thần, chất lượng hàng hoá dịch vụ, tuổi thọ, sức khoẻ, chăm sóc y tế, giáo dục, an toàn an sinh XH, cơ hội nghề nghiệp, hệ thống luật pháp, khả năng điều hành của Chính phủ, môi trường và cơ hội kinh doanh, mức độ phát triển của thị trường.
MỤC TIÊU PT THIÊN NIÊN KỶ • (189 quốc gia, 8 mục tiêu, 18 chỉ tiêu, 48 chỉ số - 9/2000, các nhà lãnh đạo trên thế giới họp tại trụ sở LHQ ở New York nhân Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ. ) • Xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu ăn • Đạt phổ cập giáo dục tiểu học • Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ • Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
MỤC TIÊU PT THIÊN NIÊN KỶ • Tăng cường sức khoẻ bà mẹ • Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác • Bảo đảm bền vững về môi trường • Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển
CHƯƠNG II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Phân loại các nước trên thế giới • Hệ thống phân loại của Liên hợp quốc • Kém phát triển nhất • Các nước đang phát triển • Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
1. Phân loại các nước trên thế giới • Tiêu chí của Ngân hàng Thế giới • Thu nhập thấp • Thu nhập trung bình • Thu nhập trên trung bình • Thu nhập cao
1. Phân loại các nước trên thế giới • Tiêu chí phân loại của UNDP • Các nước Phát triển Con người cao (HDI lớn hơn hoặc bằng 80) • Các nước phát triển con người trung bình ( chỉ số HDI lớn hơn hoặc bằng 51 và nhỏ hơn hoặc bằng 79) • Các nước Phát triển con người thấp (chỉ số HDI nhỏ hơn hoặc bằng 50)
1. Phân loại các nước trên thế giới • Tiêu chí OECD • Low Income Countries (LIC) (Các nước thu nhập thấp) • Middle Income Countries (Các nước có thu nhập trung bình) • Newly Income Countries (Các nước công nghiệp mới) • OPEC (các nước thuộc OPEC)
2. Các điểm khác biệt cơ bản giữa các nước đang phát triển • Quy mô đất nước • Nền tảng/ bối cảnh lịch sử • Nguồn lực con người và tự nhiên • Thành phần tôn giáo và dân tộc
2. Các điểm khác biệt cơ bản giữa các nước đang phát triển • Tầm quan trọng tương đối của Các khu vực Tư nhân và Công cộng • Cơ cấu công nghiệp • Sự phụ thuộc bên ngoài • Cơ cấu chính trị, các nhóm lợi ích và quyền lực
3. Các điểm giống nhau giữa các nước đang phát triển • Mức sống thấp • Sản lượng thấp • Tỷ lệ tăng dân số cao và gánh nặng phụ thuộc • Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao và ngày càng tăng
3. Các điểm giống nhau giữa các nước đang phát triển • Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao và ngày càng tăng • Sự phổ biến của các thị trường không hoàn hảo và thông tin không đầy đủ • Sự thống trị, phụ thuộc và yếu thế trong các quan hệ quốc tế
CHƯƠNG III. CÁC LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ • Lý thuyết của W. Rostow: W. Rostow cho rằng sự phát triển của mỗi nước nhất thiết phải trải qua 5 giai đoạn đi từ thấp đến cao: • XH truyền thống • Chuẩn bị cất cánh • Cất cánh • Chuyển tới sự chín mùi về kinh tế • Trưởng thành – xã hội tiêu dùng cao, hàng loạt
Lý thuyết của Harrod Domar • Trong đó Y là thu nhập quốc dân, s là tỷ lệ tiết kiệm quốc gia và k tỷ lệ vốn/sản lượng. Vì thế vế bên trái của biểu thức này là tỷ lệ gia tăng của thu nhập quốc dân.
CHƯƠNG IV. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ NGHÈO ĐÓI • Khái niệm nghèo đói: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993)
Nguyên nhân chính của nghèo đói • Chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng); • Cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được); • Thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ. • -----
CHƯƠNG V. VỐN VÀ PHÁT TRIỂN KT • Harrod – Dornar • Tư bản là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị,...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp.
CHƯƠNG VI. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ • Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế.
CHƯƠNG VII. TÀI NGUYÊN VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ • Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. • Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn.
CHƯƠNG VIII. MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ • Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
CHƯƠNG IX. NGOẠI THƯƠNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ • Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó mà nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Khi cán cân thanh toán có mức xuất siêu sẽ làm cho mức chi tiêu giảm, từ đó mà tác động đến GDP.
CHƯƠNG X. PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM • Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô • Chiến lược thay thế hàng hóa nhập khẩu • Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế