550 likes | 1.24k Views
LUAÄT THI ÑAÁU TAEKWONDO. TAEKWONDO COMPETITION RULES. PHẦN I : LUẬT THI ĐẤU. ĐIỀU 1: MỤC ĐÍCH.
E N D
LUAÄT THI ÑAÁU TAEKWONDO TAEKWONDO COMPETITION RULES
ĐIỀU 1: MỤC ĐÍCH • Mục đích của luật thi đấu là nhằm giải quyết một cách công bằng và hoàn hảo những vấn đề liên quan đến các cuộc thi đấu ở các trình độ do WTF, Hiệp hội khu vực và các Liên đoàn Quốc gia thành viên tổ chức, thực hiện nhằm đảm bảo áp dụng luật lệ theo đúng tiêu chuẩn.
ĐIỀU 2: Áp dụng • Sẽ được Luật thi đấu này áp dụng cho tất cả các giải thi đấu do WTF, các Hiệp hội khu vực và các Liên Đoàn Quốc gia tổ chức, thực hiện. Bất kì Liên đoàn Quốc gia nào muốn bổ sung và sửa đổi phần nào của luật này trước tiên phải được sự chấp thuận của WTF.
Điều 3: Khu vực thi đấu • Khu vực thi đấu có kích thước 10x10m, sàn thi đấu hoàn toàn bằng phẳng, không có bất kì vật cản nào. • Khu vực thi đấu phải được phủ bằng mặt thảm đàn hồi. Tuy nhiên nếu cần thiết, khu vực thi đấu có thể đặt cao từ 50 – 60cm so với mặt sàn và phần ngoài đường biên không được nghiêng quá 300 để đảm bảo an toàn cho các đấu thủ.
3.1 Ranh giới trong khu vực thi đấu: Sự phân chia ranh giới trong khu vực thi đấu: khu vực 10x10m được gọi là khu vực thi đấu (sàn đấu). Mép ngoài của sàn đấu gọi là đường ranh giới. Đằng trước đường ranh giới, sát cạnh bàn trọng tài và bàn bác sĩ là đường ranh giới 1. Từ đường ranh giới 1 theo chiều kim đồng hồ là đường ranh giới 2, 3 và 4.
3.2 Quy định vị trí: • Vị trí của trọng tài: Vị trí của trọng tài được tính từ điểm cách tâm sàn đấu tới đường ranh giới thứ 3 là 150cm và được chỉ định là khu vực trọng tài. • Vị trí giám định: Vị trí của giám định 1 được đặt tại điểm cách góc của đường biên 1 và 2 là 50cm. Vị trí của giám định 2 được đặt tại điểm cách góc của đường biên 2 và 3 là 50cm. Vị trí của giám định 3 được đặt tại điểm cách góc của đường biên 3 và 4 là 50cm. Vị trí của giám định 4 được đặt tại điểm cách góc của đường biên 4 và 1 là 50cm.
Vị trí thư kí: Vị t rí của ban thư kí được đặt tại điểm cách đường biên 1 và về phía sau là 2m, đối diện với khu vực thi đấu và cách 2m tính từ góc của đường biên 1 và đường biên 2. • Vị trí của bác sĩ: vị trí của bác sĩ cách đường ranh giới khoảng hơn 3m về phía bên phải. • Vị trí các đấu thủ: vị trí các đấu thủ đặt cách tâm sàn 1m về phía bên phải và bên trái, cách đường biên 1 là 5m. Hai đấu thủ đứng ở 2 vị trí đối diện nhau (VĐV áo giáp đỏ hướng về phía đường biên 2, VĐV áo giáp xanh hướng về phía đường biên 4)
Vị trí của Huấn luyện viên: Vị trí của Huấn Luyện Viên được đặt tại điểm chính giữa và cách đường biên của đấu thủ mỗi bên là 1m. • Vị trí của bàn kiểm tra: vị trí của bàn kiểm tra được đặt gần lối vào sân thi đấu để kiểm tra trang, thiết bị bảo vệ của các đấu thủ.
Điều 4: Đấu thủ 4.1 Các tiêu chuẩn của đấu thủ: • Mang quốc tịch của Quốc gia tham dự. • Được đăng kí bởi Liên đoàn Taekwondo quốc gia. • Có giấy chứng nhận đẳng cấp do Kukkiwon/WTF cấp. Nếu tham dự các giải vô địch Taekwondo trẻ Thế giới thì phải có giấy chứng nhận Kukkiwon Poom/Dan lứa tuổi từ 14 đến 17 tùy thuộc vào năm giải vô địch tổ chức.
4.2 Võ phục và trang thiết bị bảo vệ của các đấu thủ: • Đấu thủ phải mang áo giáp, mũ bảo vệ, dụng cụ bảo vệ hạ bộ, dụng cụ bảo vệ ống tay, ống chân, bao tay và dụng cụ bảo vệ răng trước khi vào khu vực thi đấu. • Dụng cụ bảo vệ hạ bộ, bảo vệ ống tay ống chân phải mang bên trong võ phục Taekwondo. Các trang thiết bị bảo vệ mà các VĐV dùng phải đủ tiêu chuẩn WTF (bao gồm cả bao tay và dụng cụ bảo vệ răng). Ngoài ra VĐV không được phép đội hoặc mang bất cứ thứ gì ngoài mũ bảo hiểm trên đầu.
Kiểm tra y tế: Tại các cuộc thi đấu Taekwondo được Liên đoàn Taekwondo thế giới công nhận, cấm bất kì hình thức sử dụng chất kích thích hay chất gây nghiện nào có trong điều luật cấm sử dụng Doping của WTF. Tuy nhiên luật cấm sử dụng Doping của ủy ban Olympic Quốc tế sẽ được áp dụng trong thi đấu Taekwondo tại thế vận hội Olympic và trong các giải đấu lớn. • WTF có thể thực hiên bất cứ Test thực nghiệm nào khi cần thiết để xác minh xem đấu thủ đó có vi phạm điều luật này hay không. Bất cứ đấu thủ thắng cuộc nào từ chối kiểm tra Test và chứng tỏ là đã vi phạm điều luật này thì sẽ bị hủy bỏ kết quả chung cuộc và kết qủa đó sẽ được chuyển cho VĐV kế tiếp. • Ban tổ chức sẽ sắp xếp và tiến hành kiểm tra • Chi tiết về luật chống Doping của WTF sẽ được thông qua như một phần của điều luật.
Điều 5: Các hạng cân 5.1 Hạng cân được chia ra thành các hạn cân dành cho nam và các hạng cân dành cho nữ. 5.2 Các hạng cân cơ bản được phân chia như sau: Stt Hạng cân Nam Nữ 1 Siêu nhẹ <54kg <47kg 2 Ruồi 54 - <58kg 47 - <51kg • Gà 58 - <62kg 51 - <55kg • Lông 62 - <67kg 55 - <59kg • Nhẹ 67 - <72kg 59 - <63kg • Bán trung 72 - <78kg 63 - <67kg • Trung 78 - <84kg 67 - <72kg • Nặng >84g >72kg
5.3 Các hạng cân thi đấu tại thế vận hội Olympic được chia như sau: Stt Hạng cân nam Hạng cân nữ • Không quá 58kg Không quá 49kg • Trên 58kg và dưới 68kg Trên 49kg và dưới 57kg • Trên 68 kg và dưới 80kg Trên 57kg và dưới 67kg • Trên 80g Trên 67kg
5.4 Các hạng cân thi đấu tại giải Vô địch Trẻ Thế giới được chia như sau: Stt Hạng cân Nam Nữ • Siêu nhẹ < 45kg <42kg • Ruồi 45 – 48kg 42 – 44kg • Gà 48 – 51kg 44 – 46kg • Lông 51 – 55kg 46 – 49kg • Nhẹ 55 – 59kg 49 – 52kg • Vừa 59 – 63kg 52 – 55kg • Bán trung 63 – 68kg 55 – 59kg • Trung 68 – 73g 59 – 63kg • Bán nặng 73 – 78kg 63 – 68kg • Nặng >78kg >68kg
Điều 6: Phân loại và hình thức thi đấu 6.1 Các cuộc thi được chia ra như sau: • Thi đấu cá nhân thường được tiến hành giữa các đấu thủ ở cùng một hạng cân. Khi cần thiết có thể kết hợp các hạng cân thành một hạng cân, nhưng không một đấu thủ nào được phép tham dự quá một hạng cân trong một giải đấu. • Thi đấu đồng đội: hình thức thi đấu:
-Năm(05) VĐV tương ứng với 5 hạng cân sau: Stt Hạng cân nam Hạng cân nữ • Không quá 54kg Không quá 47kg • Trên 54kg và dưới 63kg Trên 47kg và dưới 54kg • Trên 63kg và dưới 72kg Trên 54kg và dưới 61kg • Trên 72kg và dưới 82kg Trên 61kg và dưới 68kg • Trên 82kg Trên 68kg
- Tám (08) VĐV thi đấu theo phân loại các hạng cân cơ bản. - Bốn (04) VĐV thi đấu theo phân loại 4 hạng cân (tổng hợp 8 hạng cân thành 4 hạng cân bằng cách kết hợp 2 hạng cân thành 1).
6.2 Các thể thức thi đấu được chia như sau: - Thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua. - Thể thức thi đấu vòng tròn. 6.3 Các cuộc thi đấu Taekwondo tại thế vận hội olympic sẽ được tiến hành bằng phương thức thi đấu cá nhân giữa các VĐV. 6.4 Tất cả các cuộc thi đấu quốc tế muốn được WTF thừa nhận phải có ít nhất 4 nước tham gia và mỗi hạng cân phải có từ 4 VĐV trở lên. Bất cứ một hạng cân nào dưới 4 VĐV tham gia đều không được công nhận thành tích chính thức.
Điều 7: Thời gian thi đấu Thời gian thi đấu là 3 hiệp, mỗi hiệp 2 phút, thời gian nghỉ giữa hiệp là 1 phút. Nếu sau khi đấu xong 3 hiệp mà tỉ số vẫn hòa thì các VĐV sẽ nghỉ 1 phút, sau đó đấu hiệp thứ 4 là hiệp phụ trong thời gian 2 phút và sẽ áp dụng luật cái chết bất ngờ.
Điều 8: Bắt thăm 8.1 Việc bắt thăm sẽ được thực hiện 1 ngày trước trận đấu đầu tiên với sự có mặt của các quan chức WTF và đại diện của các Quốc gia tham dự. Việc bắt thăm được tiến hành từ hạng cân siêu nhẹ (FIN) trở lên theo thứ tự chữ cái tiếng Anh tên chính thức của các Quốc gia tham dự. 8.2 Các quan chức sẽ đại diện bắt thăm cho các Quốc gia tham dự không có mặt trong buổi bắt thăm . 8.3 Trật tự buổi bắt thăm có thể thay đổi tùy thuộc vào quyết định của cuộc họp các lãnh đội.
Điều 9: Cân đo 9.1 Cân chính thức các VĐV trong ngày thi đấu phải được hoàn tất trước khi tiến hành thi đấu 1 ngày. 9.2 Trong khi cân, các VĐV nam chỉ được mặc quần lót, các VĐV nữ mặc quần lót và áo nịt ngực. Tuy nhiên VĐV có thể cởi trần khi tiến hành cân nếu VĐV đó yêu cầu. 9.3 Việc cân đo chỉ được tiến hành duy nhất 1 lần, tuy nhiên có thể cân thên một làn nữa cho các VĐV không đủ tiêu chuẩn trong lần cân đầu tiên, nhưng phải theo đúng giới hạn thời gian của việc cân đo. 9.4 Để tránh bị loại trong lần cân chính thức, sẽ có thêm một cái cân nữa giống như cân chính thức đặt tại nơi ở của các VĐV hoặc ở sàn đấu để VĐV có thể cân thử trước khi cân chính thức.
Điều 10: Thủ tục thi đấu 10.1 Gọi tên vận động viên: Tên các VĐV sẽ được thông báo 3 lần trước khi bắt đầu trận đấu 3 phút. VĐV nào không có mặt tại khu vực thi đấu trong vòng 1 phút sau hki trận đấu bắt đầu sẽ bị tuyên bố bỏ cuộc. 10.2 Kiểm tra thân thể và trang phục: Sau khi được gọi tên các VĐV sẽ được kiểm tra về thân thể và trang phục tại bàn kiểm tra do các kiểm tra viên của WTF cử xuống. VĐV không được tỏ dấu hiệu phản đối và cũng không được phép đeo, mang bất cứ vật gì có thể gây chấn thương hoặc nguy hiểm cho VĐV khác. 10.3 Vào khu vực thi đấu: Sau khi kiểm tra VĐV sẽ vào khu vực chờ cùng với một huấn luyện viên.
10.4 Bắt đầu và kết thúc trận đấu: Mỗi hiệp đấu được khởi đầu bằng khẩu lệnh “Shi-jak” (bắt đầu) của trọng tài và kết thúc bằng khẩu lệnh “keu-man” (dừng lại). Thậm chí nếu trọng tài chưa hô khẩu lệnh “Keu-man” thì trận đấu vẫn được coi như kết thúc khi quá thời gian quy định. 10.5 Thủ tục trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc trận đấu: • Các VĐV đứng quay mặt vào nhau và chào theo lệnh của trọng tài: “Cha-ryeot” (nghiêm) và “Kyeong-rye” (chào). Đứng chào phải đứng nghiêm, tư thế tự nhiên của “Cha-ryeot”, khi cúi chào phải gập hông đưa thân người về trước một góc lớn hơn 300 đầu nghiêng về phía trước một góc lớn hơn 450 và tay nắm để dọc theo hai bên chân.
Trọng tài cho trận đấu bắt đầu bằng cách ra lệnh: “Joon-bi” (chuẩn bị) và “Shi-jak” (bắt đầu). • Sau khi kết thúc hiệp cuối cùng, các VĐV sẽ đứng tại vị trí của mình, quay mặt vào nhâu đứng chào theo khẩu lệnh của trọng tài: “Cha-ryoet”, “Kyeong-rye”, sau đó đứng chờ cho trọng tài công bố kết quả. • Trọng tài công bố người thắng cuộc bằng cách đưa tay của mình lên cao về phía người thắng. • Cho các đấu thủ giải tán.
10.6 thủ tục thi đấu đồng đội: • Cả hai đội đứng theo hàng, đối diện nhau và đúng theo thứ tự hướng về phía đường biên 1 tính từ vị trí của các VĐV. • Trọn tài sẽ hướng dẫn hai đội làm thủ tục trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc trận đấu như ở mục 5 của điều luật này. • Cả hai đội rời khu đấu và chờ trận thi đấu của mình tại khu vực đã được chỉ định. • Hai đội xếp hàng dọc tại khu vực đấu ngay sau khi kết thúc trận đấu cuối cùng, mặt hướng vào nhau. • Trọng tài công bố đội thắng bằng cách đua tay của mình lên cao về phía đội thắng.
Điều 11: Các kỹ thuật và vùng được phép đánh: 11.1 Các kỹ thuật được phép sử dụng: • Kỹ thuật đấm: kỹ thuật phát đòn bằng cách sử dụng mặt trước của ngón trỏ và nhón giữa của nắm đấm chăt. • Kỹ thuật chân: Được dùng các phần của chân từ mắt cá trở xuống. 11.2 Các vùng được phép: • Phần thân: được phép tán công bằng các kỹ thuật tay và chân vào phần thân đã được bảo vệ. Tuy nhiên, các đòn này không được tấn công vào phần lưng không co áo giáp bảo vệ. • Phần mặt: là vùng phía trước của mặt được giới hạn bởi hai tai và chỉ được dùng đòn chân tấn công.
Điều 12: Các điểm được ghi nhận: 12.1 Vùng được điểm đúng luật: • Phần giữa thân người: là phần có áo giáp bảo vệ. • Phần mặt: toàn bộ khuôn mạt bao gồm cả tai (ngoại trừ phần gáy phía sau đầu). 12.2 Đấu thủ sẽ được tính điểm khi thực hiện một kỹ thuật hợp lệ chính xác và mạnh vào các khu vực được phép trên cơ thể đối phương. 12.3 Điểm số hợp lệ được phân chia như sau: • VĐV đạt được 1 điểm khi tấn công hiệu quả vào vùng áo giáp bảo vệ thân người. • VĐV đạt 2 điểm khi tấn công hiệu quả vào mặt dối phương. • Nếu VĐV thực hiện đòn đánh làm đối phương bị “knocked down” hoặc bị trọng tài đếm thì cũng được thưởng thêm 1 (một) điểm nữa.
12.4 Tỷ số chung cuộc của trận đấu là tổng điểm của cả 3 hiệp đấu. 12.5 điểm không được công nhận: khi một VĐV tấn công ghi điểm bằng cách sử dụng các đòn đánh không đúng luật hoặc bị cấm thì điểm số sẽ bị hủy bỏ.
Điều 13: Tính điểm và công bố 13.1 Điểm đạt được phải được ghi ngay và công bố. 13.2 Trong trường hợp sử dụng áo giáp không có thiết bị điện tử thì điểm đạt được ngya lập tức sẽ được các giám định ghi nhận bằng các thiết bị chấm điểm điện tử hoặc các biên bản ghi điểm của các giám định viên. 13.3 Trường hợp sử dụng áo giáp điện tử: • Các điểm được tính ở vùng giữa thân sẽ được ghi tự động bằng bộ phận truyền dẫn điện tử trong áo giáp. • Các điểm được tính ở vùng mặt sẽ được tính do các trọng tài giám định bằng thiết bị điện tử hoặc các biên bản ghi điểm. 13.4 Trong tất cả các trường hợp tính điểm bằng cách dùng các thiết bị điện tử hoặc các biên bản tính điểm của trọng tài giám định thì các điểm được công nhận sẽ là các điểm được cho bởi ít nhất từ 3 trọng tài trở lên.
Điều 14: Các lỗi vi phạm và xử phạt 14.1 Việc xử phạt bất cứ lỗi vi phạm nào đều sẽ do trọng tài tuyên bố. 14.2 Việc xử phạt được chia thành “Kyong-go” (phạt cảnh cáo) và “Gam-jeom” (phạt trừ điểm). 14.3 Hai lần “Kyong-go” được xem như bị trừ 1 điểm. Tuy nhiên lần “Kyong-go” lẻ cuối cùng sẽ không bị trù điểm trong bảng tổng điểm. 14.4 Một lần “Gam-jeom” bị trừ 1 điểm (-1)
14.5 Các lỗi vi phạm: • Các lỗi vi phạm dưới đây sẽ bị xử phạt “Kyong-go” - Vượt ra khỏi đường biên. - Tránh thi đấu bằng cách xoay lưng lại đối phương. - Bị ngã xuống sàn. - Lẩn tránh thi đấu (thi đấu không tích cực). - Ôm, kéo hoặc đẩy đối phương. - Tấn công vào vùng dưới thắt lưng. - Giả vờ chấn thương. - Tấn công bằng đầu gối. - Đánh vào mặt đối phương bằng tay hoặc nắm đấm. - VĐV hoặc huấn luyện viên thốt ra những lời nói thiếu lịch sự hoặc có bất kì một hành động thiếu văn hóa nào.
Các lỗi vi phạm sau đây sẽ bị xử phạt “Gam-jeom” - Tấn công đối phương sau khi có khẩu lệnh “Kal-yeo”. - Tấn công khi đối phương bị ngã. - Quăng quật đối thủ bằng cách ôm chân đối thủ khi đối thủ đang tấn công hoặc đẩy đối thủ bằng tay. - Cố ý tấn công vào mặt đối phương bằng tay. - VĐV hoặc huấn luyện viên làm gián đoạn tiến trình thi đấu. - VĐV hoặc huấn luyện viên có hành động thô bạo hoặc bày tỏ thái độ gay gắt.
Điều 15: Cái chết bất ngờ và quyết định ưu thế Trong trường hợp trận đấu có tỉ số hòa sau khi kết thúc hiệp 4, người thắng cuộc sẽ được xác định bằng quyết định ưu thế từ phía tất cả các quan chức trọng tài. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra dựa trên thế chủ động của VĐV được thể hiện trong hiệp 4.
Điều 16: Các quyết định 16.1 Thắng bằng nốc ao. 16.2 Thắng bằng quyết định dừng trận đấu của trọng tài. 16.3 Thắng bằng điểm ưu thế. • Thắng bằng điểm chung cuộc. • Thắng bằng chênh lệch điểm: khi có chênh lệch là 7 điểm thì trận đấu sẽ dừng lại và người thắng cuộc sẽ được tuyên bố. • Thắng bằng điểm trần: khi một VĐV ghi được 12 điểm thì trận đấu sẽ dừng lại và người đó sẽ được tuyên bố thắng cuộc. 16.4 Thắng do đối phương bỏ cuộc. 16.5 Thắng do đối phương bị loại khỏi cuộc đấu. 16.6 Thắng bằng tuyên bố phạt của trọng tài.
Điều 17: Đánh ngã 17.1 khi bất cứ bộ phận nào của cơ thể nào trừ hai lòng bàn chân chạm xuống sàn do chịu tác động từ lực ra đòn của đối phương. 17.2 khi một VĐV loạng choạng, không thể thực hiện ý định hay khả năng tiếp tục trận đấu. 17.3 khi trọng tài phán định rằng trận đấu không thể tiếp diễn do bất cứ đòn đánh uy lực nào vừa được tung ra.
Điều 18: Thủ tục trong trường hợp có cú đánh ngã 18.1 Khi một VĐV bị đánh ngã sau đòn tấn công hợp lệ của đối phương, trọng tài sẽ thực hiện các biên pháp sau: • Trọng tài sẽ tách VĐV vừa tấn công ra khỏi VĐV bị đánh ngã bằng khẩu lệnh “Kal-yeo” (dừng lại). • Trọng tài sẽ đếm từ “Ha-nah” (một) đến “Yoel” (mười). Mỗi lần đếm cách nhau 1 giây, đếm vè phía VĐV bị đánh ngã, dùng tay để ra hiệu lệnh thời gian đang trôi qua. • Trong trường hợp VĐV bị đánh ngã đứng dậy trong lúc trọng tài đang đếm và muốn tiếp tục thi đấu thì trọng tài sẽ tiếp tục đếm đến “Yeo-dul” (tám) để giúp VĐV đó hồi phục. Sau đó trọng tài sẽ quyết định xem VĐV đó đã hồi phục hay chưa; nếu rồi, trọng tài sẽ tiếp tục trận đấu bằng khẩu lệnh “Kye-sok” (tiếp tục).
Khi một VĐV bị đánh ngã không thể hiện ý chí tiếp tục thi đấu khi trọng tài đã đếm đến ”Yeo-dul” (tám) thì trọng tài sẽ tuyên bố VĐV kia thắng cuộc bằng nốc ao. • Tiếp tục đếm kể cả khi hiệp đấu đã kết thúc hoặc đã hết thời gian thi đấu của cả trận. • Trong trường hợp cả 2 VĐV đều bị đánh ngã thì trọng tài sẽ tiếp tục đếm chừng nào một trong hai VĐV vẫn chưa hồi phục hẳn. • Khi cả 2 VĐV không thể hồi phục sau khi trọng tài đã đếm đến “Yeol” (mười) thì người thắng cuộc sẽ được quyết định dựa trên số điểm đạt được trước khi tình huống đánh ngã xảy ra. • Khi trọng tài phán rằng 1 VĐV không thể tiếp tục thi đấu thì trọng tài có thể quyết định người thắng cuộc mà không cần đếm hoặc quyết định ngya trong lúc đếm.
18.2 Thủ tục sau trận đấu Bất cứ VĐV nào bị nốc ao do bị đánh vào đầu đều sẽ không được phép thi đấu trong 30 ngày sau đó. Trước khi bước vào trận đấu mới sau thời hạn 30 ngày, VĐV đó phải được khám sức khỏe do một bác sĩ do hiệp hội Taekwondo Quốc gia chỉ định, vị bác sĩ này phải xác nhận rằng VĐV đó đã hồi phục và có khả năng thi đấu.
Điều 19: Trình tự tạm dừng trận đấu Khi một VĐV phải tạm dừng trận đấu do một hoặc cả hai người bị thương thì trọng tài sẽ thực hiện các biện pháp dưới đây, còn trong trường hợp phải tạm dừng trận đấu không theo trình tự đã định thì trọng tài sẽ dùng khẩu lệnh “Shi-gan” (thời gian) rồi cho trận đấu tiếp tục bằng ‘Kye-sok” (tiếp tục). • Trọng tài sẽ tạm dừng trận đấu bằng khẩu lệnh “Kal-yeo” rồi yêu cầu trọng tài bàn bấm thời gian bằng khẩu lệnh “Kye-shi” (tạm dừng). • Trọng tài sẽ cho phép VĐV được sơ cứu trong một phút. • VĐV không thể hiện ý chí tiếp tục thi đấu sau khi hết một phút, kể cả trong trường hợp chấn thương nhẹ sẽ bị trọng tài tuyên bố thua cuộc.
Trong trường hợp trận đấu không thể tiếp tục sau 1 phút thì VĐV gây ra chấn thương bằng đòn bị cấm cần phải phạt Gam-jeom” sẽ bị tuyên bố thua cuộc. • Trong trường hợp cả hai VĐV đều bị đánh ngã và không thể tiếp tục thi đấu sau khi hết 1 phút thì người thắng cuộc sẽ được dựa trên số điểm ghi được trước khi chấn thương xảy ra. • Khi sức khỏe một VĐV được coi là gặp nguy hiểm do bị ngất hay ngã trong tình thế rất nguy hiểm thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu ngay lập tức và lệnh cho tiến hành sơ cứu. Trọng tài sẽ tuyên bố VĐV gây chấn thương thua cuộc nếu là một đòn tấn công bị cấm cấn phải phạt Gam-jeom gây ra. Trong trường hợp đòn tấn công không bị phạt Gam-jeom thì trọng tài sẽ quyết định VĐV thắng cuộc dựa trên điểm số trận đấu vào thời điểm trước khi tạm dừng.
Điều 20: Quan chức trọng tài 20.1 bằng cấp: là ngườ có chứng chỉ trọng tài quốc tế do liên đoàn Taekwondo thế giới cấp. 20.2 nghĩa vụ: • Trọng tài chính: • trọng tài chính sẽ kiểm soát trận đấu • Trọng tài chính sẽ đưa ra các khẩu lệnh “shi-jak”, “keuman”, “kal-yeo”, “kye-sok”,”kye-shi”, tuyên bố người thắng người thua, trừ điểm, cảnh cáo, dừng trận đấu. Tất cả các tuyên bố của trọng tài chính sẽ chỉ được đưa ra khi kết quả được xác nhận. • Trọng tài chính có quyền đưa ra quyết định độc lập phù hợp với các điều luật đã ban hành. • Trọng tài chính sẽ không cho điểm. • Trong trường hợp trận đấu có tỉ số hòa hoặc không có điểm nào được ghi thì quyết định cho thắng bằng ưu thế sẽ được toàn bộ quan chức trọng tài đưa ra khi kết thúc hiệp 4.
Trọng tài biên: • Các trọng tài biên sẽ cho điểm có giá trị ngay lập tức. • Các trọng tài biên sẽ trình bày quan điểm của mình khi trọng tài chính yêu cầu. 20.3 Trách nhiệm phân xử: • Quyết đinh của trọng tài chính và trọng tài biên là quyết định cuối cùng. Trọng tài chính và trọng tài bien sẽ phải chịu trách nhiemj trước ban giám sát trận đấu về quyết định của mình. 20.4 Trang phục của quan chức trọng tài: • Trọng tài chính và trọng tài biên sẽ mặc trang phục do liên đoàn taekwondo thế giới quy định. • Quan chức trọng tài không được mang tên mình hay mang theo mình bất cứ vật gì có thể gây cản trở đến trận đấu.
Điều 21: Trọng tài bàn • Trọng tài bàn sẽ tính giờ trận đấu, lúc hội ý, lúc tạm dừng,ghi và công bố điểm cho hoặc số điểm trừ.
Điều 22: Nhiệm vụ của quan chức trọng tài 22.1 Thành phần của đội quan chức trọng tài: • Nếu sử dụng áp giáp không có trang thiết bị điện tử thì đội quan chức trọng tài gồm 1 trọng tài chính và 4 trọng tài biên • Nếu sử dụng áo giáp điện tử thì đội quan chức trọng tài gồm 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên. 22.2 Nhiệm vụ của quan chức trọng tài: • Nhiệm vụ cuả trọng tài chính và trọng tài biên sẽ được xác định sau khi lịch thi đấu được ấn định. • Trọng tài chính và trọng tài biên có cùng quốc tịch với 1 trong 2 VĐV sẽ không được bắt trận đấu đó. Tuy nhiên, sẽ có ngoại lệ giành cho trọng tài biên khi không có đủ số lượng quan chức trọng tài.
Điều 23: Các vấn đề không được chỉ rõ trong điều luật Trong trường hợp xảy ra vấn đề không được chỉ rõ trong điều luật thì vấn đề đó sẽ được giải quyết như sau: • Các vấn đề liên quan đến cuộc thi đấu sẽ được giải quyết thông qua sự nhất trí của các quan chức trọng tài của cuôc thi đấu đó. • Các vấn đề không liên quan đến cuộc thi đấu sẽ được quyết định bởi hội đồng điều hành hoặc người được Hội đồng ủy nhiệm. • Ban tổ chức sẽ chuẩn bị một máy quay Video tại một sân đấu để ghi lại và lưu giữ diễn biến trận đấu.
Điều 24: Phân xử và xử phạt 24.1 Thành phần ban giám sát thi đấu: • Tiêu chuẩn thành viên – thành viên đạt tiêu chuẩn của ban giám sát thi đấu sẽ là thành viên của Hội đồng điều hành của WTF hoặc người có đủ kinh nghiệm về Taekwondo và người được Chủ tịch hoặc Tổng thư kí WTF giới thiệu. Một ủy viên kỹ thuật sẽ là 1 thành viên mặc nhiên. • Thành phần ban giám sát thi đấu: 1 Chủ tịch và dưới 6 thành viên cộng với 1 ủy viên kỹ thuật. • Với sự giới thiệu của Tổng thư kí, Chủ tịch sẽ bổ nhiệm trưởng ban và thành viên Ban giám sát thi đấu.
24.2 Trách nhiệm: Ban giám sát thi đấu sẽ sửa chữa những phán quyết sai phạm của trọng tài chính và trọng tài bàn theo quyết định phản kháng của các thành viên, áp dụng biện pháp kỷ luật đối với người đưa ra phán quyết sai hoặc có lối ứng xử không hợp lệ. Kết quả của những quyết đinh kỷ luật đó sẽ được gửi tới Ban thư ký của WTF. Ban giám sát thi đấu sẽ đánh giá công việc của trọng tài chính và trọng tài biên. Ban giám sát thi đấu cũng sẽ kiêm luôn việc của Ban xử phạt đặc biệt trong quá trình thi đấu về những vấn đề quản lý thi đấu.